MỚI

Hướng dẫn thực hiện quy trình chuyên môn cấp cứu suy gan cấp, hôn mê gan

Ngày xuất bản: 04/07/2022

Hướng dẫn thực hiện quy trình chuyên môn cấp cứu suy gan cấp, hôn mê gan áp dụng cho bác sĩ, điều dưỡng Hồi sức cấp cứu và các khoa phòng liên quan tại các bệnh viện

Người thẩm định: Nguyễn Đăng Tuân Người phê duyệt: Phùng Nam Lâm Ngày phát hành lần đầu: 17/06/2019 Ngày hiệu chỉnh: 03/06/2020
Suy gan, hôn mê gan là một kỹ thuật phức tạp trong y khoa. Việc hiểu rõ sẽ giúp quá trình thực hiện mang lại kết quả tốt hơn cho người bệnh.

1. Các tiêu chí cần đạt trong cấp cứu suy gan cấp và hôn mê gan

  • Thời gian cấp cứu tính từ thời điểm tiếp nhận:
    • Thực hiện xong đánh giá lâm sàng ban đầu: 10 phút.
    • Thực hiện xong khí máu và đường máu mao mạch: 20 phút.
    • Lấy máu XN chức năng gan, thận, đông máu, điện giải đồ: 80 phút.
  • Điều trị can thiệp:
    • Truyền các chế phẩm máu nếu có chỉ định: 90 phút.
    • Dùng acetylcystein đường nếu do nguyên nhân do ngộ độc paracetamol: 120 phút.
  • Báo cáo cho lãnh đạo chuyên môn các trường hợp:
    • Hôn mê gan hoặc có biến chứng nặng, nguy cơ tử vong.
    • Không có khả năng thực hiện truyền máu, lọc máu hoặc dùng acetylcystein trong trường hợp ngộ độc cấp paracetamol và thực hiện không đạt yêu cầu thời gian quy định.
    • Có kế hoạch chuyển viện.

2. Quy định và cách thức báo cáo, hội chẩn

  • Báo cáo cho lãnh đạo chuyên môn các trường hợp:
    • Sốc tim hoặc có biến chứng nặng, nguy cơ tử vong.
    • Không có khả năng thực hiện tái thông đmv hoặc khả năng thực hiện không đạt yêu cầu thời gian quy định.
    • Có kế hoạch chuyển viện.
    • Bệnh nhân được quan tâm đặc biệt.
  • Hội chẩn cấp cứu với chuyên gia truyền nhiễm, chống độc nếu: không đủ khả năng ra quyết định chẩn đoán, điều trị.

Tìm hiểu về kỹ thuật về suy gan và hôn mê gan

3. Các cảnh báo, bẫy chẩn đoán và xử trí

3.1. Phản ứng cấp cứu

  • Các dấu hiệu lâm sàng cần thiết ngay (mẫu hồ sơ bệnh án):
    • Mệt mỏi, ăn kém, kèm vàng da vàng mắt, chảy máu chân răng hoặc tụ máu, chảy máu vùng da, cơ,…
    • Các yếu tố nguy cơ viêm gan, ngộ độc gan và suy gan cấp: Tiền sử dùng thuốc gây độc cho gan, viêm gan virus, viêm gan tự miễn, phẫu thuật gan, chấn thương gan,…
    • Các thuốc đang dùng và thuốc cấp cứu đã dùng trước khi đến viện.
    • Dấu hiệu nặng: hôn mê gan, tổn thương đa tạng.
  • Các yêu cầu cận lâm sàng và thăm dò cấp cứu:
    • Khí máu, đường máu.
    • XN máu: Đông máu cơ bản, công thức máu, men gan (GOT, GPT, GGT), bilirubin toàn phần, trực tiếp và gián tiếp, chức năng thận, lactat máu, NH3 máu, LDH, albumin máu, định lượng nồng độ paracetamol máu nếu nghi ngờ ngộ độc, xét nghiệm virus gây viêm gan.
    • Siêu âm ổ bụng, lưu ý hệ gan mật.
    • Thăm dò/ theo dõi monitor: theo dõi ý thức (dấu hiệu não gan và tiến triển của hội chứng não gan), xuất huyết và diễn biến xuất huyết, theo dõi đường máu mao mạch và diễn biến chức năng gan trên xét nghiệm.
  • Chẩn đoán phân biệt cấp cứu: 
    • Hôn mê hạ đường huyết, tăng đường huyết hoặc hôn mê toan ceton do đái tháo đường.
    • Ngộ độc hoặc quá liều thuốc chống đông.
    • Xuất huyết não.
    • Nhồi máu não.
  • Xử trí cấp cứu:
    • Các xử trí cấp cứu để ổn định bệnh nhân: nằm đầu cao, thở ô xy (nếu SpO2 < 95%), giảm đau, lấy đường truyền tĩnh mạch ngoại vi, truyền đường nếu có hạ đường huyết.
    • Xử trí cấp cứu đặc hiệu: dùng ngay actetylcystein nếu xác định được suy gan cấp do ngộ độc paracetamol và lọc máu cấp cứu để loại bỏ chất độc nếu còn chỉ định.
  • Tiếp cận cấp cứu các chuyên khoa liên quan: truyền nhiễm, chống độc, trung tâm gan (nếu có).

3.2. Xử trí chuyên sâu và điều trị tiếp theo, sau khi ổn định bệnh nhân

Theo Hướng dẫn phác đồ xử trí bệnh nhân suy gan cấp, hôn mê gan.

3.3. Pathway xử trí suy gan cấp, hôn mê gan

Lược đồ thiết lập chẩn đoán và xử trí suy gan cấp, hôn mê gan

Tài liệu tham khảo

  • Acute Liver Failure (2018), “Certain – Checklist for Early Recognition and Treatment of Acute Illness and Injury”, Mayo Foundation For Medical Education and Research, Mayo Clinic Rochester, MN, USA 2018, P 36.
  • EASL Clinical Practical Guidelines on the management of acute (fulminant) liver failure, Journal of Hepatology 2017 vol. 66 j 1047–1081

Bản quyền và thương hiệu: Thông tin và hình ảnh trên website thuộc quyền sở hữu của Vinmecdr. Việc sao chép, sử dụng phải được Vinmecdr chấp thuận trước bằng văn bản. Miễn trừ trách nhiệm: Tất cả những tư liệu được cung cấp trên website này đều mang tính tham khảo. Do đó, nội dung và hình ảnh sẽ được thay đổi, cập nhật và cải tiến thường xuyên mà không phải thông báo trước. Vinmecdr không bảo đảm về độ chính xác cũng như sự hoàn thiện về thông tin. Chúng tôi không chịu trách nhiệm pháp lý cho những thiệt hại xuất hiện trực tiếp hay gián tiếp từ việc sử dụng hoặc hành động dựa theo những thông tin trên hoặc một số thông tin xuất hiện trên website này. Vinmecdr không chịu trách nhiệm pháp lý về những sai sót, lỗi chính tả… do nhập liệu cùng với những sự cố khách quan khác như: nhiễm virus, hành vi phá hoại, ác ý… xảy ra trên website này cũng như các website liên kết, nếu có. Đường link liên kết Vinmecdr sẽ không chịu trách nhiệm hay có nghĩa vụ pháp lý dưới bất kỳ hình thức nào về nội dung của những website không thuộc Vinmecdr được liên kết với website www.vinmecdr.com, bao gồm các sản phẩm, dịch vụ và những mặt hàng khác được giới thiệu thông qua những website đó.

facebook
10

Bài viết liên quan

Bình luận0

Đăng ký
Thông báo về
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận

Bài viết cùng chuyên gia