MỚI

Hướng dẫn thực hiện quy trình chuyên môn chuẩn bị thuốc, trang thiết bị, vật tư tiêu hao cho gây tê đám rối thần kinh

Ngày xuất bản: 09/06/2022

Hướng dẫn thực hiện quy trình chuyên môn chuẩn bị thuốc, trang thiết bị, vật tư tiêu hao cho gây tê đám rối thần kinh áp dụng cho Điều dưỡng gây mê tại các bệnh viện

Gây tê đám rối thần kinh là một kỹ thuật gây tê vùng thực hiện bằng cách đưa thuốc tê vào khu vực đám rối thần kinh cánh tay để làm mất cảm giác đau ở vùng đám rối cánh tay chi phối. Vậy thực hiện kỹ thuật này cần chuẩn bị thuốc, trang thiết bị, vật tư tiêu hao như thế nào? ĐỌC NGAY

Người thẩm định: Bùi Văn Thắng Người phê duyệt: Ngô Đức Thọ Ngày phát hành: 21/08/2020 Ngày hiệu chỉnh: 04/03/2022

1. Đại cương 

1.1.Mục đích

  • Chuẩn bị VTTH, TTB, thuốc và phương tiện dụng cụ trước khi gây tê một cách đầy đủ và an toàn.
  • Chủ động trong công việc và hạn chế được sự cố xảy ra trong quá trình gây tê.
  • Giúp cho các ĐD gây mê tham khảo và thực hiện theo đúng hướng dẫn.


Hướng dẫn thực hiện quy trình chuyên môn chuẩn bị thuốc, trang thiết bị, vật tư tiêu hao cho gây tê đám rối thần kinh

1.2.Trường hợp áp dụng

NB có chỉ định PT chi trên.

1.3.Trường hợp không áp dụng

2. Quy trình kỹ thuật

Các bước và cách thức thực hiệnYêu cầu (Lý do/ Tiêu chuẩn cần đạt/ Lưu ý)
1.Trang thiết bị 
  • Monitor: 1 cái
  • Máy siêu âm: 1 cái
  • Máy sưởi: 1 cái
  • Máy dò thần kinh: 1 cái
  • Tuân thủ theo hướng dẫn của nhà cung cấp 
  • Test thiết bị và luôn sẵn sàng hoạt động.
2. Phương tiện 
  • Xe tiêm: 1 cái
  • Xe gây tê:1 cái
  • Khay tiêm: 1 cái
  • Các dụng cụ hồi sức khác: theo xe E-trolley
  • Đảm bảo VTTH, thuốc đầy đủ
  • Dụng cụ đảm bảo sạch, vô khuẩn
3. Thuốc và dịch truyền
  • Thuốc gây tê:
    • Anaropin 0,5% đối với NB người lớn
    • Anaropin 0,2% đối với NB trẻ em.
    • Dexamethasone 4mg/1ml: 2 ống
    • Lidocain 2% 10ml: 01 ống
  • Dịch truyền:
    • Ringerfundin 500ml: 01 chai.
    • Glucose 5% 250ml: 01 chai.
  • Dung dịch sát khuẩn: 1 lọ
    • Các thuốc khác: theo cơ số xe gây tê, xe gây mê.
    • Các thuốc cấp cứu: theo sơ số xe E-Trolley.
  • Có thể đặt các cơ số VTTH tại mỗi xe gây mê, gây tê và được quản lý chặt chẽ.
  • VTTH vô khuẩn phải còn hạn sử dụng phù hợp với NB.
4. Vật tư tiêu hao
  • VTTH làm đường truyền tĩnh mạch (Trường hợp NB chưa có đường truyền):
    • Bộ dây truyền dịch: 01 bộ
    • Chạc ba dây nối: 01 cái
    • Bông cồn: 04 cái
    • Kim luồn 22G: 02 cái
    • Tegadrem không có rãnh: 02 cái
  • VTTH theo dõi NB bằng mornitor:
    • Điện cực tim: 04 cái.
  • VTTH gây tê:
    • Khay gây tê thần kinh dùng 1 lần: 01 bộ
    • Áo choàng sạch dùng 1 lần: 01 bộ
    • Bơm tiêm các loại; 1ml, 10ml, 20ml
    • Bao ống tay vô khuẩn: 01 đôi
    • Gạc vô khuẩn: 10 cái
    • Găng tay vô khuẩn: 02 đôi
    • Găng khám: 01 hộp
  • Trường hợp gây tê 1 liều:
    • Kim gây tê 5 cm: 01 cái
    • Băng dính cá nhân: 01 cái
  • Trường hợp đặt catheter thần kinh:
    • Bộ gây tê đặt catheter thần kinh ngoại vi 5 cm: 01 bộ
    • Tegadrem không có rãnh: 02 cái
    • Túi camera bọc đầu dò siêu âm: 01 bộ
    • Toan lỗ vô khuẩn 1m2x1m8: 01 cái
    • Cuộn băng dính 3M cố định catheter

VTTH phải còn hạn sử dụng, bao bì nguyên vẹn, đảm bảo vô khuẩn và phù hợp với NB.

5. Định danh người bệnh

  • Tiến hành định danh NB: Họ và tên, ngày tháng năm sinh, PID
  • Đối chiếu với thông tin trên hồ sơ bệnh án và vòng đeo tay
  • Kiểm tra phương pháp gây tê và bên gây tê được đánh dấu không
  • Kiểm tra đồng ý gây tê, đồng ý thủ thuật

Đảm bảo đúng NB, đúng chẩn đoán, đúng vị trí thủ thuật

6. Giáo dục sức khỏe

  • Theo dõi điện tim, huyết áp, SpO2, nhịp thở
  • Thực hiện liệu pháp oxy cho người bệnh 3 lit/phút.
  • Tuân thủ quy trình theo dõi BN trước trong sau gây tê.
  • Điện cực tim, băng huyết áp phù hợp với NB.
7. Lập đường truyền TM;

  • Thực hiện liệu pháp tĩnh mạch tại tay không thuận
Thực hiện theo đúng quy định
8.Tư thế NB

  • Time out kiểm tra bên gây tê trước khi đặt kim.
  • NB nằm ngửa, tay khép sát người, mặt quay sang phía đối diện.
  • BSGM ngồi phía đầu NB, máy siêu âm đặt đối diện với BSGM.
  • Đầu dò gây tê: đầu dò thẳng (linear probe).
Tư thế thuận lợi khi thực hiện kỹ thuật.
9. Chuẩn bị tiến hành thủ thuật

  • Bộc lộ vị trí gây tê, sát khuẩn vùng gây tê.
  • Máy kích thích thần kinh đặt ở 0.5 mAmp nối với một điện cực đặt trên da.
  • Chuẩn bị máy siêu âm: đầu dò thẳng, gel siêu âm.
  • Chuẩn bị khay gây tê vô trùng (VTTH và thuốc)
  • Sát khuẩn tay, đi găng vô khuẩn, phụ giúp bs gây tê
  • Chuẩn bị thuốc:
  • Glucose 5% 250ml chuẩn bị vào bơm tiêm 10 ml.
  • Thuốc gây tê chuẩn bị vào bơm tiêm 20 ml.
  • Đuổi khí kim gây tê
  • Sau mỗi lần tiêm 5ml thuốc hút lại kiểm tra
  • Thay đổi cường độ máy kích thích thần kinh.
  • Lưu ý không tiêm khi áp lực cao
  • Thực hiện theo y lệnh của BSGM.
  • Thuốc được dán tem nhãn, ghi chép đầy đủ, chính xác các thông tin.
  • Trong khi tiêm và gây tê luôn chú ý quan sát monitor và các phản ứng của bn
10. An toàn NB

  • Hỗ trợ NB trở lại tư thế thoải mái sau khi thực hiện kỹ thuật.
  • Đảm bảo giữ ấm cho NB trong suốt quá trình thực hiện thủ thuật.
  • Dự phòng ngã cho NB sau phẫu thuật.
  • Lau sạch dung dịch sát khuẩn tại vị trí gây tê sau khi kết thúc thủ thuật.
NB được an toàn Theo “Quy định dự phòng và xử trí ngã”
11. Phân loại chất thải

  • Phân loại chất thải và thu dọn dụng cụ sau khi kết thúc ca PT.
Theo “Quy định quản lý chất thải” và “Quy định quản lý và xử lý công cụ, dụng cụ”
12. Vệ sinh tayTheo “Quy định vệ sinh tay” và “Hướng dẫn kỹ thuật vệ sinh tay thường quy”
13. Ghi chép hồ sơ

  • Ghi chép giấy tờ liên quan trong HSBA.
  • Ghi nhận VTTH, thuốc đã sử dụng trong gây tê.
Thực hiện theo đúng quy định

Từ viết tắt

  • VTTH: Vật tư tiêu hao.
  • NB: Người bệnh.
  • ĐD: Điều dưỡng.
  • BSGM: Bác sĩ gây mê.
  • TTB: Trang thiết bị.

Tài liệu tham khảo

  • Hướng dẫn “America Guidelines 2015 ASA”.
  • Hướng dẫn “Canadian Guidelines 2018 CAS”.
  • Hướng dẫn “French Guilidelines 2017 SFAR”.
  • Thông Tư Số: 13/2012/Tt-Byt, Bộ Y Tế “Hướng dẫn công tác gây mê – hồi sức”.
  • Tiêu chuẩn JCI áp dụng cho các bệnh viện, xuất bản lần thứ 6, thẩm định tháng 1 2018.

Bản quyền và thương hiệu: Thông tin và hình ảnh trên website thuộc quyền sở hữu của VinmecDr. Việc sao chép, sử dụng phải được VinmecDr chấp thuận trước bằng văn bản. Miễn trừ trách nhiệm: Tất cả những tư liệu được cung cấp trên website này đều mang tính tham khảo. Do đó, nội dung và hình ảnh sẽ được thay đổi, cập nhật và cải tiến thường xuyên mà không phải thông báo trước. VinmecDr không bảo đảm về độ chính xác cũng như sự hoàn thiện về thông tin. Chúng tôi không chịu trách nhiệm pháp lý cho những thiệt hại xuất hiện trực tiếp hay gián tiếp từ việc sử dụng hoặc hành động dựa theo những thông tin trên hoặc một số thông tin xuất hiện trên website này. VinmecDr không chịu trách nhiệm pháp lý về những sai sót, lỗi chính tả… do nhập liệu cùng với những sự cố khách quan khác như: nhiễm virus, hành vi phá hoại, ác ý… xảy ra trên website này cũng như các website liên kết, nếu có. Đường link liên kết VinmecDr sẽ không chịu trách nhiệm hay có nghĩa vụ pháp lý dưới bất kỳ hình thức nào về nội dung của những website không thuộc VinmecDr được liên kết với website www.vinmecdr.com, bao gồm các sản phẩm, dịch vụ và những mặt hàng khác được giới thiệu thông qua những website đó.

facebook
0

Bài viết liên quan

Bình luận0

Đăng ký
Thông báo về
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận

Bài viết cùng chuyên gia