Hướng dẫn thực hiện quy trình chuyên môn can thiệp định vị kim dây tổn thương vú dưới hướng dẫn siêu âm
Hướng dẫn thực hiện quy trình chuyên môn can thiệp định vị kim dây tổn thương vú dưới hướng dẫn siêu âm áp dụng cho Service line vú/ khoa chẩn đoán hình ảnh và các khoa lâm sàng có liên quan trong hệ thống Vinmec
Người thẩm định: Trần Hải Đăng; Giám đốc chương trình Service line Vú – Bệnh viện Vinmec Times City Người phê duyệt: Phùng Nam Lâm Ngày phát hành: 29/10/2020
1. Định nghĩa và các khái niệm liên quan
Nội dung bài viết
Định vị kim dây là kỹ thuật can thiệp sử dụng kim dây định vị nhằm đánh dấu vị trí tổn thương trước mổ bảo tồn hoặc sinh thiết mở tuyến vú dưới hướng dẫn siêu âm. Thời điểm đặt kim dây thường vào cùng ngày làm phẫu thuật thủ thuật
2. Chỉ định/ Chống chỉ định định vị kim dây tổn thương vú
2.1. Chỉ định định vị kim dây tổn thương vú
Các tổn thương vú có chỉ định mổ/ sinh thiết mở (BI-RADS 4-5) nhưng không sờ thấy được trên lâm sàng
2.2. Chống chỉ định định vị kim dây tổn thương vú
- Chống chỉ định tuyệt đối: Không có chống chỉ định tuyệt đối.
- Chống chỉ định tương đối:
3. Dụng cụ/ thiết bị/ vật tư/ thuốc
3.1. Dụng cụ
Bộ dụng cụ vô trùng: Khay nhựa hoặc inox, toan có lỗ, panh,…
3.2. Thiết bị/ vật tư
- Máy siêu âm với đầu dò phẳng tần số từ (10Mhz trở lên).
- Kim dây định vị.
- Vật tư tiêu hao: Găng tay phẫu thuật, bông gạc, syringe, kim lấy thuốc, bọc đầu dò,…
3.3. Thuốc
Lidocain 2% ống 10ml
4. Địa điểm thực hiện
Phòng can thiệp Service line vú, phòng thủ thuật, khoa chẩn đoán hình ảnh.
5. Quy trình kỹ thuật thực hiện
STT | Các bước thực hiện | Nội dung công việc | Người thực hiện | Tiêu chuẩn |
1 | Hoàn thiện hồ sơ bệnh án, phiếu cam kết phẫu thuật/ thủ thuật/ điều trị có nguy cơ cao |
|
| Tất cả các biểu mẫu, cam kết phải được thực hiện đúng và có đầy đủ các chữ ký trước khi làm can thiệp |
2 | Chuẩn bị phòng can thiệp, thiết bị và dụng cụ |
| ĐD, KTV phòng can thiệp |
|
3 | Chuẩn bị người bệnh |
| BS, ĐD, KTV phòng can thiệp | Thực hiện đúng theo quy định trong văn bản: “Quy định kiểm tra thông tin người bệnh”. |
4 | Tiến hành làm can thiệp |
| BS/ ĐD/ KTV phòng can thiệp |
|
5 | Theo dõi sau can thiệp can thiệp. |
| BS/ ĐD/ KTV phòng can thiệp |
|
6. Tai biến/biến chứng
6.1. Tai biến/ biến chứng trong khi thực hiện can thiệp:
STT | Biểu hiện và xử trí | Người thực hiện | Tiêu chuẩn |
1 | Dị ứng thuốc gây tê: biểu hiện dị ứng, mẩn ngứa, khó thở, huyết động không ổn đỉnh, có thể gặp sốc phản vệ => dừng thủ thuật, xử trí theo phác đồ cấp cứu sốc phản vệ | BS/ ĐD, KTV phòng can thiệp và các khoa phòng khác có liên quan. |
|
2 | Ngộ độc thuốc tê: (hiếm do liều dùng ít)
=> Xử trí theo phác đồ ngộ độc thuốc tê. | ||
3 | Tràn khí khoang màng phổi: trường hợp kim xuyên vào thành ngực: biểu hiện khó thở, đau ngực: cần chụp X-quang/ CT phổi và chuyển cấp cứu xử trí => thở oxy, hút khí khoang màng phổi nếu tràn khí nhiều. | ||
4 | Chảy máu: chảy máu nhiều (thường hiếm gặp) phải băng ép cố định ít nhất 15 phút, dùng thuốc cầm máu Transamin 500mg do BS lâm sàng kê sau khi hoàn thiện can thiệp. Điều trị nội khoa không hiệu quả => phẫu thuật cầm máu. | ||
5 | Phản xạ thần kinh phế vị: khó thở, lo lắng, biểu hiện trào ngược, buồn nôn => dừng thủ thuật, giải thích cẩn thận, ủ ấm, uống thuốc chống nôn nếu cần thiết. |
6.2. Biến chứng muộn
Nhiễm trùng (ít gặp vì kim dây sẽ được lấy ra khi phẫu thuật). Trường hợp lưu kim lâu có thể gặp: sưng đau nhiều, sốt cao BS lâm sàng sẽ khám và kê đơn thuốc kháng sinh, chống viêm.
7. Check-list
Thực hiện theo: “Bảng kiểm an toàn phẫu thuật/ thủ thuật” đã được quy định trong văn bản: “Quy định về an toàn phẫu thuật/thủ thuật và đánh dấu vị trí phẫu thuật/thủ thuật”.
8. Tư vấn, giáo dục sức khỏe trước và sau khi thực hiện kỹ thuật
- Trước can thiệp người bệnh được giải thích đầy đủ về cách thức tiến hành can thiệp, lợi ích và nguy cơ, các tai biến có thể gặp.
- Hướng dẫn người bệnh chăm sóc vị trí can thiệp, các dấu hiệu bất thường cần lưu ý sau can thiệp.
Tài liệu tham khảo/ Tài liệu liên quan
- Bộ Y tế: Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Chẩn đoán hình ảnh và điện quang can thiệp, 2013.
- Heywang-KÖebrunner Sylvia H, Schreer Ingrid and Barter Susan (2014). Diagnostic Breast Imaging: Mammography, Sonography, MRI and Interventional Procedures. Stuttgart: Thieme.
Từ viết tắt:
- CĐHA: Chẩn đoán hình ảnh.
- HSBA: Hồ sơ bệnh án.
- BS: Bác sĩ
- KTV: Kỹ thuật viên.
- ĐD: Điều dưỡng
Bản quyền và thương hiệu: Thông tin và hình ảnh trên website thuộc quyền sở hữu của VinmecDr. Việc sao chép, sử dụng phải được VinmecDr chấp thuận trước bằng văn bản. Miễn trừ trách nhiệm: Tất cả những tư liệu được cung cấp trên website này đều mang tính tham khảo. Do đó, nội dung và hình ảnh sẽ được thay đổi, cập nhật và cải tiến thường xuyên mà không phải thông báo trước. VinmecDr không bảo đảm về độ chính xác cũng như sự hoàn thiện về thông tin. Chúng tôi không chịu trách nhiệm pháp lý cho những thiệt hại xuất hiện trực tiếp hay gián tiếp từ việc sử dụng hoặc hành động dựa theo những thông tin trên hoặc một số thông tin xuất hiện trên website này. VinmecDr không chịu trách nhiệm pháp lý về những sai sót, lỗi chính tả… do nhập liệu cùng với những sự cố khách quan khác như: nhiễm virus, hành vi phá hoại, ác ý… xảy ra trên website này cũng như các website liên kết, nếu có. Đường link liên kết VinmecDr sẽ không chịu trách nhiệm hay có nghĩa vụ pháp lý dưới bất kỳ hình thức nào về nội dung của những website không thuộc VinmecDr được liên kết với website www.vinmecdr.com, bao gồm các sản phẩm, dịch vụ và những mặt hàng khác được giới thiệu thông qua những website đó.