MỚI

Hướng dẫn thực hiện quy trình chuyên môn chăm sóc người bệnh sau nội soi tán sỏi thận qua da

Ngày xuất bản: 30/04/2022

Hướng dẫn thực hiện quy trình chăm sóc người bệnh sau nội soi tán sỏi thận qua da áp dụng cho Điều dưỡng khoa ngoại tại các bệnh viện

Người thẩm định: Phạm Đức Huấn Người phê duyệt: Phùng Nam Lâm Ngày phát hành: 16/06/2020 

1. Mục đích

  • Hiểu được khái niệm về phương pháp nội soi tán sỏi thận qua da.
  • Bảo đảm an toàn cho người bệnh (NB).
  • Phát hiện và xử lý kịp thời các biến chứng, tác dụng phụ có thể xảy ra.
  • Giúp cho NB biết chăm sóc và theo dõi sau khi ra viện.

2. Đối tượng thực hiện

Điều dưỡng khu nội trú ngoại tại các bệnh viện.

3. Khái niệm nội soi tán sỏi thận qua da

Nội soi tán sỏi thận qua da là phương pháp kỹ thuật cao thay thế cho mổ mở điều trị các bệnh sỏi thận và niệu quản 1/3 trên có kích thước lớn hơn 2cm. Đây là phương pháp kỹ thuật cao, ít sang chấn có khả năng thay thế cho mổ mở điều trị các sỏi lớn ( > 2cm) ở đoạn trên niệu quản và thận, đặc biệt với sỏi san hô. NB được lưu viện từ 3 – 5 ngày. Với nội soi thận qua da “chuẩn thức”: Bằng một vết rạch 1cm tại vùng lưng bên có sỏi, bằng dụng cụ chuyên dụng, các bác sĩ nong một đường hầm nhỏ qua da vào đến thận, tiếp xúc với viên sỏi. Ống nội soi thận có kích thước như một chiếc bút được đặt vào đường hầm đó giúp việc tán và gắp sỏi. Gần đây, bệnh viện có áp dụng nội soi thận qua da “đường hầm nhỏ” với đường vào khoảng 5mm, ống nội soi thận kích thước chỉ bằng 1/3 so với nội soi thận qua da “chuẩn thức” nhờ đó giảm đau, giảm biến chứng chảy máu và giảm thời gian nằm viện.

4. Biến chứng có thể gặp 

Hướng dẫn thực hiện quy trình chăm sóc người bệnh sau nội soi tán sỏi thận qua da áp dụng cho Điều dưỡng khoa ngoại tại các bệnh viện
Hướng dẫn thực hiện quy trình chăm sóc người bệnh sau nội soi tán sỏi thận qua da áp dụng cho Điều dưỡng khoa ngoại tại các bệnh viện

5. Quy định chung

  • Điều dưỡng (ĐD) phải nắm được phương pháp mổ và phương pháp gây mê để có chế độ theo dõi và chăm sóc phù hợp.
  • ĐD phải mô tả được quy trình chăm sóc, theo dõi người bệnh sau phẫu thuật nội soi tán sỏi thận qua da.
  • Giáo dục sức khỏe cho người bệnh trước khi ra viện.

6. Hướng dẫn chăm sóc, theo dõi người bệnh sau phẫu thuật

6.1. Theo dõi dấu hiệu sinh tồn (DHST)

Đảm bảo NB được theo dõi sát DHST, nhất là những giờ đầu sau mổ để phát hiện sớm biến chứng chảy máu sau mổ nếu có

6.2. Thực hiện y lệnh

Đảm bảo thuốc của người bệnh được thực hiện đầy đủ, an toàn: kháng sinh, giảm đau

6.3. Kiểm soát đau

  • Theo dõi, đánh giá mức độ đau của người bệnh theo quy định.
  • Thực hiện y lệnh thuốc giảm đau.

6.4. Chăm sóc vết mổ

  • Vết mổ là 1 lỗ nội soi và có đặt 01 dẫn lưu bể thận qua vết mổ.
  • Kiểm tra xem vết mổ có chảy máu, tấy đỏ, nóng, đỏ, đau không?
  • Thay băng vết mổ thường quy và khi băng vết mổ thấm ướt.
  • Thay băng theo đúng quy trình, quy định.

6.5. Chăm sóc các ống dẫn lưu

  • Dẫn lưu thận:
    • 12h đầu sau phẫu thuật dẫn lưu (DL) được kẹp: Nếu NB đau tức nhiều, da vùng xung quanh chân DL căng sưng đau, băng vết mổ thấm nhiều dịch máu → báo ngay cho bác sĩ (BS).
    • Ngày thứ nhất sau mổ DL được mở: Theo dõi số lượng, màu sắc, tính chất dịch chảy ra. Khi DL không ra dịch, kiểm tra thêm các dấu hiệu khác để loại trừ trường hợp tắc DL. Tránh để xoắn gập tắc DL do tư thế người bệnh nằm đè lên.
    • Ngày thứ 2 sau phẫu thuật: Chụp X-quang, trước khi chụp tiến hành bơm rửa cuff DL. Chú ý rút cuff ra bao nhiêu ml → bơm lại đúng số lượng, bơm rửa từ 3-5 lần để làm sạch hết chất cản quang trong cuff tránh nhầm lẫn với sỏi khi chụp X-Q.
    • Ngày thứ 3 sau phẫu thuật: DL được rút theo chỉ định của BS, phải rút hết cuff trong DL trước khi rút để tránh làm tổn thương thận.
  • Sonde JJ:
    • Thời gian lưu sonde JJ thường là 2 tuần đến 1 tháng và không để lâu quá 3 tháng.
  • DL niệu quản và sonde tiểu:
    • Theo dõi số lượng, màu sắc, tính chất nước tiểu để đánh giá thăng bằng dịch vào – ra/24h, nhất là trong trường hợp người bệnh có suy thận. Xả dẫn lưu khi đầy.
    • Vệ sinh bộ phận sinh dục và đầu ra của DL hàng ngày tránh nhiễm khuẩn ngược dòng.
    • Thường rút sau 24h khi nước tiểu trong theo chỉ định BS.

6.6. Chăm sóc về dinh dưỡng

  • Cho người bệnh ăn lại theo chỉ định. NB có thể uống nước và ăn nhẹ (cháo, sữa) sau mổ 2h. Sau đó có thể trở lại chế độ ăn bình thường hoặc theo chế độ ăn bệnh lý của NB (tiểu đường, suy thận…). Uống nhiều nước từ khoảng 2 lít nước/ ngày.
  • Hướng dẫn NB ăn các loại thực phẩm chứa nhiều chất xơ (rau xanh, hoa quả…) để tránh táo bón.
  • Nếu NB nôn sau ăn, dùng thuốc chống nôn theo y lệnh.

6.7. Vận động sau mổ

  • Ngày đầu sau mổ: Để người bệnh nằm nghỉ ngơi, thay đổi tư thế từ từ khi người bệnh ngồi dậy hoặc khi đi lại.
  • Từ ngày thứ 2 sau mổ NB có thể đi lại vận động nhẹ nhàng.

6.8. Theo dõi một số biến chứng sau phẫu thuật

  • Chảy máu: Theo dõi sát DHST, tri giác, da niêm mạc, đau vùng mổ vùng lưng, băng vết mổ và DL ra nhiều máu đỏ tươi báo bác sĩ, kẹp dẫn lưu.
  • Thủng đại tràng:
    • Sau phúc mạc: Theo dõi dấu hiệu sốt, đau bụng, chảy máu, túi DL căng lên nhiều do hơi hoặc có phân → báo bác sĩ, thực hiện các chỉ định tiếp theo.
    • Trong phúc mạc gây viêm phúc mạc: Theo dõi chướng bụng, buồn nôn, đau bụng, sốt → theo dõi sát NB, báo BS. Thường phải mổ cấp cứu.
  • Rò nước tiểu vùng lưng sau rút DL bể thận: Hướng dẫn NB nằm nghiêng về bên đối diện, băng ép hoặc dán túi HMNT. Hạn chế uống nước, chỉ uống nước khi khát, giới hạn dưới 1 lít/ngày trong 2 – 3 ngày sau khi rút dẫn lưu.

6.9. Giáo dục sức khỏe cho người bệnh sau khi ra viện

  • Hướng dẫn người bệnh chăm sóc vết chân DL bể thận.
  • Ăn uống theo nhu cầu.
  • Vận động, tập thể dục nhẹ nhàng, tránh các vận động quá sức.
  • Tái khám theo đúng hẹn để kiểm tra và rút sonde JJ. Trong quá trình lưu sonde NB có thể bị đau tức vùng hông, đau lan xuống bộ phận sinh dục, thỉnh thoảng có thể tiểu buốt và lẫn máu. Những dấu hiệu này thường hết sau khi rút sonde.
  • Khi có các biểu hiện bất thường đi khám lại ngay như:
    • Đau liên tục vùng thắt lưng bên phẫu thuật.
    • Sốt, lạnh run, khó chịu, đau nhiều khi đi tiểu.
    • Sonde JJ rơi ra ngoài.
    • Tiểu ra máu nhiều.
    • Buồn nôn, nôn.
    • Tức ngực, khó thở.
    • Rò nước tiểu vùng lưng sau 3 ngày từ khi rút dẫn lưu bể thận.

Tài liệu tham khảo

  1. https://www.hopkinsmedicine.org/brady-urology-institute/specialties/divisions-programs/minimally-invasive-surgery/kidney-stones/percutaneous-nephrolithotomy.html\ http://dieuduongviet.com/cham-soc-nguoi-benh-sau-mo_n58204_g752.aspx
  2. Sách “Tài liệu tham khảo điều dưỡng ngoại khoa”, nhà Xuất bản Y học năm 2014. Trang 159-161.

Từ viết tắt:

  • NB: Người bệnh
  • ĐD: Điều dưỡng
  • BS: Bác sĩ
  • DHST: Dấu hiệu sinh tồn
  • DL: Dẫn lưu

Bản quyền và thương hiệu: Thông tin và hình ảnh trên website thuộc quyền sở hữu của Vinmecdr. Việc sao chép, sử dụng phải được Vinmecdr chấp thuận trước bằng văn bản. Miễn trừ trách nhiệm: Tất cả những tư liệu được cung cấp trên website này đều mang tính tham khảo. Do đó, nội dung và hình ảnh sẽ được thay đổi, cập nhật và cải tiến thường xuyên mà không phải thông báo trước. Vinmecdr không bảo đảm về độ chính xác cũng như sự hoàn thiện về thông tin. Chúng tôi không chịu trách nhiệm pháp lý cho những thiệt hại xuất hiện trực tiếp hay gián tiếp từ việc sử dụng hoặc hành động dựa theo những thông tin trên hoặc một số thông tin xuất hiện trên website này. Vinmecdr không chịu trách nhiệm pháp lý về những sai sót, lỗi chính tả… do nhập liệu cùng với những sự cố khách quan khác như: nhiễm virus, hành vi phá hoại, ác ý… xảy ra trên website này cũng như các website liên kết, nếu có. Đường link liên kết Vinmecdr sẽ không chịu trách nhiệm hay có nghĩa vụ pháp lý dưới bất kỳ hình thức nào về nội dung của những website không thuộc Vinmecdr đựợc liên kết với website www.vinmecdr.com, bao gồm các sản phẩm, dịch vụ và những mặt hàng khác được giới thiệu thông qua những website đó.

facebook
0

Bài viết liên quan

Bình luận0

Đăng ký
Thông báo về
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận

Bài viết cùng chuyên gia