Hướng dẫn thực hiện quy trình chuyên môn cấp cứu suy hô hấp cấp do dị vật đường thở
Hướng dẫn thực hiện quy trình chuyên môn cấp cứu suy hô hấp cấp do dị vật đường thở áp dụng cho bác sỹ, điều dưỡng khoa Hồi sức cấp cứu và các khoa phòng liên quan tại các bệnh viện
Người thẩm định: Nguyễn Đăng Tuân
Người phê duyệt: Phùng Nam Lâm
Ngày phát hành lần đầu: 17/06/2019
Ngày hiệu chỉnh: 03/06/2020
Các tiêu chí cần đạt
Nội dung bài viết
– Thời gian cấp cứu tính từ thời điểm tiếp nhận
- Thực hiện xong đánh giá lâm sàng ban đầu: Ngay và trong 10 phút
- Thực hiện xong lấy máu xét nghiệm, thăm dò cấp cứu tại giường: 20 phút (ưu tiên xét nghiệm nhanh POCT)
- Thực hiện xong chụp xquang tim phổi: 45 phút
- Thực hiện hội chẩn chuyên khoa: 60 phút
Quy định và cách thức báo cáo, hội chẩn
– Báo cáo cho lãnh đạo chuyên môn các trường hợp:
- Suy hô hấp nguy kịch, nguy cơ tử vong
- Không có khả năng thực hiện các biện pháp loại bỏ dị vật
- Có kế hoạch chuyển viện
- Bệnh nhân được quan tâm đặc biệt
- Hội chẩn cấp cứu với chuyên gia HSCC tuyến trên: không đủ khả năng xử trí và điều trị.
Các cảnh báo, bẫy chẩn đoán và xử trí:
- Phát hiện tiếng rít thanh khí quản
- Đề phòng suy hô hấp để can thiệp sớm
- Dễ bỏ sót chẩn đoán trong bệnh cảnh suy hô hấp do hen PQ, viêm thanh quản…
1. Phản ứng cấp cứu
1.1. Các dấu hiệu lâm sàng cần thiết ngay (mẫu hồ sơ bệnh án)
1.1.2. Hội chứng xâm nhập: ngạt thở, trợn mắt, tím tái, vật vã, bệnh nhân ho rũ rượi và dồn dập, cơn ho có thể kéo dài 5 – 10 phút 1.1.3. Dị vật thanh quản:
- Khó thở thanh quản: khó thở vào, thở chậm, nghe có tiếng rít thanh quản
- Khàn tiếng hoặc mất tiếng
- Ho như “chó sủa”
- Rất dễ xuất hiện cơn co thắt thanh quản gây khó thở nặng thêm, bệnh nhân rất dễ tử vong.
1.1.4. Dị vật khí quản: – Hầu hết dị vật khí quản là di động, dễ gây biến chứng nguy hiểm do dị vật theo luồng khí lên xuống mắc lại ở hạ thanh môn làm bệnh nhân ngạt thở và tử vong. – Triệu chứng:
- Ho, khó thở từng cơn sau đó lại bình thường.
- Nghe phổi : thường có ran rít cả 2 phế trường, điển hình sẽ nghe thấy tiếng “lật phật” (do dị vật di động)
1.1.5. Dị vật phế quản
- Triệu chứng của dị vật di động: cơn ho rũ rượi, khó thở, nghe phổi có tiếng lật phật. Khi dị vật nằm ở phế quản (thời kỳ im lặng) nghe thấy rì rào phế nang giảm hoặc có ran rít bên có dị vật.
- Dị vật cố định: hay gây xẹp phổi, viêm phế quản phổi hoặc khí phế thủng. Bệnh nhân ho từng cơn, khó thở cả 2 thì, thở nhanh > 20 lần/phút, RRPN giảm hoặc mất, gõ đục nếu xẹp phổi, gõ trong nếu là khí phế thủng.
- Nếu dị vật không gây tắc nghẽn: bệnh nhân khó thở nhẹ hoặc không khó thở, chỉ có cơn ho kéo dài, khạc đờm đôi khi lẫn máu.
1.2. Các yêu cầu cận lâm sàng và thăm dò cấp cứu
- XN máu: POCT, khí máu
- Chụp X quang cấp cứu tại giường iii. Điện tim 12 chuyển đạo
- Thăm dò/theo dõi monitor: theo dõi liên tục điện tim, SpO2, HA, nhịp thở
1.3. Chẩn đoán phân biệt cấp cứu
- Dị vật thanh quản : phân biệt với viêm thanh quản cấp, bạch hầu, polip thanh quản
- Dị vật khí quản : phân biệt với hen phế quản, u khí quản
- Dị vật phế quản : phân biệt với viêm phế quản, phế quản phế viêm, áp xe phổi
1.4. Xử trí cấp cứu dị vật đường thở
1.4.1. Phụ thuộc vào mức độ tắc nghẽn – Trường hợp tắc nghẽn bán phần (không khí còn ra vào phổi được)
- Nghiệm pháp Heimlich nếu có dị vật đường thở
- Thở ô xy có làm ẩm tốt
- Theo dõi dấu hiệu sinh tồn
- Chuẩn bị sẵn sàng bộ đặt nội khí quản, mở khí quản và dụng cụ hút đờm dãi
– Nếu tắc nghẽn hoàn toàn và bệnh nhân có dấu hiệu thiếu ô xy (tím tái, thở ngáp cá, rối loạn ý thức) tiến hành kiểm soát đường thở
- Khai thông đường thở: Nghiệm pháp Heimlich
- Cấp cứu Hồi sinh tim phổi nếu có ngừng tim
- Kiểm tra và lấy bỏ các dị vật bằng đèn soi thanh quản và kẹp Magill
- Mở khí quản cấp cứu – quick track
- Đặt nội khí quản cấp cứ
2. Xử trí chuyên sâu và điều trị tiếp theo, sau khi ổn định bệnh nhân Nội soi gắp dị vật
3. Pathway hướng dẫn xử trí suy hô hấp do dị vật đường thở
Tài liệu tham khảo
- Nhà xuất bản y học, 2014 – Tài liệu đào tạo cấp cứu cơ bản.
- Nhà xuất bản y học , 2017, Sổ tay điều trị nhi khoa –
- Rosen and Barkin_s 5-Minute Emergency Medicine Consult_ 5E
- Rosen’s Emergency Medicine_ Concepts and Clinical Practice
- Justin C. Hewlett1, Otis B. Rickman1, Robert J. Lentz1, Udaya B. Prakash2, Fabien Maldonado, 2017, Foreign body aspiration in adult airways: therapeutic approach, Journal of Thoracic Disease, pg 3398-3409.
Bản quyền và thương hiệu: Thông tin và hình ảnh trên website thuộc quyền sở hữu của Vinmecdr. Việc sao chép, sử dụng phải được Vinmecdr chấp thuận trước bằng văn bản.
Miễn trừ trách nhiệm: Tất cả những tư liệu được cung cấp trên website này đều mang tính tham khảo. Do đó, nội dung và hình ảnh sẽ được thay đổi, cập nhật và cải tiến thường xuyên mà không phải thông báo trước. Vinmecdr không bảo đảm về độ chính xác cũng như sự hoàn thiện về thông tin. Chúng tôi không chịu trách nhiệm pháp lý cho những thiệt hại xuất hiện trực tiếp hay gián tiếp từ việc sử dụng hoặc hành động dựa theo những thông tin trên hoặc một số thông tin xuất hiện trên website này. Vinmecdr không chịu trách nhiệm pháp lý về những sai sót, lỗi chính tả… do nhập liệu cùng với những sự cố khách quan khác như: nhiễm virus, hành vi phá hoại, ác ý… xảy ra trên website này cũng như các website liên kết, nếu có.
Đường link liên kết
Vinmecdr sẽ không chịu trách nhiệm hay có nghĩa vụ pháp lý dưới bất kỳ hình thức nào về nội dung của những website không thuộc Vinmecdr đựợc liên kết với website www.vinmecdr.com, bao gồm các sản phẩm, dịch vụ và những mặt hàng khác được giới thiệu thông qua những website đó.