Hướng dẫn thực hiện quy trình chuyên môn chẩn đoán và điều trị bệnh mảnh ghép chống chủ trong ghép tế bào gốc tạo máu đồng loài
Hướng dẫn thực hiện quy trình chuyên môn chẩn đoán và điều trị bệnh mảnh ghép chống chủ trong ghép tế bào gốc tạo máu đồng loài áp dụng cho nhân viên y tế đơn nguyên nội trú Y học tái tạo và trị liệu tế bào
Người thẩm định: Nguyễn Thanh Liêm
Người phê duyệt: Phùng Nam Lâm
Ngày phát hành: 30/06/2020
1. Định nghĩa
Nội dung bài viết
- Bệnh mảnh ghép chống chủ (GVHD):
- GVHD là một biết chứng có thể xảy ra sau ghép tế bào gốc tạo máu hoặc tủy xương từ một người khác hoàn toàn về mặt di truyền. Các tế bào bạch cầu của người hiến đã được ghép và phát triển sau ghép đồng loài phát hiện ra người nhận là lạ và tấn công các tế bào cơ thể của người nhận, do đó gây GvHD.
- Bệnh mảnh ghép chống chủ cấp (aGVHD):
- Xảy ra trong vòng 100 ngày sau ghép tế bào gốc tạo máu đồng loài và có các đặc điểm của GVHD cấp.
- Da, ống tiêu hóa, và gan là những cơ quan đích chủ yếu bị GVHD cấp. Chẩn đoán có thể chỉ dựa vào cơ sở lâm sàng ở bệnh nhân có biểu hiện ban da kinh điển, co thắt bụng với biểu hiện tiêu chảy, và tăng nồng độ bilirubin huyết thanh trong vòng 100 ngày đầu.
- GVHD cấp dai dẳng, tái phát, khởi phát muộn:
- Xảy ra sau hơn 100 ngày sau ghép tế bào gốc tạo máu với các biểu hiện của GVHD cấp mà không có các triệu chứng chẩn đoán và đặc hiệu của GVHD mạn.
- GVHD mạn:
- Có thể xảy ra vào bất kỳ thời điểm nào sau ghép tế bào gốc. Có các triệu chứng chẩn đoán và đặc hiệu của GVHD mạn. Không có các triệu chứng của GVHD cấp.
- Hội chứng chồng chéo:
- Có thể có cả các triệu chứng của GVHD cấp và GVHD mạn. Đôi khi, tình huống này được đề cập đến như là GVHD cấp trên nền GVHD mạn.
- Tuy nhiên, trong một số trường hợp việc chẩn đoán có thể khó khăn, cần phải xem xét và loại trừ các bất thường riêng biệt khác.
2. Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh mảnh ghép chống chủ
- Có thể chẩn đoán được GVHD bằng cách kết hợp các nguy cơ cao bị GVHD với không có bằng chứng nhiễm trùng. Chỉ mỗi mô bệnh học thì không phải là tiêu chuẩn duy nhất chẩn đoán vì có thể lỗi bệnh phẩm, các bất thường liên quan đến GVHD loang lổ, không có những bất thường mô bệnh học sớm của GVHD cả ở đường tiêu hóa và gan, mô học niêm mạc là bổ sung cho các phát hiện khác.
- Nên sinh thiết để tìm ra giải phẫu bệnh khác hoặc nhiễm trùng bất cứ khi nào GVHD ảnh hưởng đến một cơ quan, hoặc khi tổn thương khu trú ở cơ quan đặc biệt (ví dụ: miệng hoặc da).
- Cần phải làm xét nghiệm viêm gan A,B,C,E, CMV, EBV và Adenovirus khi gan bị ảnh hưởng.
Chẩn đoán phân biệt GVHD ở dạ dày ruột và gan
GVHD ruột trên | GVHD ruột dưới | GVHD gan | ||
Vàng da sớm | Ứ mật | Gan | ||
Thuốc trị buồn nôn | Vẫn còn ảnh hưởng của phác đồ điều kiện (< ngày 20) | Viêm đường mật lenta (liên quan đến nhiễm trùng, vàng da do IL-6, TNF-α) | Viêm đường mật lenta (liên quan đến nhiễm trùng, vàng da do IL-6, TNF-α) | Viêm gan virus (HBV, HCV) |
Vẫn còn ảnh hưởng của phác đồ điều kiện (< ngày 20) | Nhiễm virus (CMV > adenovirus > astrovirus, norovirus, rotavirus) | Tổn thương gan do thuốc (DILI) | Tắc mật (bùn, sỏi mật, khối) | Nhiễm virus khác (adenovirus > herpesviruses) |
Nhiễm Herpesvirus | Nhiễm khuẩn (Clostridium difficile > Clostridium septicum) | Vẫn còn ảnh hưởng của SOS | Tổn thương gan do thuốc | Tổn thương gan do thuốc |
Nhiễm Helicobacter pylori Có loét | Ảnh hưởng của thuốc (Mg++, MMF, brincidofovir, anticholinergics, vân vân…) | Viêm gan thiếu oxy (SOS, suy hô hấp, shock) | ||
Tăng áp lực nội sọ |
GVHD Cấp: Phân mức độ nặng Phân mức độ nặng theo các cơ quan bị ảnh hưởng:
Mức độ | Da | Gan | Ống tiêu hóa |
0 | Không ban | Bili <34 umol/L | Tiêu chảy <500ml/ngày |
+ | <25% | Bili 34-51 umol/L | Tiêu chảy >500ml /ngày |
++ | 25%-50% | Bili 51-102 umol/L | Tiêu chảy >1000ml/ngày |
+++ | Ban đỏ toàn thân | Bili 102-256 umol/L | Tiêu chảy>1500ml /ngày |
++++ | Tróc vảy và bỏng rộp | Bili >256 umol/L | Đau hoặc tắc ruột |
Điểm tổng thể của GVHD:
Mức độ GvHD | Mức độ bị ảnh hưởng của các cơ quan | |||
Da | Gan | Ống tiêu hóa | Suy giảm chức năng | |
I (nhẹ) | + đến ++ | 0 | 0 | |
II (trung bình) | + đến +++ | + | + | +* |
III (nặng) | ++ đến +++ | ++ đến +++ | ++ đến +++ | ++ * |
IV (đe dọa tính mạng) | ++ đến ++++ | ++ đến ++++ | ++ đến ++++ | +++ |
(*tổn thương gan và/hoặc tổn thương ống tiêu hóa và/hoặc các triệu chứng toàn thân) Phân tầng nguy cơ tử vong
Nguy cơ thấp | Nguy cơ | Nguy cơ rất nặng |
|
|
|
GVHD mạn – Cho điểm các cơ quan theo thang điểm NIH (Jagasia và cộng sự. 2015)
Điểm toàn trạng | Điểm 0 | Điểm 1 | Điểm 2 | Điểm 3 |
| Không triệu chứng và vẫn hoạt động đầy đủ (ECOG 0, KPS hoặc LPS 100% | Có triệu chứng, vẫn đi lại hoàn toàn bình thường, chỉ hạn chế khi hoạt động thể lực nhiều (ECOG 1, KPS hoặc LPS 80 – 90%) | Có triệu chứng, đi lại được, có thể tự phục vụ, > 50% thời gian thức là nằm trên giường (ECOG 2, KPS hoặc LPS 60 – 70%) | Có triệu chứng, hạn chế tự chăm sóc, > 50% thời gian thức là nằm trên giường (ECOG 3-4, KPS hoặc LPS < 60%) |
| Không có diện tích da nào bị ảnh hưởng | 1-18% diện tích da bị ảnh hưởng | 19 – 50% diện tích da bị ảnh hưởng | > 50% diện tích da bị ảnh hưởng |
| Không có các triệu chứng xơ cứng | Các triệu chứng xơ cứng nông bề mặt “không da bọc xương” (có thể véo) |
| |
| Không có triệu chứng | Các triệu chứng nhẹ nhưng các triệu chứng bệnh không gây hạn chế đáng kể ăn uống đường miệng | Các triệu chứng mức trung bình với triệu chứng bệnh ảnh hưởng một phần ăn uống đường miệng | Các triệu chứng nặng ảnh hưởng đáng kể ăn uống |
| Không có triệu chứng | Khô mắt nhẹ không ảnh hưởng đến hoạt động cuộc sống hàng ngày (đòi hỏi nhỏ nước nhỏ mắt ≤ 3 lần/ ngày | Khô mắt mức độ trung bình ảnh hưởng một phần hoạt động cuộc sống hàng ngày (cần nhỏ nước nhỏ mắt > 3 lần/ ngày hoặc đeo nút che mắt), không có ảnh hưởng thị lực thêm do viêm giác mạc | Triệu chứng khô mắt nặng ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động cuộc sống hàng ngày (phải rửa mắt đặc biệt để giảm đau) hoặc không thể làm việc được vì các triệu chứng của mắt hoặc mất thị lực do viêm |
| Không có triệu chứng | Không có triệu chứng Có các triệu chứng nhưng không có sút cân đáng kể (< 5%). | Các triệu chứng liên quan đến sút cân mức độ nhẹ đến trung bình (5-15%) hoặc tiêu chảy mức độ trung bình mà không ảnh hưởng đáng kể đến cuộc sống hàng ngày. | Các triệu chứng liên quan đến mất cân đáng kể (> 15%), đòi hỏi hỗ trợ dinh dưỡng với nhu cầu năng lượng nhiều nhất hoặc giãn thực quản hoặc tiêu chảy ảnh hưởng đáng kể đến cuộc sống hàng ngày. |
Gan | Bilirubin toàn phần bình thường và ALT hoặc phosphatase kiềm < 3 x bình thường. | Bilirubin toàn phần bình thường và ALT ≥ 3 – 5 x bình thường hoặc phosphatase kiềm ≥ 3 x bình thường. | Bilirubin toàn phần tăng nhưng ≤ 3 mg/dL hoặc ALT > 5 x bình thường. | Bilirubin toàn phần tăng > 3 mg/dL. |
| Không triệu chứng | Các triệu chứng nhẹ, chỉ khó thở khi leo lên cầu thang hoặc leo lên cao | Các triệu chứng trung bình (khó thở sau khi đi bộ trên mặt đất bằng phẳng) | Các triệu chứng nặng (khó thở cả khi ngủ ngơi, đòi hỏi thở Oxy) |
| FEV1 ≥ 80% | FEV1 60 – 79% | FEV1 40 – 59% | FEV1 ≤ 39% |
| Không có triệu chứng | Không có triệu chứng Cứng nhẹ tay và chân, bình thường hoặc giảm nhẹ độ rộng của chuyển động (ROM) và không ảnh hưởng đến hoạt động hàng ngày | Cứng các tay hoặc chân, hiệp đồng các khớp, ban đỏ nghĩ là do viêm cân mạc, giảm trung bình biên độ vận động và hạn chế từ nhẹ đến trung bình các hoạt động cuộc sống hàng ngày | Hiệp đồng với giảm đáng kể biên độ vận động và ảnh hưởng đáng kể hoạt động hàng ngày (không thể tự buộc dây giày, cài cúc áo, tự mặc váy…) |
| Không triệu chứng | Triệu chứng nhẹ và với nữ giới thì có hoặc không có cảm thấy khó chịu khi khám | Triệu chứng trung bình và có thể có các triệu chứng không thoải mái khi khám | Biểu hiện nặng có hoặc không có các triệu chứng |
Các chỉ số khác, các đặc điểm lâm sàng hoặc các biến chứng liên quan đến GVHD mạn (khám tất cả các cơ quan, dựa trên các tác động chức năng và cho điểm từ 0-3): 0 – không có triệu chứng; 1- nhẹ; 2 – trung bình, 3- nặng
ロ Cổ trướng 󠅚 ロ Tràn dịch màng ngoài tim󠅚 ロ Tràn dịch màng phổi ロ Các hội chứng của thận | ロ Nhược cơ 󠅚 ロ Triệu chứng thần kinh ngoại vi 󠅚 ロ Viêm đa cơ 󠅚 ロ Sút cân > 5% thể trọng trong 3 tháng mà không có triệu chứng dạ dày ruột 󠅚 | ロ Bạch cầu ưa base > 500/μL 󠅚 ロ Tiểu cầu < 100.000/ μL 󠅚 ロ Các triệu chứng khác |
Mức độ nặng của GVHD: 󠅚 ロ Không có GVHD 󠅚 ロ Nhẹ ロ Trung bình ロ Nặng
Nhẹ |
|
Trung bình |
|
Nặng |
|
Hướng dẫn thực hiện quy trình chuyên môn chẩn đoán và điều trị bệnh mảnh ghép chống chủ trong ghép tế bào gốc tạo máu đồng loài
3. Điều trị GVHD Cấp
- GVHD nhẹ (tổn thương da chỉ độ 1-2):
- Tiếp tục dự phòng GVHD.
- Topical triamcinolone 0.1% nhỏ 3 lần/ngày, hoặc Betamethasone 0.1% x 2 lần/ngày phần còn lại của cơ thể, hydrocortisone 1% x 3 lần/ngày đến mặt.
- GVHD trung bình đến nặng (toàn bộ là độ II-IV):
- Điều trị toàn thân bước 1 cho GVHD cấp – Methylprednisolone liều 2 mg/kg/ngày hoặc Prednisone liều 2.0 đến 2.5 mg/kg/ngày.
- Ngoại lệ: GVHD cấp của đường tiêu hóa trên, một thực thể lâm sàng khác biệt của chán ăn, buồn nôn, nôn và khó tiêu đáp ứng nhanh hơn với corticosteroid toàn thân liều thấp và liệu pháp steroid tại chỗ. Cách tiếp cận ban đầu để điều trị GVHD cấp đường tiêu hóa trên là methylprednisolone hoặc prednison với liều 1 mg/kg/ngày.
- Nên giảm dần liều steroid càng sớm càng tốt ngay khi các triệu chứng của GVHD cải thiện. Tỷ lệ giảm liều nên chậm sau khi prednisone được giảm dưới 20 đến 30 mg/ngày.
- Nếu GVHD tiến triển trong vòng 4 ngày hoặc không đáp ứng trong vòng 7 ngày thì tiến hành điều trị bước 2
- Mycophenolate mofetil: Liều ban đầu: 1g x 2 lần/ngày. Độ tính giảm bạch cầu và độc tính liên quan đến dạ dày ruột; xem xét nguy cơ: cân nhắc lợi ích cẩn thận khi điều trị GVHD dạ dày ruột.
- Các lựa chọn khác bao gồm:
- Các kháng thể đơn dòng kháng tế bào T, chẳng hạn ATG
- Alemtuzumab dối với GVHD cấp độ III/IV ống tiêu hóa hoặc gan: 10mg alemtuzumab hàng tuần x 2 hoặc 3 liều. Các độc tính bao gồm giảm bạch cầu, và giảm sản tủy, bệnh tái phát, giảm tiểu cầu tự miễn và thiếu máu tan máu.
- Các tế bào gốc trung mô (MSC). Truyền tế bào gốc trung mô liều 1-3•106 tế bào/kg bằng một pit tông trong 15-30 phút. Có thể tiêm hàng tuần. Tiếp tục steroids trong khi truyền MSC. Thông thường đòi hỏi tối đa 4 liều. Duy trì nồng độ ciclosporin.
- Quang dẫn ngoài cơ thể {Extracorporeal photopheresis (ECP)}: Truyền lympho ngoại vi t thân đã được chiếu xạ tia cực tím A mà đã được thu thập bởi gạn tách và nuôi cấy với 8- methoxypsoralen. C=Lịch trình phức tạp thường bao gồm 3 lần/tuần (tuần 1), 2 lần/tuần (tuần 2-12) và 2 lần/4 tuần sau đó.
4. Điều trị GVHD mạn
GVHD có thể tương tự các rối loạn tự miễn, ví dụ, xơ cứng bì, hội chẩn Sjogren, xơ gan mật tiên phát, viêm tiểu phế quản, giảm bạch cầu tự miễn, và suy giảm miễn dịch mạn tính. Biểu hiện thường xuất hiện trong năm đầu tiên sau ghép tế bào gốc, thường là khi các liều thuốc ức chế miễn dịch được giảm dần. NIH đã xác định khuyến nghị để mô tả các biểu hiện của GVHD. Dự án đồng thuận xác định các tiêu chí chẩn đoán lâm sàng, sự khác biệt trong các biểu hiện lâm sàng của GVHD mạn tính và cấp tính, đã thiết lập các tiêu chí để chấm điểm mức độ nghiêm trọng của các biểu hiện lâm sàng ở các cơ quan bị ảnh hưởng
- Điều trị GVHD mạn:
- Mục tiêu lâu dài của điều trị GVHD là làm tăng dung nạp miễn dịch. Điều này được chỉ định bằng cách ngừng điều trị ức chế miễn dịch mà không có bằng chứng về các biểu hiện bệnh.
- GVHD mạn tính khu trú:
- Những bệnh nhân bị GVHD mạn tính khu trú và không có bất kỳ biểu hiện đáng kẻ nào có thể không cần điều trị toàn thân đặc hiệu. Những bệnh nhân có tổn thương da khu trú có thể chỉ cần dùng steroids bôi ngoài da, những bệnh nhân GVHD mạn mà có tổn thương mắt có thể đáp ứng với steroid bôi ngoài hoặc nhỏ mắt ciclosporin. Những bệnh nhân có tổn thương khu trú ở miệng (ví dụ khô miệng) có thể được cải thiện bằng cách dùng prednisolone uống hoặc súc miệng bằng nước súc miệng steroid không hấp thụ.
- GVHD mạn tính lan tràn:
- Điều trị ít nhất 1 năm thường được chỉ định ở những bệnh nhân bị GVHD mạn tính trung bình đến nặng: tổn thương ≥ 3 cơ quan, tổn thương từ mức trung bình đến nặng ở bất cứ cơ quan nào, hoặc thâm nhiễm phổi. Điều trị toàn thân cũng được chỉ định cho những bệnh nhân bị GVHD ít nặng hơn nếu có các triệu chứng nguy cơ cao như hạ tiểu cầu, tăng bilirubin máu.
- Bước 1:
- Điều trị toàn thân bằng thuốc Prednisolone ở mức 0,5 đến 1 mg/kg mỗi ngày, sau đó giảm dần để đạt được chế độ điều trị thay thế trong ngày, có hoặc không có cyclosporine hoặc tacrolimus. Điều trị bằng corticosteroid toàn thân kéo dài gây độc tính mãn tính: tăng cân, giảm xương, bệnh cơ, tiểu đường, tăng huyết áp, thay đổi tâm trạng, hình thành đục thủy tinh thể và hơn hết là tăng nguy cơ nhiễm trùng. Việc sử dụng corticosteroid thay thế trong ngày tạo điều kiện phục hồi tuyến thượng thận và giảm các độc tính trên.
- Nên giảm dần liều thuốc Prednisolone ở những bệnh nhân đã đáp ứng hoàn toàn hoặc rất tốt – giảm một phần liều khoảng 30% mỗi 2 tuần. Nếu tình trạng trầm trọng hoặc tái phát GVHD mạn tính là rõ ràng ở bất kỳ bước nào trong quá trình giảm liều Prednisolone, thì nên tăng liều 30%, với liều dùng hàng ngày trong 2 đến 4 tuần, sau đó tiếp tục dùng thuốc thay thế trong ngày.
- Có thể ngừng sử dụng Prednisolone sau 4 tuần điều trị với liều 0,10 mg/kg mỗi ngày.
- Bước 2:
- Chỉ định điều trị thứ phát bao gồm các biểu hiện xấu đi của GVHD mạn tính, phát triển các dấu hiệu và triệu chứng của GVHD mạn tính ở một cơ quan không bị ảnh hưởng trước đó, không cải thiện sau 1 tháng điều trị chính, không có khả năng giảm lượng Prednisolone dưới 1 mg/kg mỗi ngày trong vòng 2 tháng hoặc độc tính đáng kể liên quan đến điều trị.
- ECP được coi là điều trị bước hai cho bệnh nhân trong đó steroid không thể giảm xuống dưới 20mg/ngày. Ngoài ra, việc chuyển từ ciclosporin sang kết hợp tacrolimus +/- mycophenolate mofetil có thể có hiệu quả. Mức tacrolimus được nhắm mục tiêu là 10-20mg / ml.
- Bước 3
- Ghi danh vào một thử nghiệm lâm sàng.
- Ibrutinib có thể có hiệu quả. Ibrutinib có thể thành công trong điều trị GVHD mạn sau khi thất bại với điều trị bước 1 hoặc nhiều hơn bước 1.
5. Chăm sóc hỗ trợ GVHD cấp và mạn
- Vật lý trị liệu: Tập thể dục giảm cân trong 30 phút mỗi ngày ít nhất 5 ngày mỗi tuần và kéo dài hàng ngày đặc biệt quan trọng để bảo vệ sức khỏe xương, sức mạnh cơ bắp và khả năng vận động. Massage mô sâu là một công cụ bổ trợ hữu ích để bảo tồn hoặc cải thiện phạm vi chuyển động ở bệnh nhân viêm cân mạc hoặc xơ cứng bì.
- Sàng lọc các biến chứng của điều trị glucocorticoid thông qua kiểm soát tăng đường huyết, tăng huyết áp và mất xương. Tham khảo bác sĩ dinh dưỡng cho chế độ ăn ít natri và đường tự do và nhiều canxi với lượng chất lỏng đầy đủ. Canxi (1500mg/ngày) và vitamin D (1000 IU/ngày) được khuyến cáo để làm chậm chứng loãng xương. Bisphosphonates có thể được xem xét cho bệnh nhân bị loãng xương.
- Kháng sinh dự Phòng viêm phổi Pneumocystis (co-trimoxazole 480 mg x 2 viên/ngày x 3 lần/tuần)
- Kháng sinh dự phòng nhiễm trùng do vi khuẩn bọc trong nang (encapsulated bacterial infections) (penicillin VK 250 mg x 2 lần/ngày hoặc erythromycin 250mg x 2 lần/ngày).
- Nên dùng valacyclovir (500mg x 2 lần/ngày) hoặc acyclovir (800 mg x 2 lần/ngày) để ngăn chặn sự tái hoạt động của virus varicella-zoster.
- Uống Posaconazole 300mg khi dùng steroid liều cao (uống > 20mg prednisolone).
- Giám sát định kỳ tái hoạt động CMV bằng làm PCR.
- Xem xét tư vấn của bác sĩ miễn dịch xét chỉ định tiêm tĩnh mạch hoặc dưới da IgG cho những bệnh nhân có nồng độ IgG <0.4 g/L hoặc thiếu các phân nhóm IgG2 hoặc IgG4 và nhiễm trùng đường hô hấp thường xuyên/nghiêm trọng.
- Điều trị tích cực bất kỳ trường hợp nghi ngờ nhiễm trùng nào bằng kháng sinh tĩnh mạch:
Nên đánh giá bệnh nhân GVHD mạn tính vào thời điểm chẩn đoán ban đầu, sau 3 to đến 6 tháng, và bất cứ lúc nào khi thay đổi phương pháp điều trị chính. Việc đánh giá nên tiếp tục ít nhất 12 tháng sau khi kết thúc điều trị toàn thân.
Sơ đồ chẩn đoán và điều trị bệnh mảnh ghép chống chủ trong ghép tế bào gốc tạo máu đồng loài
Phụ lục: Bảng câu hỏi hệ thống đánh giá GVHD mạn Tài liệu tham khảo
- Carreras E, Dufour C, Mohty M, Kröger N: EBMT Handbook 2019 Haemopoietic Stem Cell Transplantation Springer Open
- How we treat chronic graft-versus-host disease
- Flowers ME, Martin PJ.: Blood. 2015 Jan 22;125(4):606-15
- Jagasia MH, et al.: National Institutes of Health Consensus Development Project on Criteria for Clinical Trials in Chronic Graft-versus-Host Disease: I. The 2014 Diagnosis and Staging Working Group Report. Biol Blood Marrow Transplant. 2015 March ; 21(3): 389–401.e1. doi:10.1016/j.bbmt.2014.12.001.
- Lovell R, et al.: Stem Cell Transplant Programme Standard Operating Procedure. The management of Graft versus Host Disease Occurring in Recipients of Allogeneic Blood Progenitor Cell Transplants. National Health Services, Foundation Trust (published also on line).
Bản quyền và thương hiệu: Thông tin và hình ảnh trên website thuộc quyền sở hữu của VinmecDr. Việc sao chép, sử dụng phải được VinmecDr chấp thuận trước bằng văn bản.
Miễn trừ trách nhiệm: Tất cả những tư liệu được cung cấp trên website này đều mang tính tham khảo. Do đó, nội dung và hình ảnh sẽ được thay đổi, cập nhật và cải tiến thường xuyên mà không phải thông báo trước. VinmecDr không bảo đảm về độ chính xác cũng như sự hoàn thiện về thông tin. Chúng tôi không chịu trách nhiệm pháp lý cho những thiệt hại xuất hiện trực tiếp hay gián tiếp từ việc sử dụng hoặc hành động dựa theo những thông tin trên hoặc một số thông tin xuất hiện trên website này. VinmecDr không chịu trách nhiệm pháp lý về những sai sót, lỗi chính tả… do nhập liệu cùng với những sự cố khách quan khác như: nhiễm virus, hành vi phá hoại, ác ý… xảy ra trên website này cũng như các website liên kết, nếu có.
Đường link liên kết
VinmecDr sẽ không chịu trách nhiệm hay có nghĩa vụ pháp lý dưới bất kỳ hình thức nào về nội dung của những website không thuộc VinmecDr được liên kết với website www.vinmecdr.com, bao gồm các sản phẩm, dịch vụ và những mặt hàng khác được giới thiệu thông qua những website đó.