MỚI

Hướng dẫn thực hiện quy trình chuyên môn chọc hút tế bào bằng kim nhỏ các khối u tuyến nước bọt dưới hướng dẫn siêu âm

Tác giả:
Ngày xuất bản: 19/05/2022

Hướng dẫn thực hiện quy trình chuyên môn chọc hút tế bào bằng kim nhỏ các khối u tuyến nước bọt dưới hướng dẫn siêu âm áp dụng cho Service line giáp, khoa Chẩn đoán hình ảnh và các khoa lâm sàng có liên quan trong hệ thống Vinmec

Người thẩm định: Trần Hải Đăng Người phê duyệt: Phùng Nam Lâm Ngày phát hành lần đầu: 20/04/2022

1. Đại cương

U tuyến nước bọt: khoảng 85% các khối u tuyến nước bọt xảy ra ở tuyến nước bọt mang tai, sau đó là tuyến nước bọt dưới hàm và tuyến nước bọt phụ, khoảng 1% ở tuyến nước bọt dưới lưỡi. Khoảng 75-80% khối u tuyến nước bọt là lành tính, phát triển chậm, di động, không đau và thường dạng nốt đặc dưới da hay niêm mạc. U tuyến nước bọt lành tính thường gặp nhất là u tuyến đa hình (u hỗn hợp), u tuyến đơn dạng, u tuyến nang thể nhú dạng lympho (trước đây được gọi là u tuyến tế bào hình trụ). Các khối u ác tính tuyến nước bọt ít gặp hơn u lành tính, đặc trưng bởi u phát triển nhanh và chảy nước bọt đột ngột. U thường cứng, dạng nốt và có thể dính vào tổ chức xung quanh, thường khó xác định ranh giới  U tuyến nước bọt chủ yếu thường gặp ở nam giới, cao tuổi có liên quan đến hút thuốc. Nam giới từ 50 đến 70 tuổi dễ bị u tuyến mang tai hơn với tỉ lệ bệnh nhân nam/nữ là khoảng 3-10 lần. Khối u này có đặc điểm là dạng khối giới hạn rõ, phát triển đồng nhất, hình thái đều đặn và giàu mạch. Các tổn thương u tuyến nước bọt dạng thường gặp nhất là u tuyến đa hình (u hỗn hợp). U lành tuyến nước bọt có thể chuyển dạng ác tính trở thành ung thư biểu mô đa hình. Khi chuyển dạng ác tính, khả năng chữa khỏi là rất thấp, dù được phẫu thuật và điều trị bổ trợ.
chọc hút tế bào bằng kim nhỏ các khối u tuyến nước bọt

2. Chỉ định và chống chỉ định

2.1. Chỉ định

  • Xác định chẩn đoán bản chất các khối u tuyến nước bọt lành tính hay ung thư tuyến nước bọt.
  • Các tổn thương tuyến nước bọt cần phân biệt u hay viêm.

2.2. Chống chỉ định

  • Người bệnh nghi ngờ có tổn thương mạch máu (bất thường động tĩnh mạch, sarcoma mạch. máu) không nên sinh thiết vì nguy cơ chảy máu cao và thường chất lượng bệnh phẩm lấy được không đủ cho chẩn đoán.
  • Người bệnh không hợp tác
  • Có tổn thương viêm nhiễm trùng ngoài da tương ứng vị trí chọc tế bào.

chọc hút tế bào bằng kim nhỏ các khối u tuyến nước bọt
Gợi ý:

3. Các bước thực hiện

TTCác bước thực hiệnNội dung công việcNgười thực hiệnTiêu chuẩn
1Chuẩn bị bệnh nhânBác sĩ điều trị/ Bác sĩ thực hiện can thiệp hoàn thiện HSBA (thăm khám, kết quả cận lâm sàng, chỉ định can thiệp, cam kết làm can thiệp,…). Giải thích cho bệnh nhân/gia đình về các nguy cơ, lợi ích của phương pháp đồng thời cho ký cam kết thực hiện can thiệp. Khám gây mê trước can thiệp (nếu cần).Bác sĩ điều trị/ Bác sĩ làm can thiệp.Các giấy tờ phải được thực hiện đầy đủ và ký trước khi đưa người bệnh xuống phòng can thiệp.
2Thông báo cho lễ tân khoa CĐHA/ Service line giápLễ tân/điều dưỡng, bác sĩ điều trị/bác sĩ làm can thiệp thông báo cho lễ tân khoa CĐHA/Service line giáp về: Tên, tuổi, chẩn đoán, tình trạng người bệnh, tên can thiệp, bác sỹ thực hiện can thiệp (nếu các bác sĩ từ khoa lâm sàng) để sắp xếp lịch làm can thiệp.Lễ tân/Điều dưỡng, Bác sĩ làm can thiệp.Sắp xếp thời gian phù hợp theo thứ tự rồi báo cho lễ tân/ điều dưỡng, bác sĩ điều trị/bác sĩ làm can thiệp.
3Tiếp nhận thông tin và thông báo lịch làm can thiệpLễ tân khoa CĐHA/Service line giáp tiếp nhận thông tin và phản hồi với lễ tân/điều dưỡng, KTV/bác sĩ làm can thiệp về thời gian làm can thiệp. Sau đó báo cho điều dưỡng phòng can thiệp để nắm được lịch.Lễ tân/Điều dưỡng, KTV, Bác sĩ làm can thiệp.
4Chuẩn bị dụng cụChuẩn bị thuốc/vật tư tiêu hao, dụng cụ thực hiện can thiệp. Thuốc: Gây tê tại chỗ: Lidocain 2% 1 lọ 10 ml; Vật tư tiêu hao thông thường:

  • Bơm tiêm 3ml, 5ml, 10 ml;
  • Gel siêu âm vô khuẩn;
  • Túi bọc đầu rò siêu âm vô khuẩn;
  • Dung dịch sát khuẩn da, niêm mạc (Povidine), cồn Ethanol 700;
  • Nước cất và nước muối sinh lý
  • Dung dịch cồn tuyệt đối 980 cố định bệnh phẩm;
  • Bộ dụng cụ can thiệp vô trùng: Toan có lỗ và không có lỗ, dao, kéo, khay đựng dụng cụ…
  • Găng tay, áo, mũ, khẩu trang phẫu thuật;
  • Bông, gạc, băng dính phẫu thuật;
  • Hộp thuốc và dụng cụ cấp cứu shock phản vệ.
  • Lam kính phết bệnh phẩm.
Điều dưỡng, KTV phòng can thiệp khoa CĐHA/ Service line giápChuẩn bị đủ bộ dụng cụ làm can thiệp, thuốc, vật tư tiêu hao. Kiểm tra máy móc thiết bị hỗ trợ và luôn ở trạng thái sẵn sàng để sử dụng
5Phòng can thiệp chuẩn bịPhòng can thiệp khoa CĐHA/Service line giáp chuẩn bị máy móc thiết bị hỗ trợ phù hợp, kiểm tra etrolley sẵn sàng sử dụng.Điều dưỡng, KTV phòng can thiệp khoa CĐHA/Service line giáp
6Bàn giao và tiếp nhận bệnh nhânĐiều dưỡng nội trú/phòng khám chuẩn bị bệnh nhân và HSBA đầy đủ phù hợp với can thiệp. Vận chuyển bệnh nhân xuống phòng can thiệp theo lịch hẹn. Điều dưỡng phòng can thiệp khoa CĐHA/Service line giáp tiếp nhận HSBA và bệnh nhân. Hướng dẫn bệnh nhân thay quần áo (nếu cần), chuyển bệnh nhân vào phòng can thiệp để tiến hành làm can thiệpĐiều dưỡng khoa nội trú/khoa phòng khám; Điều dưỡng, KTV phòng can thiệp khoa CĐHA/ Service line giápTất cả hồ sơ giấy tờ phải phù hợp với từng loại can thiệp, đầy đủ chữ ký của người bệnh, bác sĩ điều trị, bác sĩ làm can thiệp.
7Tiến hành can thiệpBác sĩ làm can thiệp tiến hành can thiệp với sự trợ giúp của Điều dưỡng, KTV phòng can thiệp khoa CĐHA/Service line giáp. Chọn vị trí đường vào: đảm bảo nguyên tắc

  • Gần khối u nhất: Xác định bằng siêu âm.
  • An toàn nhất: Xác định đường kim vào tránh các mạch máu mà siêu âm có thể xác định được.
  • Vị trí chọc kim: thường là trước ngoài hoặc sau dưới, tránh các mạch máu quanh tuyến nước bọt.

Bác sĩ siêu âm định vị thương tổn, xác định vị trí đường vào an toàn. Sát khuẩn rộng vùng da tại vị trí chọc kim, trải săng lỗ. Vô khuẩn đầu dò bằng cách bọc bao vô khuẩn, dùng gel vô khuẩn. Đối với trường hợp người bệnh nhạy cảm với đau hoặc trẻ em có thể tiến hành gây tê tại vị trí chọc bằng Lidocain 2% để tiến hành thủ thuật thuận lợi, gây tê theo hướng vào khối u từ da đến cân cơ vùng cổ và quanh vỏ bao tuyến nước bọt Tiếp cận tổn thương:

  • Dùng syringe đưa kim vào vị trí cần lấy tế bào, tạo áp lực âm, chọc vào bên trong khối cần lấy tế bào nhiều lần theo các hướng khác nhau tới khi thấy bệnh phẩm ở đốc kim.
  • Phết bệnh phẩm ra lam kính.
  • Cố định ngay khi bệnh phẩm còn hơi ướt trong trường hợp nhuộm bằng phương pháp Papanicolaou.
  • Trường hợp nhuộm Giemsa thì cố định sau khi bệnh phẩm khô tự nhiên.
  • Cố định bệnh phẩm bằng cồn 95 độ, thời gian cố định tối thiểu 15 phút.

Kết thúc can thiệp:

  • Siêu âm kiểm tra lại tình trạng chảy máu tại vị trí chọc tế bào.
  • Băng vị trí chọc.

Hoàn thiện các biểu mẫu tóm tắt can thiệp và phiếu xét nghiệm giải phẫu bệnh.

Bác sĩ làm can thiệp, Điều dưỡng, KTV phòng can thiệp khoa CĐHA/ Service line giápTế bào phết dàn đều ra lam kính. Mẫu bệnh phẩm phải được cố định đúng tiêu chuẩn. Gửi kết quả đến phòng xét nghiệm
8Sau can thiệpChuyển người bệnh sang phòng theo dõi/ hồi tỉnh theo dõi trong vòng 30 phút về: Dấu hiệu sinh tồn, mức độ đau, vị trí can thiệp. Sau theo dõi, khi tình trạng người bệnh ổn định: Hướng dẫn người bệnh cách theo dõi tại nhà, cách chăm sóc vị trí can thiệp trước khi cho người bệnh ra về.Bác sĩ làm can thiệp, Điều dưỡng phòng can thiệp/ Điều dưỡng nội trú/phòng khám.Bác sĩ làm can thiệp đánh giá tình trạng người bệnh mà quyết định theo dõi, chuyển về nơi điều trị phù hợp.

Tài liệu tham khảo:

  1. Bộ Y tế: Hướng dẫn quy trình kỹ thuật, khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành CĐHA, 2015;
  2. Vinmec: Quy trình phối hợp thực hiện can thiệp tại khoa CĐHA;
  3. Quy trình kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh và điện quang can thiệp – Ban hành kèm theo Quyết định số 25/QĐ-BYT ngày 03/01/2013 của Bộ Y tế.

Từ viết tắt:

  • CĐHA: Chẩn đoán hình ảnh
  • HSBA: Hồ sơ bệnh án.
  • ICU: Khoa hồi sức tích cực

Bản quyền và thương hiệu: Thông tin và hình ảnh trên website thuộc quyền sở hữu của Vinmecdr. Việc sao chép, sử dụng phải được Vinmecdr chấp thuận trước bằng văn bản. Miễn trừ trách nhiệm: Tất cả những tư liệu được cung cấp trên website này đều mang tính tham khảo. Do đó, nội dung và hình ảnh sẽ được thay đổi, cập nhật và cải tiến thường xuyên mà không phải thông báo trước. Vinmecdr không bảo đảm về độ chính xác cũng như sự hoàn thiện về thông tin. Chúng tôi không chịu trách nhiệm pháp lý cho những thiệt hại xuất hiện trực tiếp hay gián tiếp từ việc sử dụng hoặc hành động dựa theo những thông tin trên hoặc một số thông tin xuất hiện trên website này. Vinmecdr không chịu trách nhiệm pháp lý về những sai sót, lỗi chính tả… do nhập liệu cùng với những sự cố khách quan khác như: nhiễm virus, hành vi phá hoại, ác ý… xảy ra trên website này cũng như các website liên kết, nếu có. Đường link liên kết Vinmecdr sẽ không chịu trách nhiệm hay có nghĩa vụ pháp lý dưới bất kỳ hình thức nào về nội dung của những website không thuộc Vinmecdr đựợc liên kết với website www.vinmecdr.com, bao gồm các sản phẩm, dịch vụ và những mặt hàng khác được giới thiệu thông qua những website đó.

facebook
0

Bài viết liên quan

Bình luận0

Đăng ký
Thông báo về
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận

Bài viết cùng chuyên gia