MỚI

Hướng dẫn thực hiện quy trình chuyên môn chăm sóc người bệnh cấy máy tạo nhịp và các thiết bị cấy ghép khác trong tim mạch

Tác giả:
Ngày xuất bản: 17/07/2022

Hướng dẫn thực hiện quy trình chuyên môn chăm sóc người bệnh cấy máy tạo nhịp và các thiết bị cấy ghép khác trong tim mạch áp dụng cho các bác sĩ, điều dưỡng tim mạch tại các bệnh viện Vinmec

1. Mục đích chăm sóc người bệnh cấy máy tạo nhịp và các thiết bị cấy ghép khác trong tim mạch

  • Góp phần chuẩn bị tốt cho thủ thuật cấy máy tạo nhịp hoặc cấy ghép thiết bị tim mạch, tránh các sai sót có thể ảnh hưởng tới cuộc cấy ghép thiết bị và gây mất an toàn cho người bệnh.
  • Thực hiện đúng việc chuẩn bị, tiến hành thủ thuật, theo dõi và chăm sóc bệnh nhân trước, trong và sau thủ thuật, góp phần tối ưu kết quả của thủ thuật.

2. Định nghĩa

  • Là các bước chuẩn bị người bệnh trước thủ thuật, các bước trong quá trình thực hiện thủ thuật, và theo dõi, chăm sóc sau thủ thuật can thiệp cấy máy tạo nhịp hoặc cấy ghép các thiết bị tim mạch.

3. Hướng dẫn cấy máy tạo nhịp và các thiết bị cấy ghép khác trong tim mạch cụ thể 

3.1. Chuẩn bị trước thủ thuật cấy máy tạo nhịp và các thiết bị cấy ghép khác trong tim mạch

  • Xét chỉ định cấy máy tạo nhịp cho bệnh nhân.
  • Thực hiện các xét nghiệm cơ bản:

Cấy máy tạo nhịp timChăm sóc người bệnh cấy máy tạo nhịp và các thiết bị cấy ghép khác trong tim mạch

  • Điện tâm đồ 12 chuyển đạo; Chỉ định và đánh giá kết quả Holter điện tâm đồ/ Các bản ghi điện tâm đồ có bất thường.
  • Chụp X quang tim phổi/ Siêu âm tim.
  • Chỉnh thuốc chống đông: Thủ thuật cấy máy tạo nhịp mới và thay thế thiết bị cũ có thể tiến hành trên bệnh nhân đang dùng thuốc chống đông kháng Vitamin K với INR < 3,0; Các thuốc chống đông mới đường uống (NOAC) cần phải dừng 24 giờ trước thủ thuật (Việc bắc cầu kháng đông bằng Lovenox tiêm dưới da chỉ được chỉ định nếu việc sử dụng thuốc chống đông thực sự cần thiết) – Cần thảo luận trước với Bác sĩ chuyên khoa phụ trách bệnh nhân.
  • Đối với bệnh nhân cấy máy khử rung tim (ICD) và có tiền sử rung nhĩ, cần kiểm tra bệnh nhân vẫn đang sử dụng thuốc chống đông liên tục trong thời gian ít nhất 1 tháng? Nếu không, cần chỉ định siêu âm tim qua thực quản trước thủ thuật.
  • Giải thích về thủ thuật cấy máy tạo nhịp và các thiết bị cấy ghép khác trong tim mạch cho bệnh nhân: Tất cả bệnh nhân hoặc/ và người nhà cần phải đọc kỹ và ký Bản cam kết thực hiện thủ thuật, trong bản cam kết cần liệt kê các lợi ích/ rủi ro liên quan đến thủ thuật.
  • Lên lịch khám gây mê trước thủ thuật cấy máy tạo nhịp cho người bệnh
  • Yêu cầu bệnh nhân nhịn ăn và uống ít nhất 4 giờ trước thủ thuật cấy máy tạo nhịp hoặc các thiết bị cấy ghép khác trong tim mạch; Ngừng dùng thuốc insulin buổi sáng hôm làm thủ thuật đối với bệnh nhân tiểu đường; Có thể truyền dịch cho người bệnh
  • Đối với bệnh nhân hiện tại đang mang thiết bị cấy ghép, cần lấy thông tin về thiết bị đã cấy ghép trước đó (Liên hệ kỹ thuật viên chuyên về máy tạo nhịp/ máy khử rung tim ICD (của hãng) để kiểm tra máy); Cần có thông tin về Nhịp cơ bản/ tự nhiên của bệnh nhân là gì?  Xét chỉ định tạo nhịp tạm thời ở bệnh nhân phụ thuộc máy tạo nhịp.
  • Thông báo cho các kỹ thuật viên của hãng thiết bị về thời gian làm thủ thuật cấy máy tạo nhịp hoặc các thiết bị cấy ghép khác trong tim mạch và đảm bảo họ có mặt để tham gia thủ thuật.

3.2. Thực hiện thủ thuật cấy máy tạo nhịp

  • Đặt đường truyền tĩnh mạch ở tay cùng bên với bên dự kiến cấy máy (thường đặt ở bên trái).
  • Kháng sinh: Cefazolin 1g tiêm tĩnh mạch (Hoặc Vancomycin 1g truyền tĩnh mạch nếu bệnh nhân dị ứng beta-lactam) trong vòng 60 phút trước thủ thuật.
  • Đối với bệnh nhân thay thiết bị cấy máy tạo nhịp, cần xác định Nhịp cơ bản/ tự nhiên là gì? Xét chỉ định đặt tạo nhịp tạm thời nếu cần thiết.
  • Thực hiện chụp tĩnh mạch trước khi rạch da với các trường hợp sau: (1) nâng cấp máy/ thiết bị, (2) thêm dây dẫn, (3) bệnh nhân có dị tật bẩm sinh, (4) suy thận, (5) tiến sử nhiều lần đặt catheter tĩnh mạch trung tâm, (6) tiền sử điều trị ung thư. Tham khảo Bộ Hướng dẫn thực hiện quy trình chuyên môn chuyên ngành tim mạch (trang 266).

3.3. Sau thủ thuật cấy máy tạo nhịp và các thiết bị cấy ghép khác trong tim mạch

  • Nằm yên trong 4 giờ tại khoa ICU. Với các trường hợp cấy ghép thiết bị hỗ trợ thất trái qua da, cần lưu lại khoa ICU lâu hơn và cấp độ chăm sóc cao hơn để theo dõi sát huyết động.
  • Giảm đau: Paracetamol (Đường uống hoặc tĩnh mạch) theo y lệnh bác sĩ khi cần.
  • Kháng sinh: Cefazolin 1g truyền tĩnh mạch 2 lần, cách 12 giờ (Liều đầu tiên cùng ngày, liều thứ hai vào sáng hôm sau).
  • Điện tâm đồ 12 chuyển đạo trong cùng ngày.
  • Chụp X-quang tim phổi tư thế thẳng và nghiêng trong cùng ngày (Chụp X-quang tại giường cho bệnh nhân CCU/ ICU).
  • Tuyệt đối không dùng Lovenox; Nếu bệnh nhân mang van cơ học thì có thể bắt đầu truyền lại Heparin không phân đoạn sau 4 giờ (không dùng liều bolus).
  • Có thể chườm đá lạnh trên vị trí cấy máy tạo nhịp sau 12 giờ – băng ép nếu lo ngại chảy máu (đang dùng Plavix, Heparin, người bệnh cơ địa dễ chảy máu, người cao tuổi, suy thận).
  • Hướng dẫn bệnh nhân cách theo dõi thiết bị. Cung cấp sổ theo dõi thiết bị (Trong đó có thông tin về thiết bị, dữ liệu theo dõi định kỳ, các bác sĩ chịu trách nhiệm theo dõi và trích xuất dữ liệu của máy). Nếu sau này bệnh nhân cần tiến hành những thủ thuật đòi hỏi phải tạm ngưng hoạt động của máy khử rung CIED, cần ghi lại nội dung này vào trong sổ theo dõi, và liên hệ kỹ thuật viên thiết bị để khởi động lại thiết bị ngay sau thủ thuật, phẫu thuật.
  • Hướng dẫn người bệnh về vết mổ (‘Giữ băng vết mổ khô, không can thiệp vào vết mổ).
  • Tái khám sau 2 tuần sau cấy máy tạo nhịp hoặc các thiết bị cấy ghép khác trong tim mạch để kiểm tra vết mổ và sau đó định kỳ 3 tháng một lần để kiểm tra ngưỡng/ lập trình lại thiết bị.

Tài liệu tham khảo 

  • ACC/AHA Guidelines for Implantation of Cardiac Pacemakers and Antiarrhythmia Devices: Executive Summary
  • https://www.washingtonhra.com/pacemakers-icds/pre-and-post-implant-care.php

Bản quyền và thương hiệu: Thông tin và hình ảnh trên website thuộc quyền sở hữu của VinmecDr. Việc sao chép, sử dụng phải được VinmecDr chấp thuận trước bằng văn bản.

Miễn trừ trách nhiệm: Tất cả những tư liệu được cung cấp trên website này đều mang tính tham khảo. Do đó, nội dung và hình ảnh sẽ được thay đổi, cập nhật và cải tiến thường xuyên mà không phải thông báo trước. VinmecDr không bảo đảm về độ chính xác cũng như sự hoàn thiện về thông tin. Chúng tôi không chịu trách nhiệm pháp lý cho những thiệt hại xuất hiện trực tiếp hay gián tiếp từ việc sử dụng hoặc hành động dựa theo những thông tin trên hoặc một số thông tin xuất hiện trên website này. VinmecDr không chịu trách nhiệm pháp lý về những sai sót, lỗi chính tả… do nhập liệu cùng với những sự cố khách quan khác như: nhiễm virus, hành vi phá hoại, ác ý… xảy ra trên website này cũng như các website liên kết, nếu có.

Đường link liên kết

VinmecDr sẽ không chịu trách nhiệm hay có nghĩa vụ pháp lý dưới bất kỳ hình thức nào về nội dung của những website không thuộc VinmecDr được liên kết với website www.vinmecdr.com, bao gồm các sản phẩm, dịch vụ và những mặt hàng khác được giới thiệu thông qua những website đó.

facebook
5

Bài viết liên quan

Bình luận0

Đăng ký
Thông báo về
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận

Bài viết cùng chuyên gia