MỚI

Hướng dẫn thực hiện quy trình chuyên môn cấp cứu tắc động mạch phổi cấp

Ngày xuất bản: 08/06/2022

Hướng dẫn thực hiện quy trình chuyên môn cấp cứu tắc động mạch phổi cấp áp dụng cho bác sĩ, điều dưỡng khoa Hồi sức cấp cứu

Người thẩm định: Nguyễn Đăng Tuân Người phê duyệt: Phùng Nam Lâm Ngày phát hành: 03/06/2019 Ngày hiệu chỉnh: 03/06/2020

Mục đích

Thống nhất quy trình cấp cứu chấn thương sọ não tại hệ thống y tế Vinmec.

Đối tượng bắt buộc

Bác sĩ và điều dưỡng khoa Hồi sức cấp cứu.

Đối tượng liên quan (Cần nắm thông tin và phối hợp thực hiện)

Tất cả các nhân viên y tế trong hệ thống.

Quy định chung

1. Các tiêu chí cần đạt

  • Thời gian cấp cứu tình từ thời điểm tiếp nhận:
  • Thực hiện xong đánh giá lâm sàng ban đầu: 10 phút
  • Thực hiện xong các XN, thăm dò cần cho cấp cứu: 30 phút
  • Có chẩn đoán: 60 phút
  • Có quyết định điều trị: < 90 phút nếu có tắc động mạch phổi cấp
  • Các tiêu chí điều trị đặc hiệu theo bệnh lý (nếu cần)
  • Chẩn đoán khả năng tắc động mạch phổi: điểm WELLS
  • Xác định tắc động mạch phổi có hay không có rối loạn huyết động
  • Xác định biện pháp can thiệp hoặc phẫu thuật lấy huyết khối

2. Các cảnh báo, bẫy chẩn đoán và xử trí

  • Các tổn thương phối hợp, đi kèm dẫn tới che lấp hoặc làm sao nhãng chẩn đoán nhồi máu phổi
  • Tuân thủ checklist đánh giá sử dụng chống đông (bảng điểm nguy cơ chảy máu) và checklist chỉ định, chống chỉ định tiêu sợi huyết đặc biệt gần đây có chấn thương động mạch chủ, xuất huyết não, tắc động mạch não lớn. Thực hiện đầy đủ các thủ tục hội chẩn, cam kết của bệnh nhân và thân nhân.
 tắc động mạch phổi
Hướng dẫn thực hiện quy trình chuyên môn cấp cứu tắc động mạch phổi cấp

3. Báo cáo cho lãnh đạo chuyên môn các trường hợp

  •   Rối loạn hô hấp khó kiểm soát và/hoặc rối loạn huyết động khó kiểm soát
  •   Trường hợp khó khăn trong quyết định thuốc chống đông/tiêu sợi huyết
  •   Nguy cơ tử vong
  •   Kế hoạch chuyển viện
  •   Trường hợp được quan tâm đặc biệt/phức tạp

3.1. Phản ứng cấp cứu

– Các dấu hiệu lâm sàng cần thiết ngay:

  • Triệu chứng không đặc hiệu sau đây mà không rõ nguyên nhân: Khó thở; đau ngực kiểu màng phổi; ho ra máu, ngất; tụt huyết áp và/hoặc sốc
  • Có một hoặc nhiều yếu tố nguy cơ huyết khối-tắc mạch 

– Các yêu cầu cận lâm sàng và thăm dò cấp cứu:

  • Xét nghiệm: xét nghiệm huyết học, sinh hóa cơ bản, đông máu, men tim, khí máu động mạch, D-Dimer
  • Các xét nghiệm bổ sung tùy vào bệnh lý nguy cơ nghi ngờ (marker ung thư, marker chẩn đoán bệnh lý tăng đông…)
  • CĐHA: XQ ngực, MSCT mạch phổi, doppler mạch chi dưới, siêu âm tim qua thành ngực nếu tình trạng bệnh nhân cho phép
  • Điện tim
  • Thăm dò/theo dõi monitor: xem xét theo dõi huyết động xâm nhập nếu bệnh nhân có sốc.

– Chẩn đoán phân biệt cấp cứu:

– Xử trí cấp cứu:

  • Các xử trí khẩn cấp ngay để ổn định bệnh nhân: tuân thủ nguyên tắc ABCDE trong tiếp cận xử trí bệnh nhân, tránh bỏ sót bệnh lý
  • Xử trí cấp cứu đặc hiệu:
    • Chống đông: Enoxaparin 1mg/kg/12H điều trị bắc cầu trong khi chờ kháng vitamin K đạt mục tiêu điều trị (INR 2-3)
    • Tiêu sợi huyết: Actilyse: 0,6 mg/kg trong 20 phút
    • Can thiệp lấy huyết khối nếu có chỉ định: tùy vào tình trạng bệnh nhân và năng lực chuyên khoa.

– Tiếp cận cấp cứu các chuyên khoa liên quan: khoa CĐHA, khoa Tim mạch, khoa HSTC, khoa Huyết học để phục vụ việc chẩn đoán và xử trí trước mắt – Hội chẩn Ung bướu, Miễn dịch dị ứng… tùy theo bệnh lý nguyên nhân

3.2. Xử trí chuyên sâu và điều trị tiếp theo, sau khi ổn định bệnh nhân

Cân nhắc thăm dò chuyên sâu theo bệnh lý nguyên nhân. Hội chẩn với Tim mạch can thiệp xét đặt filter tĩnh mạch chủ dưới

3.3. Pathway (hướng dẫn các bước phản ứng theo tình trạng BN) 

Nghi ngờ tắc động mạch phổi, huyết động ổn định

Nghi ngờ tắc động mạch phổi, huyết đông không ổn định

3.4. Biểu mẫu

  • Checklist chỉ định, chống chỉ định chống đông (bổ sung sau)
  • Checklist chỉ định, chống chỉ định tiêu sợi huyết (bổ sung sau)

Tài liệu tham khảo

  1. Bộ Y tế, “Hướng dẫn quy trình kỹ thuật chuyên ngành Hồi sức – Cấp cứu và Chống độc”, ban hành kèm theo quyết định số  1904/QĐ-BYT, ngày 30 tháng 5 năm 2014
  2. Victor F Tapson, MD Aaron S Weinberg, MD, MPhil: “Treatment, prognosis, and follow-up of acute pulmonary embolism in adults” – UpToDate  May 16, 2019.

Từ viết tắt

  • HSCC: Hồi sức cấp cứu
  • BS: Bác sĩ
  • ĐD: Điều dưỡng
  • XN: Xét nghiệm
  • BN: Bệnh nhân
  • CĐHA: Chẩn đoán hình ảnh
  • HSTC: Hồi sức tích cực
  • TĐMP: Tắc động mạch phổi
  • HA: Huyết áp

Bản quyền và thương hiệu: Thông tin và hình ảnh trên website thuộc quyền sở hữu của Vinmecdr. Việc sao chép, sử dụng phải được Vinmecdr chấp thuận trước bằng văn bản.
Miễn trừ trách nhiệm: Tất cả những tư liệu được cung cấp trên website này đều mang tính tham khảo. Do đó, nội dung và hình ảnh sẽ được thay đổi, cập nhật và cải tiến thường xuyên mà không phải thông báo trước. Vinmecdr không bảo đảm về độ chính xác cũng như sự hoàn thiện về thông tin. Chúng tôi không chịu trách nhiệm pháp lý cho những thiệt hại xuất hiện trực tiếp hay gián tiếp từ việc sử dụng hoặc hành động dựa theo những thông tin trên hoặc một số thông tin xuất hiện trên website này. Vinmecdr không chịu trách nhiệm pháp lý về những sai sót, lỗi chính tả… do nhập liệu cùng với những sự cố khách quan khác như: nhiễm virus, hành vi phá hoại, ác ý… xảy ra trên website này cũng như các website liên kết, nếu có.
Đường link liên kết
Vinmecdr sẽ không chịu trách nhiệm hay có nghĩa vụ pháp lý dưới bất kỳ hình thức nào về nội dung của những website không thuộc Vinmecdr được liên kết với website www.vinmecdr.com, bao gồm các sản phẩm, dịch vụ và những mặt hàng khác được giới thiệu thông qua những website đó.

facebook
0

Bài viết liên quan

Bình luận0

Đăng ký
Thông báo về
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận

Bài viết cùng chuyên gia