MỚI

Hướng dẫn thực hiện quy trình cấp cứu vết thương mạch máu

Ngày xuất bản: 04/07/2022

Hướng dẫn thực hiện quy trình cấp cứu vết thương mạch máu áp dụng cho bác sĩ, điều dưỡng Hồi sức cấp cứu và các khoa phòng liên quan tại các bệnh viện

Người thẩm định: Nguyễn Đăng Tuân Người phê duyệt: Phùng Nam Lâm Ngày phát hành lần đầu: 17/06/2019 Ngày hiệu chỉnh: 03/06/2020
Vết thương mạch máu thường do tai nạn hay sinh hoạt xảy ra. Khi được cấp cứu vết thương mạch máu đúng cách sức khỏe người bệnh sẽ sớm được hồi phục.

1. Các tiêu chí cần đạt trong quy trình cấp cứu vết thương mạch máu

  • Thời gian cấp cứu tình từ thời điểm tiếp nhận:
    • Thực hiện xong đánh giá lâm sàng ban đầu (primary survey): 10 phút.
    • Thực hiện xong lấy máu XN, thăm dò cấp cứu tại giường: 30 phút (ưu tiên xét nghiệm nhanh POCT: khí máu, sinh hóa nhanh, siêu âm FAST).
    • CĐHA (siêu âm, CT scan): Trong vòng 60 phút.
    • Nhận định tổn thương và định hướng xử trí cấp cứu (secondary survey): 10 phút.
  • Các tiêu chí điều trị đặc hiệu theo tổn thương:

2. Báo cáo cho lãnh đạo chuyên môn các trường hợp

  • Bệnh nhân vết thương mạch máu có nguy cơ mất phần cơ thể hoặc nguy cơ tử vong: ĐM cảnh gốc, ĐM cảnh trong, ĐM nách. ĐM cánh tay trên chỗ chia ĐM cánh tay sâu. ĐM chậu ngoài, ĐM đùi chung. ĐM khoeo.
  • Sốc mất máu.
  • Trong tai bạn cấp cứu hàng loạt.
  • Nguy cơ không đủ máu truyền.
  • Cần chuyển viện vì thiếu chuyên khoa hoặc thiếu nhân lực (trừ trường hợp bệnh viện đã có kế hoạch chủ động từ trước vì không có chuyên khoa).
  • Kế hoạch chuyển viện nhưng có nguy cơ tử vong trên đường vận chuyển
  • Bệnh nhân được quan tâm đặc biệt.
Sơ cứu vết thương mạch máu đúng cách

3. Các cảnh báo, bẫy chẩn đoán và xử trí

  • Không bắt mạch, đánh giá cảm giác, vận động đầy đủ, chi tiết: Dẫn đến bỏ sót.
  • Nhầm lẫn giữa liệt chi do tổn thương mạch máu với tổn thương thần kinh.
  • Không kết hợp đối chiếu giữa lâm sàng và CĐHA dẫn đến đánh giá sai tổn thương.
  • Quá chú ý vào tổn thương nổi bật ấn tượng bên ngoài mà không quan tâm đầy đủ đến toàn trạng và các tổn thương sâu của bệnh nhân.

3.1. Phản ứng cấp cứu

  • Các dấu hiệu lâm sàng cần thiết ngay:
    • Đánh giá ABCDE (primary survey và secondary survey). Đặc biệt:
      • Vết thương đang chảy máu.
      • Chảy máu động mạch, tĩnh mạch hay mao mạch.
      • Sốc mất máu.
      • Thương tổn phối hợp khác.
    • Hoàn cảnh và cơ chế chấn thương:
      • Đâm xuyên.
      • Hỏa khí.
  • Giờ xảy ra chấn thương.
  • Thân nhiệt.
  • Các yêu cầu cận lâm sàng và thăm dò cấp cứu:
    • Xét nghiệm nhanh: Sinh hoá nhanh; Công thức máu, nhóm máu, đông máu; Khí máu động mạch.
    • CĐHA: Siêu âm FAST tại giường; siêu âm Doppler mạch tại giường; CT cản quang nếu có nghi ngờ tổn thương tạng, mạch máu.
  • Chẩn đoán phân biệt cấp cứu:
    • Phân biệt liệt do tổn thương thần kinh/tủy với liệt do thiếu máu cục bộ/ tắc mạch.
  • Xử trí cấp cứu:
    • Cách xử trí khẩn cấp ngay để ổn định bệnh nhân:
      • Theo nguyên tắc ABCDE kết hợp xử lý nhanh tạm thời các tổn thương gây rối loạn chức năng sống.
      • Phát hiện và xử trí kịp thời sốc do mất máu.
      • Truyền máu, truyền dịch (cân nhắc việc dự trù và truyền máu nhóm O ngay lập tức, mà không cần chờ đợi kết quả xét nghiệm máu và nhóm máu).
      • Giảm đau.
    • Xử trí cấp cứu đặc hiệu:.
      • Cầm máu ngay lập tức: Ép, băng ép, ép đường đi của động mạch, garo, thắt mạch.
      • Điều trị các tổn thương phối hợp: Gãy xương; vết thương tĩnh mạch; vết thương thần kinh; vết thương phần mềm; hội chứng tăng áp lực khoang,…
  • Tiếp cận cấp cứu các chuyên khoa liên quan: phẫu thuật mạch máu, phẫu thuật tạo hình, phẫu thuật thần kinh, phẫu thuật chấn thương chỉnh hình,…

3.2. Xử trí chuyên sâu và điều trị sau khi ổn định bệnh nhân

  • Tùy thuộc vào cơ quan tổn thương, và hội chẩn với chuyên khoa.
  • Phục hồi lưu thông dòng máu: Khâu hoặc vá vết thương bên. Khâu nối hai đầu trực tiếp. Ghép mạch.

3.3. Pathway (hướng dẫn các bước phản ứng theo tình trạng BN)

Tài liệu tham khảo

  • Advanced trauma life support, 9th edition, American College of Surgeons.
  • International trauma life support, 8th edition, John E. Campbell, Roy L. Alson.
  • Vết thương động mạch, Bài giảng bệnh học ngoại khoa, Bộ Môn Ngoại, Đại học Y Hà Nội, 2015.

Bản quyền và thương hiệu: Thông tin và hình ảnh trên website thuộc quyền sở hữu của VinmecDr. Việc sao chép, sử dụng phải được VinmecDr chấp thuận trước bằng văn bản. Miễn trừ trách nhiệm: Tất cả những tư liệu được cung cấp trên website này đều mang tính tham khảo. Do đó, nội dung và hình ảnh sẽ được thay đổi, cập nhật và cải tiến thường xuyên mà không phải thông báo trước. VinmecDr không bảo đảm về độ chính xác cũng như sự hoàn thiện về thông tin. Chúng tôi không chịu trách nhiệm pháp lý cho những thiệt hại xuất hiện trực tiếp hay gián tiếp từ việc sử dụng hoặc hành động dựa theo những thông tin trên hoặc một số thông tin xuất hiện trên website này. VinmecDr không chịu trách nhiệm pháp lý về những sai sót, lỗi chính tả… do nhập liệu cùng với những sự cố khách quan khác như: nhiễm virus, hành vi phá hoại, ác ý… xảy ra trên website này cũng như các website liên kết, nếu có. Đường link liên kết VinmecDr sẽ không chịu trách nhiệm hay có nghĩa vụ pháp lý dưới bất kỳ hình thức nào về nội dung của những website không thuộc VinmecDr được liên kết với website www.vinmecdr.com, bao gồm các sản phẩm, dịch vụ và những mặt hàng khác được giới thiệu thông qua những website đó.

facebook
3

Bài viết liên quan

Bình luận0

Đăng ký
Thông báo về
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận

Bài viết cùng chuyên gia