Hướng dẫn thực hiện quy trình chuyên môn cấp cứu suy hô hấp cấp tiến triển (ARDS)
Hướng dẫn thực hiện quy trình chuyên môn cấp cứu suy hô hấp cấp do dị vật đường thở áp dụng cho bác sỹ, điều dưỡng khoa Hồi sức cấp cứu và các khoa phòng liên quan tại các bệnh viện Vinmec
Người thẩm định: Nguyễn Đăng Tuân
Người phê duyệt: Phùng Nam Lâm
Ngày phát hành lần đầu: 17/06/2019
Ngày hiệu chỉnh: 03/06/2020
Các tiêu chí cần đạt
Nội dung bài viết
– Thời gian cấp cứu tính từ thời điểm tiếp nhận
- Thực hiện xong đánh giá lâm sàng ban đầu: 10 phút
- Thực hiện xong điện tim và lấy máu làm khí máu, cấy máu: 20 phút
- Đặt nội khí quản, thông khí nhân tạo có PEEP và dùng an thần, giãn cơ nếu cần: 30 phút o Lấy máu xét nghiệm marker viêm, lấy mẫu bệnh phẩm hô hấp gửi làm xét nghiệm vi sinh (soi, cấy và test cúm hoặc AFB) và chức năng thận, gan, đông máu, albumin: 60 phút.
- Cho kháng sinh tĩnh mạch: 60 phút
– Báo cáo cho lãnh đạo chuyên môn các trường hợp:
- Sốc nhiễm khuẩn, suy đa phủ tạng hoặc có biến chứng nặng, nguy cơ tử vong
- Không có khả năng thực hiện các biện pháp cải thiện hô hấp hoặc huyết động đạt yêu cầu thời gian quy định.
- Nguyên nhân gây ARDS do bệnh truyền nhiễm có lây nhiễm cao và mạnh
- Có kế hoạch chuyển viện
Quy định và cách thức báo cáo, hội chẩn
– Báo cáo cho lãnh đạo chuyên môn các trường hợp:
- Sốc nhiễm khuẩn, suy đa phủ tạng hoặc có biến chứng nặng, nguy cơ tử vong
- Không có khả năng thực hiện các biện pháp cải thiện hô hấp hoặc huyết động đạt yêu cầu thời gian quy định.
- Nguyên nhân gây ARDS do bệnh truyền nhiễm có lây nhiễm cao và mạnh
- Bệnh nhân được quan tâm đặc biệt
- Hội chẩn cấp cứu với chuyên gia nếu: không đủ khả năng ra quyết định chẩn đoán, điều trị.
Các cảnh báo, bẫy chẩn đoán và xử trí:
- Nguy cơ bỏ sót chẩn đoán ở bệnh nhân có bệnh nền kèm theo: ĐTĐ, Suy thận mạn, COPD, Viêm phổi, Đột quỵ hoặc căn nguyên gây bệnh do tác nhân truyền nhiễm nguy hiểm (cúm A H5N1, H7N9, Mercovir …) hoặc căn nguyên gây ARDS ngoài phổi.

1. Phản ứng cấp cứu suy hô hấp cấp tiến triển (ARDS)
1.1. Các dấu hiệu lâm sàng cần thiết ngay (mẫu hồ sơ bệnh án)
- Khó thở, co kéo cơ hô hấp, tím tái hoặc suy hô hấp cấp tiến triển nhanh, các triệu chứng biểu hiện tại đường hô hấp (ho, đau họng, chảy mũi …), kèm theo các dấu hiệu gợi ý nhiễm trùng (hội chứng cúm, hoặc sốt). Khám phổi có ran nổ hoặc thở thô hoặc/và thổi ống, đo bão hòa oxy máu thấp
- Các yếu tố thuận lợi: sau nhiễm cúm, sau nhiễm lạnh, cơ địa suy giảm miễn dịch (có thai, đái đường, dùng thuốc ức chế miễn dịch…)
- Các thuốc đang dùng và thuốc cấp cứu đã dùng trước khi đến viện
- Dấu hiệu nặng: tím tái, thở nhanh, mạch nhanh, huyết áp tăng hoặc tụt, vật vã kích thích, hôn mê hoặc đe dọa ngừng tuần hoàn.
1.2. Các yêu cầu cận lâm sàng và thăm dò cấp cứu
- Khí máu, chụp X quang tim phổi hoặc chụp CT phổi nếu được, hoặc siêu âm phổi.
- XN máu: các marker viêm (CTM, CRP hoặc/và procalcitonin), albumin máu, các xét nghiệm đánh giá suy đa tạng: chức năng thận, điện giải đồ, gan, đông máu…
- Siêu âm tim cấp cứu tại giường (cần làm ngay nếu nghi ngờ có suy tim đi kèm)
- Thăm dò/theo dõi monitor: theo dõi liên tục điện tim, SpO2, HA, tránh thừa dịch và duy trì cân bằng dịch âm.
1.3. Chẩn đoán phân biệt cấp cứu
- Phù phổi cấp huyết động
- Tắc mạch phổi
- Cơn hen phế quản cấp
- Đợt cấp COPD
- TKMP
- Ép tim cấp do tràn dịch màng ngoài tim.
1.4. Xử trí cấp cứu
- Các xử trí cấp cứu để ổn định bệnh nhân: nằm đầu cao, lấy đường truyền ngoại vi, oxy liệu pháp (nên hạn chế vì thường không đáp ứng), thở máy không xâm nhập (nên hạn chế) và tiến hành đặt ống nội khí quản và thông khí nhân tạo có PEEP (pathway), kết hợp với thuốc an thần và/hoặc thuốc giãn cơ đảm bảo người bệnh thở hoàn toàn theo máy.
- Xử trí cấp cứu đặc hiệu: thuốc kháng sinh hoặc/và thuốc kháng virus
1.5. Tiếp cận cấp cứu các chuyên khoa liên quan: truyền nhiễm, hô hấp
2. Xử trí chuyên sâu và điều trị tiếp theo, sau khi ổn định bệnh nhân
Chuyển bệnh nhân lên khoa hồi sức tích cực hoặc chuyển viện. Nếu suy hô hấp cấp nặng không đáp ứng với các biện pháp thở máy thường quy và nằm sấp thì nên chỉ định ECMO nếu có thể.
3. Pathway xử trí hội chứng suy hô hấp cấp tiến triển
Tài liệu tham khảo
- Acute respiratory distress syndrome – ARDS (2018), “Certain – Checklist for Early Recognition and Treatment of Acute Illness and Injury”, Mayo Foundation For Medical Education and Research, Mayo Clinic Rochester, MN, USA 2018, P 49.
- Alessandri F, Pugliese F, Ranieri VM (2018) The Role of Rescue Therapies in the Treatment of Severe ARDS. Respiratory Care 63:92-101
- The Faculty of Intensive care Medicine (2018), Guideline on the management of ARDS, The Intensice Care of Society.
Bản quyền và thương hiệu: Thông tin và hình ảnh trên website thuộc quyền sở hữu của Vinmecdr. Việc sao chép, sử dụng phải được Vinmecdr chấp thuận trước bằng văn bản.
Miễn trừ trách nhiệm: Tất cả những tư liệu được cung cấp trên website này đều mang tính tham khảo. Do đó, nội dung và hình ảnh sẽ được thay đổi, cập nhật và cải tiến thường xuyên mà không phải thông báo trước. Vinmecdr không bảo đảm về độ chính xác cũng như sự hoàn thiện về thông tin. Chúng tôi không chịu trách nhiệm pháp lý cho những thiệt hại xuất hiện trực tiếp hay gián tiếp từ việc sử dụng hoặc hành động dựa theo những thông tin trên hoặc một số thông tin xuất hiện trên website này. Vinmecdr không chịu trách nhiệm pháp lý về những sai sót, lỗi chính tả… do nhập liệu cùng với những sự cố khách quan khác như: nhiễm virus, hành vi phá hoại, ác ý… xảy ra trên website này cũng như các website liên kết, nếu có.
Đường link liên kết
Vinmecdr sẽ không chịu trách nhiệm hay có nghĩa vụ pháp lý dưới bất kỳ hình thức nào về nội dung của những website không thuộc Vinmecdr đựợc liên kết với website www.vinmecdr.com, bao gồm các sản phẩm, dịch vụ và những mặt hàng khác được giới thiệu thông qua những website đó.