Hướng dẫn thực hiện quy trình chuyên môn chẩn đoán và điều trị hội chứng ngừng thở khi ngủ
Hướng dẫn thực hiện quy trình chuyên môn chẩn đoán và điều trị hội chứng ngừng thở khi ngủ áp dụng bác sĩ khoa Nội Hô hấp
Người thẩm định: Nguyễn Tường Vân
Người phê duyệt: Phùng Nam Lâm
Ngày phát hành lần đầu: 29/06/2020
Ngày hiệu chỉnh: 27/06/2020
1. Định nghĩa và các khái niệm liên quan
Nội dung bài viết
- Hội chứng ngưng thở khi ngủ (HCNTKN) là tình trạng nội khoa thường gặp, nhưng không được nhận biết. Theo ước tính có 26% người trưởng thành có nguy cơ cao bị HCNTKN. Tuy nhiên, hơn 80% vẫn chưa được chẩn đoán và không điều trị. Hiện nay có nhiều nghiên cứu cho thấy tần suất của HCNTKN tăng trong những bệnh lý khác như tăng huyết áp, đái tháo đường type 2, béo phì,…
- Hội chứng ngừng thở khi ngủ là một rối loạn đặc trưng của bệnh lý hô hấp có liên quan đến giấc ngủ. Biểu hiện lâm sàng bằng những cơn ngừng thở từng lúc khi ngủ trong thời gian từ 10 giây trở lên, dẫn đến giảm nồng độ oxy trong máu, sau đó động tác hô hấp hoạt động trở lại thường phối hợp với sự thức dậy ngắn.
2. Nguyên nhân thường gặp
Yếu tố cấu trúc hàm mặt:
- Béo phì.
- Amiđan quá phát.
- Vòm hầu thấp.
- Cổ ngắn và to.
- Lưỡi dày và dài.
- Cằm lẹm,…
Yếu tố thần kinh:
- Liệt vòm hầu
- Mất trương lực thần kinh cơ vùng hầu họng
3. Chẩn đoán
3.1. Chẩn đoán hội chứng ngưng thở khi ngủ (đề xuất của Task Force)
CNTKN = Hiện diện của tiêu chuẩn A và/ hoặc B + tiêu chuẩn C.
- Triệu chứng buồn ngủ ban ngày quá mức không giải thích bởi yếu tố nào khác.
- Ít nhất hai trong số tiêu chuẩn sau:
- Ngáy to.
- Ngưng thở về đêm.
- Thức dậy liên tục trong đêm.
- Mệt mỏi ban ngày.
- Mất chú ý, mất tập trung, giảm trí nhớ.
- Tiêu chuẩn đa ký giấc ngủ.
- Ngưng thở, Thở yếu, RERA ≥ 5 mỗi giờ trong giấc ngủ
RERA = vi thức giấc liên quan đến gắng sức hô hấp.
3.2. Phân độ năng hội chứng ngưng thở khi ngủ
Chỉ số ngưng thở giảm thở AHI (viết tắt của Apnea-Hypopnea Index) là chỉ số được dùng để đánh giá mức độ nặng của hội chứng ngưng thở khi ngủ, dựa trên tổng số lần ngưng thở hoàn toàn hoặc giảm thở một phần xảy ra trong một giờ ngủ. Một lần ngưng thở được tính nếu thời gian ngưng thở này kéo dài khoảng 10 giây và gây ra tình trạng thiếu oxy trong máu. Có ba mức độ
- Nhẹ: 5 < AHI ≤ 15 khoảng ngừng thở trong 1 giờ ngủ
- Trung bình: 15 < AHI ≤ 30 khoảng ngừng thở trong 1 giờ ngủ
- Nặng: AHI >30 khoảng ngừng thở trong 1 giờ ngủ
Phân loại này rất hữu ích trong việc xác định khả năng bị các triệu chứng khác liên quan (bao gồm cả triệu chứng buồn ngủ quá mức ban ngày), nguy cơ gây ra các hậu quả nghiêm trọng khác (như cao huyết áp, tiểu đường, đột quỵ,..) cũng như việc đáp ứng điều trị với máy thở áp lực dương CPAP.
4. Các xét nghiệm, thăm dò cần thiết
- Đa ký hô hấp: Xác định các sự kiện về hô hấp lúc ngủ như ngưng thở, giảm thở, giảm oxy máu, ngáy, nhịp tim nhanh
- Đa ký giấc ngủ: Xác định được các sự kiện về hô hấp nhiều hơn đa ký hô hấp, các sự kiện về sóng não để xác định thời gian thức ngủ, cử động chân, rối loạn tim mạch, tư thế nằm ngủ nào gây ra ngưng thở nhiều, giai đoạn nào bị ngưng thở nhiều…
5. Phác đồ điều trị
5.1. Đối với hội chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn
Có nhiều phương pháp điều trị sẽ được đề nghị tùy theo mức độ nặng của hội chứng ngưng thở tắc nghẽn khi ngủ và tùy theo các nguyên nhân gây ra hội chứng này.
- Phương pháp Thở áp lực dương liên tục (CPAP). Phương pháp thở áp lực dương liên tục là phương pháp điều trị HCNTTNKN không xâm lấn thông dụng và hiệu quả nhất. Có 2 loại máy thở áp lực dương: Máy thở áp lực hằng định và máy thở áp lực dương tự động điều chỉnh. Máy thở áp lực hằng định là máy thở tạo một áp lực dương liên tục hằng định cả đêm trên đường thở. Máy thở áp lực tự động điều chỉnh là máy thở được thiết kế tạo một áp lực dương để điều chỉnh mức áp lực trong suốt đêm tuỳ theo thay đổi của bệnh nhân.
- Dụng cụ đưa hàm dưới ra trước (OAM).
- Phẫu thuật tai mũi họng: nếu có bất thường vùng tai mũi họng gây hẹp đường hô hấp.
- Đối với HCNTTNKN nặng (IAH ≥ 30 hoặc IAH <30 và buồn ngủ ban ngày nặng)
- CPAP là phương pháp điều trị đầu tay được khuyến cáo (Chứng cứ A).
- Dụng cụ đưa hàm dưới ra trước (OAM) được khuyến cáo thứ hai nếu BN từ chối hoặc không dung nạp CPAP (Chứng cứ B).
- Chỉ phẫu thuật tai mũi họng ở những trường hợp tuyến amygdale phình to quá mức, trong trường hợp không béo phì không có bệnh lý nặng đi kèm (cần hội chẩn tai mũi họng).
- Phẫu thuật đưa hàm ra trước được khuyến cáo cho những bệnh nhân từ chối hoặc không dung nạp với CPAP và OAM, trong trường hợp không có chứng béo phì và không có bệnh lý nặng đi kèm (cần hội chẩn răng hàm mặt).
- HCNTTNKN nhẹ đến trung bình (IAH <30 và buồn ngủ ban ngày nhẹ đến trung bình).
- Khuyến cáo nên điều trị bằng CPAP hoặc OAM đầu tiên (Chứng cứ B).
- Nằm nghiêng khi ngủ (đối với các đối tượng ngáy theo tư thế) (Chứng cứ B).
- CPAP được khuyến cáo là phương pháp điều trị đầu tay nếu bệnh nhân có bệnh tim mạch nặng (tăng huyết áp, rung nhĩ, suy thất trái nặng hoặc bệnh lý mạch vành kiểm soát kém) (cần hội chẩn tim mạch).
- Phẫu thuật tai mũi họng theo vị trí tắc nghẽn chỉ được khuyến cáo cho những bệnh nhân từ chối hoặc không dung nạp với CPAP và OAM, trong trường hợp không có chứng béo phì và không có bệnh lý nặng đi kèm (cần hội chẩn tai mũi họng) [7].
5.2. Đối với hội chứng ngưng thở khi ngủ do trung ương
- Nguyên nhân có thể của ngưng thở khi ngủ trung ương bao gồm các rối loạn, và điều trị những điều kiện có thể giúp ngưng thở khi ngủ trung ương. Ví dụ, điều trị thích hợp suy tim có thể loại bỏ ngưng thở khi ngủ trung ương.
- Giảm các thuốc opioid. Nếu thuốc opioid gây ngưng thở khi ngủ trung ương, bác sĩ có thể dần dần giảm liều của những thuốc này.
- Áp suất đường thở dương liên tục (CPAP). CPAP có thể ngăn chặn việc đóng đường hô hấp có thể gây ngưng thở khi ngủ trung ương.
- Thông khí tự kiểm soát (ASV – adaptive servo-ventilation).
6. Định hướng giải quyết: Nhập viện, ra viện (tiêu chuẩn hóa hoặc khuyến cáo)
Không có tiêu chuẩn nhập viện cho Hội chứng này mặc dù rất ít chỉ trừ khi có bệnh kèm theo hoặc trường hợp nặng phải nằm viện theo dõi thở CPAP,…
7. Tư vấn và giáo dục sức khỏe các vấn đề liên quan đến bệnh
- Giảm cân làm giảm độ nặng của OSA. Giảm cân có nhiều lợi ích rõ ràng đối với hội chứng ngưng thở nghẽn tắc lúc ngủ và có thể dẫn đến sự cải thiện hoặc biến mất của các vấn đề hô hấp liên quan đến giấc ngủ. Giảm cân có thể đạt được bằng cách thay đổi thực đơn và bằng cách thể dục đều đặn.
- Bệnh nhân ngưng thở nghẽn tắc lúc ngủ nên tránh rượu, thuốc an thần và gây nghiện. Rượu làm giảm trương lực cơ dãn đường hô hấp trên và làm tăng độ nặng của ngáy và ngưng thở. Thuốc an thần và gây nghiện ức chế cơ chế tỉnh làm kéo dài thời gian ngưng thở và gây mất bảo hòa O2 nặng hơn.
- Thay đổi tư thế khi ngủ: Ngáy thường to hơn khi ngủ nằm ngửa. Tương tự, bệnh nhân bị hội chứng ngưng thở nghẽn tắc lúc ngủ ngưng thở nhiều lần hơn ở tư thế này. Bệnh nhân nên cố gắng ngủ nằm nghiêng hoặc ở các tư thế khác.
Phụ lục 1: Sơ đồ chẩn đoán hội chứng ngưng thở khi ngủ
Phụ lục 2: Sơ đồ điều trị hội chứng ngưng thở khi ngủ
Tài liệu tham khảo/ Tài liệu liên quan
- Qaseem A, Holty JE, Owens DK, et al. Management of obstructive sleep apnea in adults: A clinical practice guideline from the American College of Physicians. Ann Intern Med 2013; 159:471.
- Martin F, Gagnadoux F, Onen F, Onen SH. Étude S.AGES: recueil et suivi de nouveaux cas de syndromes d’apnées obstructives au cours du sommeil (SAOS), chez des sujets âgés de plus de 70ans, diagnostiqués dans les structures de pneumologie et de gériatrie. Rev Mal Respir 2015; 32: 768-72.
- Chowdhuri S, Quan SF, Almeida F, et al. An Official American Thoracic Society Research Statement: Impact of Mild Obstructive Sleep Apnea in Adults. Am J Respir Crit Care Med 2016; 193:e37.
- Recommandations pour la Pratique Clinique. Syndrome d’apnées hypopnées obstructives du sommeil de l’adulte. Revue des Maladies Respiratoires (2010) 27,806—833
- Patil SP, Ayappa IA, Caples SM, et al. Treatment of Adult Obstructive Sleep Apnea with Positive Airway Pressure: An American Academy of Sleep Medicine Clinical Practice Guideline. J Clin Sleep Med 2019; 15:335.
Bản quyền và thương hiệu: Thông tin và hình ảnh trên website thuộc quyền sở hữu của Vinmecdr. Việc sao chép, sử dụng phải được Vinmecdr chấp thuận trước bằng văn bản.
Miễn trừ trách nhiệm: Tất cả những tư liệu được cung cấp trên website này đều mang tính tham khảo. Do đó, nội dung và hình ảnh sẽ được thay đổi, cập nhật và cải tiến thường xuyên mà không phải thông báo trước. Vinmecdr không bảo đảm về độ chính xác cũng như sự hoàn thiện về thông tin. Chúng tôi không chịu trách nhiệm pháp lý cho những thiệt hại xuất hiện trực tiếp hay gián tiếp từ việc sử dụng hoặc hành động dựa theo những thông tin trên hoặc một số thông tin xuất hiện trên website này. Vinmecdr không chịu trách nhiệm pháp lý về những sai sót, lỗi chính tả… do nhập liệu cùng với những sự cố khách quan khác như: nhiễm virus, hành vi phá hoại, ác ý… xảy ra trên website này cũng như các website liên kết, nếu có.
Đường link liên kết
Vinmecdr sẽ không chịu trách nhiệm hay có nghĩa vụ pháp lý dưới bất kỳ hình thức nào về nội dung của những website không thuộc Vinmecdr đựợc liên kết với website www.vinmecdr.com, bao gồm các sản phẩm, dịch vụ và những mặt hàng khác được giới thiệu thông qua những website đó.