Hướng dẫn thực hiện quy trình chuyên môn chăm sóc và quản lý người bệnh có Catheter tĩnh mạch trung tâm
Hướng dẫn thực hiện quy trình chuyên môn chăm sóc và quản lý người bệnh có catheter tĩnh mạch trung tâm áp dụng cho khối điều dưỡng tại các bệnh viện.
Người thẩm định: Trưởng phòng Điều dưỡng
Người phê duyệt: Ngô Đức Thọ
Ngày phát hành: 30/06/2020 Ngày hiệu chỉnh: 04/03/2022
1. Mục đích
Nội dung bài viết
- Hướng dẫn Điều dưỡng chăm sóc và quản lý người bệnh có đặt/lưu Catheter tĩnh mạch trung tâm đúng, phòng tránh nhiễm khuẩn.
- Phát hiện, theo dõi, xử trí và phòng ngừa các biến chứng liên quan đến Catheter tĩnh mạch trung tâm.
2. Đại cương
2.1. Định nghĩa
- Catheter tĩnh mạch trung tâm (Central venous Catheter – CVC): Là loại Catheter thiết kế đặc biệt để đặt vào mạch máu trung tâm, mạch máu đổ trực tiếp vào các buồng tim.
- Catheter mạch máu trung tâm được đặt từ tĩnh mạch ngoại biên (peripherally inserted central venous Catheter – PICC): Là một kỹ thuật đặt đi từ đường ngoại biên vào trung tâm, thường sử dụng tĩnh mạch nền, tĩnh mạch đầu hoặc tĩnh mạch nhánh và đi vào xoang tĩnh mạch trên. Catheter này có độ dài trên 20cm.
- Catheter tạo đường hầm (Tunneled Catheters): Là kỹ thuật đặt Catheter dưới da đi song song với mạch máu sau đó mới đâm vào mạch máu (tĩnh mạch dưới đòn, tĩnh mạch cảnh trong và tĩnh mạch đùi), chiều dài tùy thuộc kích thước NB, nguy cơ NKH thấp.
- Catheter không tạo đường hầm (Nontunneled Catheters): Là một loại Catheter được đâm xuyên qua da vào tĩnh mạch trung tâm như tĩnh mạch dưới đòn, tĩnh mạch cảnh trong hoặc tĩnh mạch đùi. Vật liệu bằng silicon, loại ống thông này có thể dùng dài ngày, là nguyên nhân chính dẫn tới nhiễm khuẩn huyết liên quan đến đặt Catheter.
2.2. Các tai biến của đặt Catheter tĩnh mạch trung tâm
Tai biến xảy ra sớm | Tai biến xảy ra muộn |
– Chảy máu. – Đâm vào động mạch. – Loạn nhịp. – Thuyên tắc khí. – Tổn thương ống ngực (tiếp cận từ TM dưới đòn trái hoặc TM cảnh trong trái). – Catheter sai vị trí. – Tràn khí/máu màng phổi màng phổi. | – Nhiễm khuẩn Catheter. – Nhiễm khuẩn huyết. – Thuyên tắc tĩnh mạch sâu. – Thuyên tắc phổi. – Hẹp tĩnh mạch. – Tắc Catheter. – Di lệch Catheter. – Tổn thương thần kinh. |
3. Hướng dẫn cụ thể
3.1. Nguyên tắc chung
3.1.1. Vai trò của điều dưỡng trong chăm sóc NB có Catheter TMTT
- Chỉ các điều dưỡng được đào tạo về chăm sóc, quản lý Catheter TMTT mới được thực hiện các thủ thuật tiêm truyền liên quan đến Catheter TMTT.
- Vị trí nơi đặt Catheter cần được theo dõi, đánh giá một cách hệ thống trong từng ca trực và cần được ghi chép đầy đủ trong HSBA. Các thông tin cần nhận định bao gồm: Vị trí đặt? Ngày lưu Catheter? Mức cố định? Có hay không nghi ngờ tình trạng nhiễm trùng? Tình trạng da nơi đặt Catheter? Tình trạng thông thoáng của Catheter? Cảm giác của NB ở vị trí lưu Catheter?
- Đảm bảo thực hiện quy trình thay băng Catheter, thay dây truyền, đầu nối được liên tục, không bị gián đoạn để phòng tránh nhiễm trùng.
3.1.2. Dung dịch sát khuẩn, vệ sinh da và vệ sinh Catheter
- Nên dùng Chlorhexidine 2% để vệ sinh da trước khi đặt Catheter và dùng trong thay băng Catheter. Trong trường hợp không sẵn có, có thể thay thế bằng Chlorhexidine 0.5% hoặc cồn iod, povidine iod 10%. Không sử dụng các chất này khi dùng cho trẻ dưới 2 tháng tuổi.
- Sử dụng nước muối rửa hoặc chlorhexidine gluconate để rửa sạch vết máu khô, chất bẩn bám xung quanh Catheter hoặc trung tâm Catheter trước khi thực hiện sát khuẩn.
- Sau khi sát khuẩn, cần để khô tự nhiên vùng da/Catheter được sát khuẩn trong vòng 2 phút trước khi cố định.
- Không sử dụng kem dưỡng da, dung môi hữu cơ, kem dưỡng có chứa kháng sinh trên vùng da xung quanh Catheter hoặc vị trí đặt Catheter.
3.1.3.Thay băng Catheter
- Phải sử dụng miếng dán bán trong suốt vô trùng (Tergadem) để bao phủ vị trí chân Catheter.
- Nên dùng các miếng dán trong suốt có phủ chlorhexidine.
- Trường hợp dùng Tergadem CHG/Bio-path có thể thay băng trong vòng không quá 7 ngày nếu không có hiện tượng rỉ máu, nhiễm khuẩn, di lệch ở vị trí đặt Catheter.
- Cần thay băng Catheter ngay nếu:
- Tergadem cũ có hiện tượng bong tróc, bị rách.
- Da hoặc chân Catheter có hiện tượng nhiễm trùng.
- Tích tụ quá nhiều máu khô, chất cặn bẩn xung quanh vị trí chân Catheter hoặc da vùng đặt Catheter.
- Băng cố định Catheter bị lỏng, ẩm ướt hoặc di lệch vị trí.
- Cân nhắc dùng gạc vô khuẩn để bao phủ vị trí chân Catheter trong trường hợp NB dễ toát mồ hôi, da thường xuyên bị ẩm ướt, chân Catheter bị chảy/rỉ máu.
- Dán băng dán bán trong suốt đạt yêu cầu khi:
- Catheter nằm ở trung tâm của miếng băng dán.
- Miếng băng dán bao phủ được toàn bộ chân Catheter và trung tâm nối Catheter.
- Miếng băng dán tạo thành lớp seal hoàn chỉnh, không có hiện tượng bong tróc từ vị trí chân Catheter đến trung tâm nối Catheter.
3.1.4. Quản lý tiêm truyền tĩnh mạch
- Burette, dây truyền dịch, chạc ba, dây nối dài, nút đóng đường truyền thông thường cần được thay mỗi 96 giờ hoặc bỏ ngay sau khi Catheter được rút.
- Dây truyền máu/sản phẩm của máu, dây truyền dịch dinh dưỡng, dây truyền thuốc có thành phần lipid (propofol) cần được thay bỏ sau 24 giờ kể từ thời điểm bắt đầu truyền.
- Không dùng chạc ba khi không cần thiết.
- Thay/bỏ dây truyền dịch, burrette, chạc ba, dây nối, nút đóng đường truyền khi nhận thấy có vẩn đục, máu lắng cặn tại các vị trí kết nối hay trong lòng dây truyền/dây nối.
- Cố định vị trí Catheter khi NB đang còn đường truyền thuốc đảm bảo không bị xê dịch, đường truyền thông thoáng, không bị gập, tắc.
- Các cổng lấy máu/tiêm thuốc phải được lau khử khuẩn bằng gạc cồn/CHG trước và sau khi dùng.
- Khóa/kẹp các nòng Catheter/adaptor ngay khi không dùng đến để phòng tránh thuyên tắc khí, trào ngược máu/dịch thuốc.
- Máu và các sản phẩm của máu nên được truyền hết trong vòng 4 giờ và bỏ khi không còn sử dụng ngoại trừ truyền yếu tố VIII được chỉ định truyền liên tục.
3.1.5. Bơm tráng Catheter
- Sử dụng bơm tiêm 10ml hoặc loại bơm tiêm đóng sẵn 10ml NaCl 0,9% để bơm tráng Catheter.
- Bơm tráng Catheter bằng NaCl 0,9% (hoặc dịch truyền đẳng trương – trường hợp tạm thời không dùng NaCl 0.9%) trước và sau khi tiêm thuốc, truyền dịch, truyền máu và các sản phẩm của máu.
- Bơm tráng từ 10 – 20 ml NaCl 0,9% sau khi lấy máu.
- Bơm tráng Catheter bằng một lực đều tay, sử dụng kỹ thuật push – pause để bơm tráng Catheter, không dùng lực quá mạnh.
3.1.6. Theo dõi, xử trí và phòng ngừa các biến chứng
Dấu hiệu | Tai biến | Nguyên nhân | Xử trí | Phòng ngừa |
| Tắc Catheter | Không đảm bảo dịch truyền liên tục. |
|
|
| Nhiễm trùng liên quan Catheter. | Không đảm bảo nguyên tắc vô khuẩn.
|
| Đảm bảo đặt và chăm sóc vô trùng tuyệt đối, rút bỏ Catheter nếu không còn sử dụng. |
Tình trạng thuyên tắc và hoại tử mô xuất hiện sau đặt Catheter. | Thuyên tắc mạch liên quan Catheter | Cục máu đông, do khí.
|
| Đảm bảo đuổi hết khí khi tiêm, truyền dịch qua Catheter. |
| Tràn máu, tràn dịch màng phổi. | Catheter xuyên mạch máu vào màng phổi. |
⇒ dẫn lưu dịch hoặc khí.
| Chụp X-quang sau khi đặt Catheter. |
3.2. Quy trình kỹ thuật
Các bước & cách thức thực hiện | Yêu cầu/Tiêu chuẩn |
A. Trước khi thực hiện kỹ thuật | |
1. Vệ sinh bàn tay Theo “Quy định vệ sinh tay” và “Hướng dẫn kỹ thuật vệ sinh tay thường quy”. | Đảm bảo các bước theo quy trình |
2. Đánh giá tình trạng Catheter
|
|
3. Chuẩn bị dụng cụ
|
|
4. Kiểm tra thông tin NB
|
|
5. Thông báo và giải thích cho NB hoặc thân nhân
| NB sẵn sàng cho việc thay băng. |
B. Trong khi thực hiện kỹ thuật | |
6. Chuẩn bị tư thế NB
|
|
7. Chuẩn bị bộ thay băng
| Dụng cụ sắp xếp thuận tiện cho việc thay băng và đảm bảo vô khuẩn. |
8. Bóc băng bẩn
|
|
9. Vệ sinh Catheter
|
|
10. Vệ sinh đầu kết nối và kiểm tra sự thông tắc của Catheter
|
|
C. Sau khi thực hiện kỹ thuật | |
11. Đảm bảo an toàn cho NB trước khi rời phòng bệnh
| NB cần được tư vấn đầy đủ về cách theo dõi và phát hiện dấu hiệu bất thường ở vị trí đặt Catheter. |
12. Phân loại chất thải và thu dọn dụng cụ
| Phân loại chất thải đúng quy định. |
13. Vệ sinh tay Vệ sinh tay theo “Hướng dẫn kỹ thuật vệ sinh tay thường quy”. | Đảm bảo các bước theo quy trình |
14. Ghi chép hồ sơ điều dưỡng
|
|
Từ viết tắt:
- HSBA: Hồ sơ bệnh án
- NB: Người bệnh
- NVYT: Nhân viên y tế
Tài liệu tham khảo
- Practice Guidelines for Central Venous Access 2020: An Updated Report by the American Society of Anesthesiologists Task Force on Central Venous Access. (2020, 1 1). Anesthesiology, 132(1), 8-43.
- Broadhurst, D., Moureau, N., & Ullman, A. (2017). Management of Central Venous Access Device-Associated Skin Impairment: An Evidence-Based Algorithm. Journal of Wound, Ostomy and Continence Nursing, 44(3), 211-220.
- Kalender, N. (n.d.). Nursing Studies about Central Venous Catheter Care: A Literatur Review and Recommendations for Clinical Practice.
- Kovacevich, D., Corrigan, M., Ross, V., McKeever, L., Hall, A., & Braunschweig, C. (2019, 1 1). American Society for Parenteral and Enteral Nutrition Guidelines for the Selection and Care of Central Venous Access Devices for Adult Home Parenteral Nutrition Administration. Journal of Parenteral and Enteral Nutrition, 43(1), 15-31.
- Pittiruti, M., Bertoglio, S., Scoppettuolo, G., Biffi, R., Lamperti, M., Dal Molin, A., et al. (2016, 11 1). Evidence based criteria for the choice and the clinical use of the most appropriate lock solutions for central venous Catheters (Excluding dialysis Catheters): A GAVeCeLT consensus. Journal of Vascular Access, 17(6), 453-464. Wichtig Publishing Srl.
Ghi chú: Văn bản được sửa đổi lần thứ 02, thay thế văn bản “Hướng dẫn chăm sóc Catheter tĩnh mạch trung tâm” – Mã VMEC_CM125 phát hành ngày 02/03/2020
Bản quyền và thương hiệu: Thông tin và hình ảnh trên website thuộc quyền sở hữu của VinmecDr. Việc sao chép, sử dụng phải được VinmecDr chấp thuận trước bằng văn bản.
Miễn trừ trách nhiệm: Tất cả những tư liệu được cung cấp trên website này đều mang tính tham khảo. Do đó, nội dung và hình ảnh sẽ được thay đổi, cập nhật và cải tiến thường xuyên mà không phải thông báo trước. VinmecDr không bảo đảm về độ chính xác cũng như sự hoàn thiện về thông tin. Chúng tôi không chịu trách nhiệm pháp lý cho những thiệt hại xuất hiện trực tiếp hay gián tiếp từ việc sử dụng hoặc hành động dựa theo những thông tin trên hoặc một số thông tin xuất hiện trên website này. VinmecDr không chịu trách nhiệm pháp lý về những sai sót, lỗi chính tả… do nhập liệu cùng với những sự cố khách quan khác như: nhiễm virus, hành vi phá hoại, ác ý… xảy ra trên website này cũng như các website liên kết, nếu có.
Đường link liên kết
VinmecDr sẽ không chịu trách nhiệm hay có nghĩa vụ pháp lý dưới bất kỳ hình thức nào về nội dung của những website không thuộc VinmecDr được liên kết với website www.vinmecdr.com, bao gồm các sản phẩm, dịch vụ và những mặt hàng khác được giới thiệu thông qua những website đó.