MỚI

Hướng dẫn thực hiện quy trình bàn giao và quản lý thuốc tại khoa lâm sàng

Ngày xuất bản: 15/06/2022

Hướng dẫn thực hiện quy trình bàn giao và quản lý thuốc tại khoa lâm sàng áp dụng cho bác sĩ, điều dưỡng, dược sĩ tại các bệnh viện

Người thẩm định: Giám đốc Dược

Người phê duyệt: Phùng Nam Lâm

Ngày phát hành: 13/09/2013

Ngày hiệu chỉnh: 15/03/2022

I. MỤC ĐÍCH

Thống nhất cách thực hiện bàn giao và quản lý thuốc tại các khoa lâm sàng trong các bệnh viện Vinmec.

II. HƯỚNG DẪN CỤ THỂ

1. Nhận bàn giao thuốc từ khoa Dược

(Chi tiết xem thêm Hướng dẫn cấp phát và nhận thuốc trả lại tại kho lẻ bệnh viện)

Khoa Dược giao thuốc tại khoa điều trị hoặc chuyển thuốc qua hệ thống vận chuyển khí nén (nếu phù hợp). Khi bàn giao cần lưu ý:

  • Thực hiện kiểm tra 06 đúng giữa dược sĩ và điều dưỡng: tên thuốc, hàm lượng, dạng dùng, số lượng, tên người bệnh (NB) – PID (theo phiếu lĩnh), hạn dùng. Hai bên ký nhận vào phiếu lĩnh, mỗi bên giữ 1 bản.
  • Thuốc được chia làm 2 loại:
    • Thuốc cho người bệnh (đã được chia cho từng người bệnh theo từng ngày), hộp đựng thuốc chia phải được dán PID của bệnh nhân lên thân hộp: sau khi nhận sẽ được bàn giao cho điều dưỡng chăm sóc.
    • Thuốc bù tủ trực/thuốc cho hộp hoặc xe thuốc cấp cứu.

2. Quản lý thuốc tủ trực

  • Điều dưỡng sử dụng các form mẫu sổ để quản lý thuốc tủ trực. Tùy theo quy định của Sở y tế từng địa phương, form sổ được làm cần đầy đủ các thông tin ít nhất theo các phụ lục 1,2,3,4,5 đính kèm.
  • Điều dưỡng chăm sóc (ĐDCS) phải vào xác nhận trên phần mềm quản lý bệnh viện thuốc sử dụng cho người bệnh (NB) lấy từ tủ trực và tích thực hiện trên phần mềm.
  • ĐDCS ghi vào sổ theo dõi sử dụng thuốc tủ trực: tên và hàm lượng thuốc, tên NB sử dụng, số lượng thuốc, tên điều dưỡng (ĐD) đã xuất thuốc tủ trực.
  • Các thuốc trong xe etrolley, hộp chống sốc, cosycot, vali thuốc cấp cứu nội trú, vali thuốc cấp cứu ngoại trú cần được lĩnh bù đủ ngay sau khi sử dụng.
  • Nếu đã hết ca làm việc thì bàn giao lại cho ĐDCS ca sau (nếu ca sau là ca đêm) hoặc điều dưỡng hành chính (ĐDHC) vào giờ hành chính để lĩnh bù tủ trực.
  • Kiểm kê và bàn giao thuốc giữa các ca trực, ghi vào sổ bàn giao thuốc tủ trực.

3. Bàn giao và quản lý thuốc của người bệnh (dành cho điều dưỡng chăm sóc)

3.1. Thuốc NB mang vào

(Xem chi tiết trong Quy định quản lý thuốc do người bệnh nội trú mang vào)

3.2. Thuốc người bệnh sử dụng trong quá trình điều trị nội trú

  • Thực hiện kiểm tra 06 đúng giữa điều dưỡng hành chính và điều dưỡng chăm sóc khi nhận bàn giao: tên người bệnh (NB) – PID (theo phiếu lĩnh), tên thuốc, hàm lượng, dạng dùng, số lượng, hạn dùng.
  • Thuốc sau khi nhận bàn giao được cho vào ngăn đựng thuốc của người bệnh trong tủ thuốc ở phòng pha thuốc, khóa tủ (nếu cần). Đối với thuốc chia từ 2 ngày trở lên cần dán nhãn ngày sử dụng vào các hộp thuốc.
  • Các thuốc có điều kiện bảo quản đặc biệt được quản lý riêng (thuốc cần bảo quản lạnh thì cho vào tủ lạnh đựng thuốc ở khoa, có dán PID của người bệnh; thuốc tránh ánh sáng thì cho vào túi nilon đen…).
  • Khi giao ca thì bàn giao thuốc và chìa khóa ngăn đựng thuốc (nếu có) cho điều dưỡng chăm sóc ca sau.
  • Khi Phiếu y lệnh thuốc đã được ký thực hiện hết, ĐDCS thực hiện thuốc cuối cùng kiểm tra lại trong ngăn chung/ tủ lạnh để xác định đã thực hiện hết thuốc: tất cả các thuốc thừa sau khi sử dụng cho NB không được lưu giữ tại khoa phòng, tùy theo đặc điểm được xử lý như sau:
    • Nếu không còn nguyên vẹn mà đã mở để sử dụng cho NB, không sử dụng được tiếp: cần hủy ngay.
    • Nếu còn nguyên vẹn, đảm bảo chất lượng để tái sử dụng: tuân thủ theo đúng những quy định của bệnh viện (xem mục 4).
    • Với một số loại thuốc đặc biệt (gây nghiện, hướng thần, trả vỏ…) tuân thủ theo đúng những quy định của bệnh viện (xem mục 4).

3.3. Thuốc người bệnh mang về

  • Khi người bệnh ra viện, trong trường hợp thực sự cần thiết tiếp tục sử dụng thuốc đã có trong y lệnh mà thời gian thực hiện thuốc sau khi đã ra viện, có thể cho người bệnh mang thuốc lĩnh nội trú về sử dụng ngoại trú nhưng cần các thủ tục sau:
    • BS kê đơn thuốc ra viện (nội dung đầy đủ như kê đơn thuốc ngoại trú)
    • ĐD đóng gói, dán nhãn tên thuốc, hướng dẫn sử dụng theo đơn của BS sau đó bàn giao cho NB. Tích thực hiện trên tờ y lệnh và ghi chú “Giao cho NB mang về”.

4. Quản lý một số loại thuốc đặc biệt

4.1. Thuốc gây nghiện, hướng thần, tiền chất

  • Sau khi thực hiện thuốc, điều dưỡng hủy bỏ phần thuốc còn lại (nếu có).
  • Cách thức hủy:
    • Đối với thuốc ống: trộn phần thuốc thừa vào lọ than hoạt và chuyển các lọ này về khoa Dược để hủy. Việc hủy thuốc được tiến hành trước sự chứng kiến của ít nhất 01 cán bộ y tế khác (điều dưỡng, dược sĩ hoặc bác sỹ).
    • Đối với thuốc viên: làm thủ tục trả lại khoa Dược để hủy.
  • Lĩnh bù lọ than hoạt hủy thuốc tương ứng với phần trả về khoa Dược.
  • Giữ vỏ thuốc và trả lại cho khoa Dược (xem mục 4.3).
  • Ghi đầy đủ thông tin về sử dụng thuốc cho người bệnh trong “Sổ theo dõi sử dụng thuốc Gây nghiện – Hướng thần – Tiền chất ”.

4.2. Thuốc tránh ánh sáng

Khi truyền trong thời gian dài cần tránh ánh sáng phải sử dụng bộ dây truyền màu đen và bảo quản thuốc bằng nilon đen (xem Danh mục Thuốc tránh ánh sáng do Bệnh viện ban hành).

4.3. Thuốc phải trả vỏ (thuốc GN-HT-TC và thuốc có nhãn trả vỏ hình tròn, màu vàng trên lọ thuốc)

  • ĐDCS bàn giao vỏ lọ/ ống thuốc còn nguyên nhãn lại cho ĐDHC để trả lại khoa Dược. Thuốc lĩnh dùng cho người bệnh: trả vỏ trong vòng 24h sau khi dùng thuốc (không tính ngày nghỉ).
  • Thuốc lĩnh bù tủ trực: trả vỏ ngay khi lĩnh thuốc bù.

4.4. Thuốc có chỉ định ngưng sử dụng

  • BS điều trị/BS trực ký, ghi ngày giờ ngừng sử dụng thuốc trên y lệnh, ĐDCS xác nhận hoàn trả trên phần mềm quản lý bệnh viện và bàn giao lại thuốc đó cho ĐDHC để trả lại Khoa Dược. Trả thuốc cho khoa Dược vào giờ hành chính trong vòng 24h – 48h kể từ khi ngưng sử dụng (không tính ngày nghỉ).

Chữ viết tắt

  • NB: NB
  • BS: Bác sĩ
  • PID: Mã người bệnh
  • ĐDHC: Điều dưỡng hành chính
  • ĐDCS: Điều dưỡng chăm sóc
  • ĐDTC: Điều dưỡng trưởng ca

Phụ lục 1: Sổ Quản lý sử dụng thuốc GN – HT – TC (áp dụng tại các đơn vị không phải nội trú)

Phụ lục 2: Sổ Quản lý sử dụng thuốc thường tủ trực (áp dụng tại các đơn vị không phải nội trú)

Phụ lục 3: Sổ Bàn giao thuốc tủ trực có bao gồm thuốc GN – HT – TC (áp dụng tại tất cả các khoa phòng)

Phụ lục 4: Sổ Quản lý sử dụng thuốc thường tủ trực các Khoa nội trú

Phụ lục 5: Sổ Quản lý sử dụng thuốc GN – HT – TC các Khoa nội trú

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  • Tài liệu JCI: MMU.1 – ME6, MMU.3.2 – ME1, MMU.3.2 – ME2, MMU.3.2 – ME3, MMU.4.3 –ME2, MMU.6.1 – ME1, MMU.6.1 – ME2, MMU.6.1 – ME3, MMU.6.1 – ME4, MMU.6.1 – ME5

Ghi chú

Văn bản được sửa đổi lần thứ 05, thay thế văn bản “Hướng dẫn bàn giao và quản lý thuốc tại khoa lâm sàng” – Mã 01486 phát hành ngày 06/12/2018 của công ty Vinmec.

Bản quyền và thương hiệu: Thông tin và hình ảnh trên website thuộc quyền sở hữu của Vinmecdr. Việc sao chép, sử dụng phải được Vinmecdr chấp thuận trước bằng văn bản.

Miễn trừ trách nhiệm: Tất cả những tư liệu được cung cấp trên website này đều mang tính tham khảo. Do đó, nội dung và hình ảnh sẽ được thay đổi, cập nhật và cải tiến thường xuyên mà không phải thông báo trước. Vinmecdr không bảo đảm về độ chính xác cũng như sự hoàn thiện về thông tin. Chúng tôi không chịu trách nhiệm pháp lý cho những thiệt hại xuất hiện trực tiếp hay gián tiếp từ việc sử dụng hoặc hành động dựa theo những thông tin trên hoặc một số thông tin xuất hiện trên website này. Vinmecdr không chịu trách nhiệm pháp lý về những sai sót, lỗi chính tả… do nhập liệu cùng với những sự cố khách quan khác như: nhiễm virus, hành vi phá hoại, ác ý… xảy ra trên website này cũng như các website liên kết, nếu có.

Đường link liên kết

Vinmecdr sẽ không chịu trách nhiệm hay có nghĩa vụ pháp lý dưới bất kỳ hình thức nào về nội dung của những website không thuộc Vinmecdr được liên kết với website www.vinmecdr.com, bao gồm các sản phẩm, dịch vụ và những mặt hàng khác được giới thiệu thông qua những website đó.

facebook
18

Bài viết liên quan

Bình luận0

Đăng ký
Thông báo về
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận

Bài viết cùng chuyên gia