MỚI

Hướng dẫn thực hiện quy trình chuyên môn cấp cứu suy hô hấp do tràn khí màng phổi

Ngày xuất bản: 11/06/2022

Hướng dẫn thực hiện quy trình chuyên môn cấp cứu suy hô hấp do tràn khí màng phổi áp dụng cho bác sĩ, điều dưỡng Hồi sức cấp cứu và các khoa phòng liên quan tại các bệnh viện

Người thẩm định: Nguyễn Đăng Tuân
Người phê duyệt: Phùng Nam Lâm
Ngày phát hành: 17/06/2019
Ngày hiệu chỉnh: 04/03/2022

Các tiêu chí cần đạt

– Thời gian cấp cứu tính từ thời điểm tiếp nhận

  • Thực hiện xong đánh giá lâm sàng ban đầu: 10 phút
  • Thực hiện xong Xquang phổi tại giường: 10phút

– Tiến hành dẫn lưa tràn khí màng phổi tại cấp cứu

  • Chuẩn bị dụng cụ để tiến hành dẫn lưu màng phổi: 15 phút

– Báo cáo cho lãnh đạo chuyên môn các trường hợp:

  • Tràn khí màng phổi trên NB đa thương hoặc có biến chứng nặng, nguy cơ tử vong
  • Khả năng thực hiện không đạt yêu cầu tại cấp cứu.

Quy định và cách thức báo cáo, hội chẩn

– Báo cáo cho lãnh đạo chuyên môn các trường hợp:

  • Tràn khí màng phổi trên NB đa thương hoặc có biến chứng nặng, nguy cơ tử vong o  Khả năng thực hiện không đạt yêu cầu tại cấp cứu
  • Có kế hoạch chuyển viện
  • Bệnh nhân được quan tâm đặc biệt

Các cảnh báo, bẫy chẩn đoán và xử trí

  • Nguy cơ bỏ sót chẩn đoán ở bệnh nhân có bệnh nền kèm theo: đa chấn thương, nhồi máu cơ tim, chấn thương mạch máu, chấn thương tủy

1. Phản ứng cấp cứu suy hô hấp do tràn khí màng phổi

1.1. Các dấu hiệu lâm sàng cần thiết ngay (mẫu hồ sơ bệnh án)

  • Tính chất đau ngực gợi ý của Tràn khí màng phổi
  • Các yếu tố nguy cơ tim mạch (THA, tăng mỡ máu, ĐTĐ…)
  • Nguy cơ chảy máu hoặc tiền sử chảy máu mới đây (XHN, loét dạ dày tá tràng chảy máu…)
  • Các thuốc đang dùng và thuốc cấp cứu đã dùng trước khi đến viện
  • Dấu hiệu nặng: Đa chấn thương, bệnh lý ác tính, tụt huyết áp

1.2. Các yêu cầu cận lâm sàng và thăm dò cấp cứu

  • Điện tim 12 chuyển đạo
  • XN máu: Chức năng đông máu, GPT, GOT, Creatinin, Điện giải đồ, Glucose. iii.   Chụp Xquang phổi tại giường, siêu âm bụng, ngực tại giường
  • Thăm dò/theo dõi monitor: theo dõi liên tục điện tim, SpO2, HA

1.3. Phân tầng nguy cơ suy hô hấp do tràn khí màng phổi (mẫu HSBA) 

1.4. Xử trí cấp cứu suy hô hấp

1.4.1. Cách xử trí cấp cứu để ổn định bệnh nhân

– Cung cấp oxy dòng cao (≥ 28%) cho bệnh nhân tràn khí màng phổi nhằm mục đích:

  • Duy trì độ bão hòa oxy máu đầy đủ (SaO2 > 92%) cho cơ quan sống
  • Làm giảm áp lực riêng phần của nitơ khí thở vào để có thể thúc đẩy tốc độ tái hấp thu khí (tái hấp thu nitơ) từ khoang màng phổi và đẩy nhanh sự tái nở phổi
  • Tuy nhiên khi cho thở oxy thì phải thận trọng với những bệnh nhân có bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) vì điều này có thể gây ra tình trạng ứ đọng CO2.
  •  

1.4.2. Xử trí cấp cứu đặc hiệu

– Tràn khí màng phổi áp lực

  • Tràn khí màng phổi áp lực là một cấp cứu y học và các bác sĩ lâm sàng phải tuân thủ theo các bước ABC trong cấp cứu ban đầu
  • Trong tình huồng nguy kịch thì phải xử trí ngay lập tức mà không cần có phim XQ phổi:
  •  
    • Chọc ngay một ống thông (Venflon) bằng chất dẻo có nòng bằng kim sắt vào khoang màng phổi tại vị trí trên đường giữa xương đòn tương ứng khoang liên sườn thứ hai
    • Ngay khi vào khoang màng phổi, rút bỏ kim sắt trong nòng ống thông để giải phóng khí màng phổi
    • Rút bỏ ống thông sau khi dẫn lưu lồng ngực được đặt và hút thấy có khí sủi tăm qua van nước

– Dẫn lưu lồng ngực * Chọn điểm mở

  • Thuộc vùng tam giác an toàn (Hình 3), thường tại khoang liên sườn 4, 5 đường nách giữa
  • Một số trường hợp đặc biệt:
    • Trong chấn thương ngực vị trí có thể là điểm giữa đường nối hõm nách đến bờ xương sườn 10)
    • Có thể đặt dẫn lưu tại vị trí đường nối gian sườn II với đường giữa xương đòn bên tràn khí trong trường hợp tràn khí màng phổi đơn thuần.

* Sát khuẩn quanh vị trí đặt ống dẫn lưu bằng dug dịch chlorhexidine hoặc povidone-iodine * Lắp ráp hệ thống dẫn lưu * Trải săng có lỗ, tiêm thuốc giảm đaugây tê tại chỗ đặt ống dẫn lưu bằng dung dịch Lidocaine 2% * Gây tê bằng Lidocain 2% theo lớp từ ngoài vào trong và kết thăm dò khoang màng phổi. * Thì rách da và tiếp cận màng phổi

  • Rạch da và tổ chức dưới da dài 2-3 cm, ngay bờ trên và song song với xương sườn
  • Dùng kẹp Kelly bóc tách sâu vào trong khoang liên sườn theo vị trí đã rách da, vừa bóc tách vừa dùng tay kiểm tra đích màng phổi cần đến, lưu ý tránh tiếp cận bờ dưới xương sườn trên vì làm tổn thương bó mạch thần kinh liên sườn (Hình 4)

* Kiểm tra màng phổi và luồn ống dẫn lưu

  • Khi đã tới màng phổi, dùng mũi kẹp Kelly đục thủng màng phổi
  • Dùng 1 ngón tay luồn vào khoang màng phổi để kiểm tra để xác nhận khoang màng phổi, tổn thương dày dính khoang màng phổi… (Hình 4)
  • Dùng đầu kẹp Kelly kẹp vào đầu ống dẫn lưu đã chuẩn bị (dấu phần đầu kim loại của kẹp, để phần ống nhô ra ngoài) và đưa đầu ống dẫn lưu theo hướng muốn đưa, thông thướng nếu muốn dãn lưu khí đơn thuần hướng đầu ống lên đỉnh phổi (lên trên và ra trước), nếu muốn dẫn lưu dịch hướng đầu ống xuống dưới và ra sau, nếu muốn dẫn lưu cả khí và dịch hướng đầu ống dẫn lưu ra sau và lên trên (Hình 4)

* Nối ống đẫn lưu vào hệ thống hút và khâu cố định ống bằng chỉ 1.0 hoặc 2.0 * Dán băng gạc tại vị trí cố định ống dẫn lưu và băng lại các vị trí kết nối ống dẫn lưu. Đặt máy hút liên tục với áp lực âm thích hợp với sức chịu đựng của người bệnh từ – 10 đến – 20 cmH2O (bệnh nhân thở máy áp lực hút cao hơn áp lực đỉnh đường thở) * Chụp XQ ngực để kiểm tra vị trí của ống dẫn lưu và lượng khí và dịch sau khi đặt ống * Chăm sóc, theo dõi

  • Cần vuốt ống dẫn lưu định kì nếu là dẫn lưu máu
  • Theo dõi mức độ ra khí, khí dưới da
  • Theo dõi lượng dịch, máu ra qua ống

* Rút ống dẫn lưu: rút ống dẫn lưu sau 24h nếu hết khí và lượng dịch ra < 100ml/24h

Hình 3. Tam giác an toàn

– Bờ trước: Bờ ngoài cơ ngực lớn                           – Bờ sau: Bờ ngoài cơ lưng to

– Đáy: Đường đi qua khoang liên sườn 5                – Đỉnh: Hõm nách

“Havelock T et al. Thorax 2010, Publishing Group Ltd & British Thoracic Society”

Hình 4. Thủ thuật mở màng phổi và đặt ống dẫn lưu màng phổi.

Tube thoracostomy. (From Custalow CB. Color Atlas of Emergency Department Procedures. Philadenphia: Sauders; 2005).

2. Pathway hướng dẫn xử trí tràn khí màng phổi

Tài liệu tham khảo

  •  Bộ Y tế “Hướng dẫn quy trình kĩ thuật bệnh viện tập 1”. Nhà Xuất bản Y học (1999).
  • Dennis L. Kasper, Eugene Braunwald, Anthony S. Fauci et al”Harrison‟s principle of internal medicine” 18th edition Mc Graw Hill company, 2011.
  •  Gerald L. Baum, Jeffrey, Md. Glassroth et al “Baum’s Textbook of Pulmonary Diseases 7th edition”, Lippincott Williams & Wilkins Publishers, 2003.

Bản quyền và thương hiệu: Thông tin và hình ảnh trên website thuộc quyền sở hữu của Vinmecdr. Việc sao chép, sử dụng phải được Vinmecdr chấp thuận trước bằng văn bản.
Miễn trừ trách nhiệm: Tất cả những tư liệu được cung cấp trên website này đều mang tính tham khảo. Do đó, nội dung và hình ảnh sẽ được thay đổi, cập nhật và cải tiến thường xuyên mà không phải thông báo trước. Vinmecdr không bảo đảm về độ chính xác cũng như sự hoàn thiện về thông tin. Chúng tôi không chịu trách nhiệm pháp lý cho những thiệt hại xuất hiện trực tiếp hay gián tiếp từ việc sử dụng hoặc hành động dựa theo những thông tin trên hoặc một số thông tin xuất hiện trên website này. Vinmecdr không chịu trách nhiệm pháp lý về những sai sót, lỗi chính tả… do nhập liệu cùng với những sự cố khách quan khác như: nhiễm virus, hành vi phá hoại, ác ý… xảy ra trên website này cũng như các website liên kết, nếu có.
Đường link liên kết Vinmecdr sẽ không chịu trách nhiệm hay có nghĩa vụ pháp lý dưới bất kỳ hình thức nào về nội dung của những website không thuộc Vinmecdr đựợc liên kết với website www.vinmecdr.com, bao gồm các sản phẩm, dịch vụ và những mặt hàng khác được giới thiệu thông qua những website đó.

facebook
1

Bài viết liên quan

Bình luận0

Đăng ký
Thông báo về
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận

Bài viết cùng chuyên gia