Hướng dẫn thực hiện quy trình chuyên môn cấp cứu ngộ độc methanol
Hướng dẫn thực hiện quy trình chuyên môn cấp cứu ngộ độc methanol áp dụng cho bác sĩ, điều dưỡng khoa Hồi sức cấp cứu và các khoa phòng liên quan tại các bệnh viện
Người thẩm định: Nguyễn Đăng Tuân
Người phê duyệt: Phùng Nam Lâm
Ngày phát hành: 17/06/2019
Ngày hiệu chỉnh: 03/06/2020
Các tiêu chí cần đạt
Nội dung bài viết
– Thời gian cấp cứu tính từ thời điểm tiếp nhận
- Thực hiện xong đánh giá lâm sàng ban đầu: 10 phút
- Thực hiện xong lấy máu XN: methanol máu, ethanol, ALTT máu, khí máu động mạch, điện giải đồ, Ure, Creatinin, glucose, GOT, GPT, CK: 30 phút
- Tiến hành lọc máu ngắt quãng hoặc liên tục khi toan chuyển hóa có khoảng trông anion, khoảng trống áp lực thẩm thấu cao: 60 phút
Quy định và cách thức báo cáo, hội chẩn
– Báo cáo cho lãnh đạo chuyên môn các trường hợp ngộ độc methanol:
- Nguy cơ tử vong và di chứng nặng nề
- Có kế hoạch chuyển viện
- Bệnh nhân được quan tâm đặc biệt
Quy định và cách thức báo cáo, hội chẩn
– Báo cáo cho lãnh đạo chuyên môn các trường hợp ngộ độc methanol:
- Nguy cơ tử vong và di chứng nặng nề
- Có kế hoạch chuyển viện
- Ngộ độc hàng loạt
- Bệnh nhân được quan tâm đặc biệt
– Hội chẩn cấp cứu với chuyên gia Chống độc nếu: không đủ khả năng ra quyết định chẩn đoán, điều trị
Các cảnh báo, bẫy chẩn đoán và xử trí
- Nguy cơ bỏ sót chẩn đoán ở bệnh nhân có bệnh nền kèm theo: đái tháo đường, đột quỵ, hôn mê do ngộ độc thuốc ngủ, an thần, hôn mê do ngộ độc ethanol, rối loạn thị lực sẵn có, toan chuyển hóa không giải thích được.
- Cần phải nghĩ đến các yếu tố nguy cơ thuận lợi gây ngộ độc methanol mới có thể định hướng đến chẩn đoán.

1. Phản ứng cấp cứu
1.1. Các dấu hiệu lâm sàng cần phát hiện ngay (mẫu hồ sơ bệnh án)
- Nhìn mờ, các biểu hiện nhiễm toan chuyển hóa (thở nhanh sâu, pH máu giảm sâu khó giải thích được do các nguyên nhân khác), vật vã kích thích, co giật, hôn mê, mạch nhanh, tụt huyết áp
- Yếu tố thuận lợi: nghiện rượu, mới uống rượu, xảy ra có tính chất hàng loạt nếu nhiều người cùng uống … , hoặc có nạn nhân đã uống rượu cùng và đã được chẩn đoán ngộ độc methanol
- Các thuốc đã và đang dùng trên đường tới bệnh viện
- Các dấu hiệu nặng: co giật, hôn mê, loạn nhịp tim và tụt huyết áp.
1.2. Các yêu cầu cận lâm sàng và thăm dò cấp cứu
- Xét nghiệm khí máu: biểu hiện toan chuyển hóa nặng, siêu âm nhanh FAST
- Định lượng nồng độ Methanol máu, định lượng nồng độ ethanol máu
- Áp lực thẩm thấu máu, kết hợp với khí máu động mạch có lactate, điện giải đồ, Ure, glucose, Creatinin, GOT, GPT, CK
- Các xét nghiệm khác để chẩn đoán phân biệt: Xquang tim phổi, CT sọ não, MRI sọ não, soi đáy mắt…
1.3. Chẩn đoán phân biệt cấp cứu
- Ngộ độc ethanol,
- Hôn mê do đái tháo đường,
- Hôn mê do ngộ độc thuốc an thần, gây ngủ.
- Hôn mê do tai biến mạch não
1.4. Xử trí cấp cứu
Tất cả các phương pháp điều trị cần bắt đàu càng sớm càng tốt – Các xử trí cấp cứu giúp duy trì tính mạng: đảm bảo các nguyên tắc ABCD ổn định tình trạng cấp cứu người bệnh: nằm đầu cao, thở ô xy (nếu SpO2 < 95%), kiểm soát hô hấp, huyết động, an thần, kiểm soát cơn giật – Xử trí cấp cứu đặc hiệu:
- Giải độc đặc hiệu: Fomepizole trong vòng 24h đầu
- Truyền cồn 5% tĩnh mạch (pha từ dung dịch ethanol loại tiêm truyền tĩnh mạch thành dung dịch 5%) truyền liều 15 ml/kg với tốc độ 2-4 ml/kg/h. mục tiêu ethanol trong huyết thanh đat 100-150 mg/dl
- Truyền dung dịch bicarbonate
- Chỉ định lọc máu cấp cứu sớm (nên ưu tiên lọc máu ngắt quãng, có thể lọc máu liên tục CVVHD)
2. Xử trí chuyên sâu và điều trị cụ thể
Sau khi ổn định bệnh nhân: theo Hướng dẫn phác đồ xử trí Ngộ độc rượu Methanol
3. Pathway xử trí ngộ độc methanol
Tài liệu tham khảo
- Nguyễn Quốc Anh, Ngô Quý Châu (2012), “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh nội khoa”, NXB Y học, Hà Nội.
- Nguyễn Trung Nguyên (2012), “Ngộ độc cấp ethanol và methanol”, Chống độc cơ bản, NXB Y học, trang 121-138.
- Sage W. Wiener (2011), “Toxic alcohols”, Goldfrank’s Toxicologic Emergencies, 9th Edition, Mc Graw-Hill, P. 1400-1410.
- Poison Index Managements (2012), “Methanol”, Micromedex 2.0, Thomson Reuters, USA.
- Bộ Y tế, (2015). “Hướng dẫn chẩn đoán và xử trí ngộ độc”. 176-182.
Bản quyền và thương hiệu: Thông tin và hình ảnh trên website thuộc quyền sở hữu của Vinmecdr. Việc sao chép, sử dụng phải được Vinmecdr chấp thuận trước bằng văn bản.
Miễn trừ trách nhiệm: Tất cả những tư liệu được cung cấp trên website này đều mang tính tham khảo. Do đó, nội dung và hình ảnh sẽ được thay đổi, cập nhật và cải tiến thường xuyên mà không phải thông báo trước. Vinmecdr không bảo đảm về độ chính xác cũng như sự hoàn thiện về thông tin. Chúng tôi không chịu trách nhiệm pháp lý cho những thiệt hại xuất hiện trực tiếp hay gián tiếp từ việc sử dụng hoặc hành động dựa theo những thông tin trên hoặc một số thông tin xuất hiện trên website này. Vinmecdr không chịu trách nhiệm pháp lý về những sai sót, lỗi chính tả… do nhập liệu cùng với những sự cố khách quan khác như: nhiễm virus, hành vi phá hoại, ác ý… xảy ra trên website này cũng như các website liên kết, nếu có.
Đường link liên kết
Vinmecdr sẽ không chịu trách nhiệm hay có nghĩa vụ pháp lý dưới bất kỳ hình thức nào về nội dung của những website không thuộc Vinmecdr được liên kết với website www.vinmecdr.com, bao gồm các sản phẩm, dịch vụ và những mặt hàng khác được giới thiệu thông qua những website đó.