MỚI

Hướng dẫn thực hiện quy trình chăm sóc trước và sau ghép tế bào gốc cho trẻ tự kỷ – bại não

Ngày xuất bản: 08/06/2022

Hướng dẫn thực hiện quy trình chăm sóc trước và sau ghép tế bào gốc cho trẻ tự kỷ – bại não áp dụng cho Nhân viên y tế đơn nguyên nội trú Y học tái tạo và trị liệu tế bào

Người thẩm định: Nguyễn Thanh Liêm
Người phê duyệt: Phùng Nam Lâm
Ngày phát hành lần đầu: 04/10/2017
Ngày hiệu chỉnh: 20/01/2020

1. Mục đích

Thống nhất cách chăm sóc cho người bệnh tự kỷbại não trước và sau ghép tế bào gốc nhằm đảm bảo và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh tự kỷ, bại não.

2. Định nghĩa

  • Rối loạn phổ tự kỷ (RLPTK) là rối loạn phát triển lan tỏa theo mức độ từ nhẹ đến nặng, khởi phát sớm thường trước 3 tuổi và diễn biến kéo dài. Biểu hiện chung của RLPTK là trẻ có khiếm khuyết ở 2 lĩnh vực: Suy giảm về giao tiếp tương tác xã hội và có vấn đề về hành vi và những mối quan tâm thu hẹp. Bên cạnh đó thường có kèm theo rối loạn cảm giác và tăng động.
  • Bại não là một bệnh lý rối loạn thần kinh vận động đặc trưng bởi sự thiếu kiểm soát và điều phối các cơ. Rối loạn này thường xảy ra do tổn thương não trong thời kỳ đầu của thai kỳ, lúc sinh, hoặc trong 2 năm đầu đời.
  • Ghép tế bào gốc là một phương pháp thay thế các tế bào tạo máu chưa trưởng thành trong tủy xương đã bị phá hủy bởi thuốc, phóng xạ hoặc bệnh tật. Tế bào gốc được tiêm vào người bệnh và tạo nên các tế bào máu khỏe mạnh.

3. Mục tiêu chung

  • Đảm bảo tất cả các bước (chuẩn bị trước ghép và chăm sóc sau ghép) được hoàn thành để đảm bảo chất lượng và an toàn cho người bệnh
  • Người bệnh và gia đình người bệnh hiểu về bệnh, tình trạng của người bệnh, và sẵn sàng hợp tác và tham gia vào quá trình chăm sóc người bệnh
  • Xác định dấu hiệu bất thường và thông báo ngay cho bác sĩ để đưa ra hướng điều trị và lập lại kế hoạch ghép nếu cần thiết.
trẻ tự kỷ
Hướng dẫn thực hiện quy trình chăm sóc trước và sau ghép tế bào gốc cho trẻ tự kỷ – bại não

4. Hướng dẫn quy trình chăm sóc trước và sau ghép tế bào gốc cho trẻ tự kỷ – bại não

Các bước tiến hànhCách thực hiệnYêu cầu
A. Quy trình chuẩn bị người bệnh trước ghép

1. Đánh giá dấu hiệu sinh tồn

  • Biết khoảng giới hạn bình thường của các dấu hiệu sinh tồn. Các triệu chứng bất thường như sốt, SpO2 thấp dưới mức bình thường phải báo ngay cho bác sĩ (tham khảo lại các giới hạn dấu hiệu sinh tồn bình thường). 
  • Kiểm tra thường xuyên các dấu hiệu sinh tồn hai lần mỗi ca làm việc cho người bệnh ổn định và kiểm tra thường xuyên mỗi 2 giờ hoặc theo yêu cầu của bác sĩ đối với các trường hợp không ổn định

Đảm bảo người bệnh ổn định

2. Đặt kim luồn tĩnh mạch ngoại vi

  • Luôn luôn làm đủ 4 bước của quy trình; 
  • Giải thích và xin sự đồng ý; chuẩn bị dụng cụ; đặt và chăm sóc vị trí đặt catheter. (Theo “hướng dẫn truyền dịch/thuốc đường tĩnh mạch”). 

Đảm bảo gia đình hiểu được việc đặt catheter tĩnh mạch/

3. Chuẩn bị trước ghép

Nhịn ăn 

  • Hướng dẫn gia đình cho trẻ nhịn ăn- (không cho trẻ uống sữa ít nhất 6h trước ghép và không ăn cơm ít nhất 8h trước ghép). 
  • Có thể viết trên bảng trong buồng bệnh thời gian bắt đầu cho trẻ nhịn ăn. 
  • Nhắc nhở gia đình: 
    • Ngay từ khi vào viện 
    • Tối hôm trước ghép 

Tắm cho người bệnh: các điểm quan trọng: 

  • Đánh giá mức độ an toàn để chống trượt chân, ngã.. 
  • Đảm bảo sự riêng tư 
  • Nếu sử dụng chậu tắm, làm đầy chậu với nước ấm (37 độ C). Phải kiểm tra nhiệt độ nước tắm; điều chỉnh nhiệt độ nếu cần thiết, hướng dẫn sử dụng cần gạt điều chỉnh nhiệt độ nước, khi nào nóng, khi nào lạnh. Nếu dùng vòi hoa sen, bật nước và điều chỉnh nhiệt độ trước khi tắm.
  • Tắm cho NB 2 lần bằng Povidine 4% a) Sau khi vào viện b) Sáng sớm trước khi ghép.

Chuẩn bị người bệnh 

  • Hoàn thành Bảng kiểm chuẩn bị người bệnh trước phẫu thuật/thủ thuật theo quy định, HSBA, vòng định danh.
  • Lưu ý về tiền sử dị ứng của NB, nếu có thì cần dán nhãn cảnh báo trên HSBA và dùng vòng đeo tay dị ứng màu đỏ

Gia đình hiểu và hợp tác

4. Giáo dục sức khỏe

Giáo dục sức khỏe cho gia đình người bệnh: 

  • Nguy cơ ngã – Luôn luôn nâng thanh chắn giường. Hướng dẫn gia đình nâng thanh chắn hai bên thành giường. Sau khi hướng dẫn yêu cầu gia đình làm thử để kiểm tra. 
  • Vệ sinh cá nhân – Hướng dẫn vệ sinh thân thể, răng miệng hợp lý 
  • Dinh dưỡng – Hỗ trợ và hướng dẫn gia đình cho người bệnh ăn để tránh nguy cơ sặc, hít phải. 
  • Khách thăm – Nhắc nhở gia đình về số lượng khách vào thăm tối đa mỗi lần là 2 người và thời gian vào thăm. 
  • An toàn – Loại bỏ tất cả các vật dụng có thể gây tổn thương cho NB và những người xung quanh để đảm bảo an toàn, theo dõi các hành động của người bệnh đối với người khác.

Phòng ngã, ngăn ngừa hít phải.

B. Chuyển người bệnh từ nội trú đến phòng mổ 

5. Bàn giao người bệnh

  • Định danh người bệnh 
  • Điều dưỡng luôn đi cùng người bệnh và thanh chắn giường luôn được nâng lên để phòng ngã trong quá trình vận chuyển 
  • Bàn giao người bệnh, tất cả giấy tờ cần thiết với điều dưỡng phòng mổ. (“Hướng dẫn thực hiện bàn giao người bệnh”)

Thực hiện theo đúng quy trình và đảm bảo an toàn cho người bệnh

C. Chăm sóc sau ghép tế bào gốc
6. Dấu hiệu sinh tồn
  • Đo dấu hiệu sinh tồn và ghi vào hồ sơ bệnh án. Nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào cần báo ngay cho bác sĩ. Kiểm tra 6 giờ/1 lần trong vòng 24 giờ đầu và mỗi 12 giờ trong 48 giờ tiếp theo hoặc theo yêu cầu của bác sĩ.
  • Sốt có thể xảy ra đối với một số người bệnh do phản ứng của cơ thể với thủ thuật, điều dưỡng phải đánh giá cẩn thận người bệnh bằng cách kiểm tra thường xuyên nhiệt độ. Ít nhất 4-6 giờ theo chỉ định của bác sĩ.
  • Thông báo cho bác sĩ khi có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào.

Đảm bảo người bệnh ổn định

7. Theo dõi và xác định người bệnh đau
  • Đánh giá đau của người bệnh bằng cách sử dụng các công cụ: thang điểm VAS, thang điểm FACE hoặc thang điểm FLACC… 
  • Cần thông báo ngay cho bác sĩ khi người bệnh có đau để dùng thuốc giảm đau nếu cần.
  • Sử dụng công cụ đánh giá đau và chương trình quản lý đau theo “Quy định điều trị và chăm sóc cho người bệnh đau. 

Đảm bảo người bệnh ổn định

8. Thay băng
  • Tuân thủ quy trình thay băng cho người bệnh. 
  • Theo dõi các dấu hiệu chảy máu, sưng nề, nhiễm trùng,…
 
9. Khò khè
  • Sau khi làm thủ thuật người bệnh thường bị suy giảm miễn dịch hoặc giảm sức đề kháng, có thể có tiếng thở khò khè. 
  • Điều dưỡng có trách nhiệm đánh giá nhịp thở và SpO2 để phát hiện sớm các dấu hiệu khó thở hoặc suy huy hấp. 
Đảm bảo người bệnh ổn định
10. Ngã
  • Sau khi làm thủ thuật người bệnh thường bị suy giảm miễn dịch hoặc giảm sức đề kháng, có thể có tiếng thở khò khè. 
  • Điều dưỡng có trách nhiệm đánh giá nhịp thở và SpO2 để phát hiện sớm các dấu hiệu khó thở hoặc suy huy hấp. 
Đảm bảo người bệnh ổn định
10. NgãNgười bệnh sau khi dùng thuốc an thần có nguy cơ ngã cao, vì vậy điều dưỡng có trách nhiệm hướng dẫn gia đình nâng thanh chắn giường để đảm bảo an toàn cho người bệnh theo “Quy định dự phòng và xử trí ngã trong bệnh viện”. Đảm bảo an toàn cho người bệnh
11. Mức độ ý thứcXác định mức độ ý thức của người bệnh để hướng dẫn gia đình cách chăm sóc và theo dõi: 

  • Nguy cơ ngã: luôn nâng thanh chắn 2 bên giường 
  • Cho ăn: Theo chỉ định của bác sĩ về thời gian chính xác mà người bệnh có thể ăn, lượng thức ăn mỗi lần và số bữa trong ngày. Bắt đầu với chất lỏng như sữa, quan sát dấu hiệu buồn nôn/ nôn, sau 30 phút có thể thay đổi sang chế độ ăn mềm như cháo rồi đến chế độ ăn uống dung nạp. 
  • Nôn: 
    • Theo dõi nôn sau khi cấy ghép do thuốc an thần trong quá trình ghép.
    • Hướng dẫn gia đình tuân thủ nghiêm ngặt lời dặn của điều dưỡng về thời gian cho trẻ ăn sau ghép. Và hướng dẫn gia đình cho ăn ít một đề phòng nôn

Đảm bảo gia đình hiểu và hợp tác. Người bệnh được an toàn

12. Giáo dục trong khi nằm viện và khi người bệnh ra việnKhuyến khích gia đình NB hợp tác trong quá trình GDSK: 

  • Theo hướng dẫn của điều dưỡng về dự phòng ngã, theo dõi nôn, cho ăn, quản lý đau và khò khè.
  • Hướng dẫn gia đình về kế hoạch ra viện, uống thuốc theo đơn và tái khám đúng hẹn. 
  • Nếu người chăm sóc hoặc thành viên trong gia đình bị ốm cần tránh tiếp xúc trực tiếp với người bệnh d.Khuyến khích gia đình thực hiện rửa tay trước và sau khi chạm vào người bệnh. 

Đảm bảo gia đình hiểu và hợp tác.

Tài liệu tham khảo

  • AAMDS international foundation http://www.aamds.org/nurse%E2%80%99s-role- preparing-patients-stem-cell-transplantation
  • Preoperative assessment and management ( Lippincott Williams & Wilkins Handbook Series) Second Edition
  • Post operative care management www.healthline.com/health/postoperative-care
  • Tool 3H – Morse Fall https://www.ahrq.gov/professionals/systems/hospital/fallpxtoolkit/fallpxtk-tool3h.html
  • http://teachmesurgery.com/skills/clinical/cannulation/
  • Basic Patient care procedure http://brooksidepress.org/basic_patient_care/lessons/lesson-1- hygiene-and-care-of-the-patient/1-05-assisting-a-patient-to-take-a-tub-bath/
  • VME.III.2.6.1.020/V4/JCI – IPSG6

Bản quyền và thương hiệu: Thông tin và hình ảnh trên website thuộc quyền sở hữu của VinmecDr. Việc sao chép, sử dụng phải được VinmecDr chấp thuận trước bằng văn bản.
Miễn trừ trách nhiệm: Tất cả những tư liệu được cung cấp trên website này đều mang tính tham khảo. Do đó, nội dung và hình ảnh sẽ được thay đổi, cập nhật và cải tiến thường xuyên mà không phải thông báo trước. VinmecDr không bảo đảm về độ chính xác cũng như sự hoàn thiện về thông tin. Chúng tôi không chịu trách nhiệm pháp lý cho những thiệt hại xuất hiện trực tiếp hay gián tiếp từ việc sử dụng hoặc hành động dựa theo những thông tin trên hoặc một số thông tin xuất hiện trên website này. VinmecDr không chịu trách nhiệm pháp lý về những sai sót, lỗi chính tả… do nhập liệu cùng với những sự cố khách quan khác như: nhiễm virus, hành vi phá hoại, ác ý… xảy ra trên website này cũng như các website liên kết, nếu có.
Đường link liên kết
VinmecDr sẽ không chịu trách nhiệm hay có nghĩa vụ pháp lý dưới bất kỳ hình thức nào về nội dung của những website không thuộc VinmecDr được liên kết với website www.vinmecdr.com, bao gồm các sản phẩm, dịch vụ và những mặt hàng khác được giới thiệu thông qua những website đó.

facebook
0

Bài viết liên quan

Bình luận0

Đăng ký
Thông báo về
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận

Bài viết cùng chuyên gia