MỚI

Hướng dẫn thực hiện quy trình chuyên môn chuẩn hóa danh pháp sử dụng trong xạ trị

Ngày xuất bản: 05/05/2022

Hướng dẫn thực hiện quy trình chuyên môn chuẩn hóa danh pháp sử dụng trong xạ trị áp dụng cho bác sĩ, kĩ sư kĩ thuật viên và điều dưỡng trung tâm xạ trị

Tác giả: Đoàn Trung Hiệp, Trần Bá Bách Người thẩm định: Giám Đốc Chuyên Môn Người phê duyệt: Phùng Nam Lâm Ngày phát hành: 14/04/2021 Bộ hướng dẫn gồm các nội dung về quy ước đặt tên, nguyên tắc gọi tên các vùng thể tích hay dùng trong kỹ thuật xạ trị công nghệ cao được cập nhật từ: Hiệp hội Vật lý Y khoa Hoa Kỳ (AAPM), Hiệp hội Bác sĩ Xạ trị Hoa Kỳ, Hiệp hội Xạ trị Ung thư Châu Âu (ESTRO),… Các nội dung chính theo quy định và 02 phụ lục.

1. Mục đích

Chuẩn hóa danh pháp sử dụng trong xạ trị có thể giúp:

  • Tăng tốc độ và tính nhất quán trong thực hành lâm sàng.
  • Tiết kiệm thời gian đánh giá kế hoạch, các phân tích, so sánh có tính hệ thống và lịch sử hơn.
  • Thúc đẩy việc thiết kế và phát triển các phần mềm phân tích tự động như:
    • Tự động phân tích để đưa ra cảnh báo khi có cơ quan nguy cơ chưa được vẽ (trong bảng kiểm các cơ quan nguy cơ),
    • Tự động đánh giá kế hoạch,…
  • Tạo điều kiện thuận lợi cho các hướng dẫn thực hành (protocols), các dự án cải thiện chất lượng lâm sàng.

Về lâu dài, việc chuẩn hóa danh pháp có vai trò quan trọng trong việc:

  • Xây dựng cơ sở dữ liệu lớn (big data) và máy học (machine learning) trong xạ trị ung thư như các chương trình chia sẻ dữ liệu của Tổ chức phân tích định lượng các hiệu ứng mô lành trong thực hành xạ trị lâm sàng tại bệnh viện (QUANTEC: The Quantitative Analysis of Normal Tissue Effects in the Clinic).
  • Là một bước thiết yếu cho phép xây dựng và sử dụng các công cụ tự động trích xuất dữ liệu thích hợp từ HSBA trong việc chủ động tổng hợp dữ liệu, và cải thiện thực hành lâm sàng.
  • Các vấn đề về độ mạnh kiểm định thống kê (khả năng bác bỏ giả thuyết không khi giả thuyết thay thế đúng) cũng như các vấn đề về xác định chính xác các yếu tố nguy cơ có thể được giảm bớt nếu chúng ta có thể tổng hợp dữ liệu từ rất nhiều nhóm quần thể bệnh nhân.
  • Máy học (machine learning) sẽ hoạt động tốt trong việc vẽ các cấu trúc bia và các cơ quan nguy cơ dựa trên cơ sở dữ liệu lớn.

Ngoài ra, chuẩn hóa danh pháp cũng có ý nghĩa rất lớn trong việc lưu trữ và tổng hợp dữ liệu, là nền tảng nền tảng cho các nỗ lực quy mô lớn sau này.

Hướng dẫn thực hiện quy trình chuyên môn chuẩn hóa danh pháp sử dụng trong xạ trị áp dụng cho bác sĩ, kĩ sư kĩ thuật viên và điều dưỡng trung tâm xạ trị
Hướng dẫn thực hiện quy trình chuyên môn chuẩn hóa danh pháp sử dụng trong xạ trị áp dụng cho bác sĩ, kĩ sư kĩ thuật viên và điều dưỡng trung tâm xạ trị

2. Phạm vi áp dụng 

Toàn bộ Khoa xạ trị bao gồm các Bác sĩ (BS), Kỹ sư (KS), Kỹ thuật viên (KTV) và Điều dưỡng (ĐD) xạ trị.

3. Định nghĩa chuẩn hóa danh pháp sử dụng trong xạ trị

Giao tiếp trong xạ trị ung thư giữa các thành viên trong nhóm và với hệ thống phần mềm sẽ được hưởng lợi từ việc áp dụng chuẩn hóa tên gọi (danh pháp) các cấu trúc bia, các cấu trúc mô lành, các khái niệm và dữ liệu thể tích – liều trong lập kế hoạch. Sự đồng nhất như vậy giúp tăng cường các nỗ lực về an toàn và chất lượng trong thực hành thường quy tại nội bộ cũng như giữa các trung tâm. Điều đó cho phép tổng hợp dữ liệu cho các nghiên cứu về kết quả điều trị, tham gia các thử nghiệm lâm sàng (TNLS). Chuẩn hóa là tiền đề cho việc phát triển các ứng dụng phần mềm mở rộng trong công tác đảm bảo chất lượng (QA: Quality Assurance) và đánh giá kế hoạch. Tăng tính rõ ràng và nhất quán thông qua việc chuẩn hóa danh pháp dùng trong xạ trị sẽ đem lại nhiều lợi ích. Hiệp hội các nhà Vật lý Y khoa Hoa Kỳ (AAPM: American Association of Physicists in Medicine) đã thành lập nhóm nhiệm vụ TG-263 để đưa ra một sự đồng thuận về danh pháp sử dụng trong xạ trị. Sự hợp tác từ nhiều trung tâm, nhiều nhà sản xuất, các nhà vật lý, các bác sĩ và các thành viên khác tham gia vào quá trình truyền tải thông tin điện tử. Đây là nhóm nhiệm vụ hướng dẫn thực hành có số lượng tác giả tham gia xây dựng và soạn thảo lớn nhất từ trước đến nay, bao gồm các thành viên từ 57 tổ chức quốc tế liên quan: Hiệp hội các Bác sĩ xạ trị Hoa Kỳ (ASTRO: American Society for Radiation Oncology), Hiệp hội các nhà Vật lý Y khoa Hoa Kỳ (AAPM), Hiệp hội ung thư và xạ trị Châu Âu (ESTRO: European Society for Radiotherapy and Oncology), Hiệp hội các nhà tính liều Hoa Kỳ (AAMD: American Association of Medical Dosimetrists).  Sau khoảng thời gian xấp xỉ 3.5 năm tiến hành đánh giá các tiêu chuẩn và thực hành hiện tại, các giới hạn từ nhà sản xuất và DICOM, với rất nhiều các cuộc thảo luận cũng như trải qua các thử nghiệm trong quá trình phát triển. TG-263 đã đi đến sự đồng thuận về danh pháp sử dụng trong xạ trị. Việc áp dụng chuẩn hóa danh pháp tại các trung tâm có thể sử dụng các ấn phẩm đã được AAPM công bố như: toàn văn TG-263, tóm tắt thực thi TG-263, bảng danh mục các danh pháp chuẩn hóa, các mẫu cấu trúc chuẩn sử dụng trong phần mềm lập kế hoạch Eclipse (hãng Varian). Các nội dung chuẩn hóa danh pháp sử dụng trong xạ trị bao gồm:

  • Tên của các cấu trúc sử dụng trong các nền tảng hệ thống lập kế hoạch (TPS: Treatment Planning System) và xử lý ảnh khác nhau.
  • Danh pháp cho các dữ liệu liều lượng, ví dụ: Biểu đồ thể tích – liều (DVH: Dose-Volume Histogram).
  • Các mẫu cấu trúc chuẩn (templates) sử dụng cho các nhóm thử nghiệm lâm sàng hoặc nhóm người dùng chung một nền tảng TPS áp dụng chung tiêu chuẩn.
  • Bộ quy tắc đặt tên để có thể bổ xung thêm các cấu trúc mới có thể sẽ được định nghĩa trong lai.

4. Quy định chung

4.1. Bộ quy tắc đặt tên cho các cấu trúc không phải bia

Xem bảng tại đây

4.2. Bộ quy tắc danh pháp cho cấu trúc bia

Xem bảng tại đây 

4.3. Khuyến cáo danh pháp cho các dữ liệu biểu đồ thể tích – liều (DVH: Dose-Volume Histogram)

  • Đơn vị hoặc nhãn của dữ liệu đầu ra được đặt ở cuối chuỗi ký tự bên trong dấu ngoặc vuông “[]”.
  • Dose (liều): đơn vị Gy hoặc % (% ở đây là so với liều chỉ định đến loại cấu trúc PTV_High).
  • Volume (thể tích): đơn vị cc hoặc % (% ở đây là so với thể tích của cấu trúc).
  • Tương đương 2Gy: EQD2Gy.
  • Loại dữ liệu đầu ra được đặt ở vị trí đầu tiên của chuỗi ký tự danh pháp: V, D, CV, DC. Ghi rõ đơn vị tại điểm trên đồ thị DVH được ghi nhận (đầu ra).
  • Vx: Thể tích nhận được liều ≥ x với đơn vị được ghi rõ, ví dụ: V20Gy[%], V20Gy[cc], V95%[%].
  • Dx: Liều tối thiểu nhận được bởi thể tích x với đơn vị được ghi rõ, ví dụ: D0.1cc[Gy], D95%[%].
  • CVx: Thể tích nhận được liều ≤ x với đơn vị được ghi rõ, ví dụ: CV10.5Gy[cc], CV95%[%].
  • DCx: Liều tối đa nhận được bởi thể tích x với đơn vị được ghi rõ, ví dụ: DC0.1cc[Gy], DC1%[Gy].
  • Liều tương đương sử dụng hệ số α/β thì hệ số đặt trong ngoặc “()” trước ngoặc vuông của đơn vị: V50EQD2Gy(3)[%].

Phụ lục 1: Hướng dẫn thực thi chuẩn hóa danh pháp Phụ lục 2: Bảng danh pháp chính dành cho các cấu trúc không phải bia Tài liệu tham khảo

  • Mayo CS, Moran JM, Bosch W, et al. American Association of Physicists in Medicine Task Group 263:   standardizing   nomenclatures   in   radiation   oncology. Intl   J   Radiat    Oncol    Biol    Phys. 2018; 100: 1057– 1066.
  • L. Santanam, C. Hurkmans, S. Mutic, C. van Vliet-Vroegindeweij, S. Brame, W. Straube, J. Galvin, Tripuraneni, J. Michalski, and W. Bosch. (2012). “Standardizing naming conventions in radiation oncology.” Int J Radiat Oncol Biol Phys 83:1344–49.
  • D. B. Taichman, P. Sahni, A. Pinborg, L. Peiper, C. Laine, A. James, S. T. Hong, A. Haileamlak, L. Gollogly, F. Godlee, F. A. Frizelle, F. Florenzano, J. M. Drazen, H. Bauchner, C. Baethge, and J. Backus

Từ viết tắt:

  • NB: Người bệnh
  • BS: Bác sĩ
  • KS: Kỹ sư
  • KTV: Kĩ thuật viên
  • ĐD: Điều dưỡng
  • TNLS: Thử nghiệm lâm sàng
  • AAPM (American Association of Physicists in Medicine): Hiệp hội các nhà Vật lý Y khoa Hoa Kỳ
  • ASTRO (American Society for Radiation Oncology): Hiệp hội các Bác sĩ xạ trị Hoa Kỳ
  • ESTRO (European Society for Radiotherapy and Oncology): Hiệp hội ung thư và xạ trị Châu Âu
  • AAMD (American Association of Medical Dosimetrists): Hiệp hội các nhà tính liều Hoa Kỳ
  • QA (Quality Assurance): Đảm bảo chất lượng
  • QUANTEC (The Quantitative Analysis of Normal Tissue Effects in the Clinic): Tổ chức phân tích định lượng các hiệu ứng mô lành trong thực hành xạ trị lâm sàng tại bệnh viện.
  • TPS (Treatment Planning System): Hệ thống lập kế hoạch xạ trị
  • DVH (Dose-Volume Histogram): Biểu đồ thể tích – liều
  • TG (Task Group): Nhóm nhiệm vụ
  • ART (Adaptive Radiation Therapy): Xạ trị đáp ứng
  • CT (Computed Tomography): Cắt lớp vi tính
  • MR (Magnetic Resonance): Cộng hưởng từ
  • PT (Positron Emission Tomography): Cắt lớp phát xạ positron

Bản quyền và thương hiệu: Thông tin và hình ảnh trên website thuộc quyền sở hữu của Vinmecdr. Việc sao chép, sử dụng phải được Vinmecdr chấp thuận trước bằng văn bản. Miễn trừ trách nhiệm: Tất cả những tư liệu được cung cấp trên website này đều mang tính tham khảo. Do đó, nội dung và hình ảnh sẽ được thay đổi, cập nhật và cải tiến thường xuyên mà không phải thông báo trước. Vinmecdr không bảo đảm về độ chính xác cũng như sự hoàn thiện về thông tin. Chúng tôi không chịu trách nhiệm pháp lý cho những thiệt hại xuất hiện trực tiếp hay gián tiếp từ việc sử dụng hoặc hành động dựa theo những thông tin trên hoặc một số thông tin xuất hiện trên website này. Vinmecdr không chịu trách nhiệm pháp lý về những sai sót, lỗi chính tả… do nhập liệu cùng với những sự cố khách quan khác như: nhiễm virus, hành vi phá hoại, ác ý… xảy ra trên website này cũng như các website liên kết, nếu có. Đường link liên kết Vinmecdr sẽ không chịu trách nhiệm hay có nghĩa vụ pháp lý dưới bất kỳ hình thức nào về nội dung của những website không thuộc Vinmecdr được liên kết với website www.vinmecdr.com, bao gồm các sản phẩm, dịch vụ và những mặt hàng khác được giới thiệu thông qua những website đó.

facebook
1

Bài viết liên quan

Bình luận0

Đăng ký
Thông báo về
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận

Bài viết cùng chuyên gia