MỚI

Hướng dẫn thực hiện quy định xử trí phơi nhiễm bệnh truyền nhiễm đối với nhân viên và người bệnh

Ngày xuất bản: 05/08/2022

Hướng dẫn thực hiện quy định xử trí phơi nhiễm bệnh truyền nhiễm đối với nhân viên và người bệnh áp dụng cho toàn bộ nhân viên bệnh viện và người bệnh

Người thẩm định: Trưởng tiểu ban Kiểm soát nhiễm khuẩn Người phê duyệt: Phùng Nam Lâm Ngày phát hành: 26/11/2012 Ngày hiệu chỉnh: 31/12/2020

1. Mục đích xử trí phơi nhiễm bệnh truyền nhiễm

Hạn chế nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm đối với nhân viên, người bệnh (NB) phơi nhiễm máu, dịch cơ thể hoặc phơi nhiễm bệnh lây qua đường giọt bắn/ không khí mà không mang phương tiện phòng hộ.

2. Định nghĩa

  • Phơi nhiễm máu, dịch cơ thể: Là sự tiếp xúc của người không bị bệnh với máu, dịch cơ thể có tác nhân gây bệnh qua đường máu. Tác nhân gây bệnh qua đường máu là các vi sinh vật có thể có trong máu và có thể gây bệnh ở người. Tác nhân gây bệnh qua đường máu thường gặp là vi rút viêm gan B (HBV: hepatitis B virus), vi rút viêm gan C (HCV: hepatitis C virus) và vi rút HIV (HIV: human immunodeficiency virus) .v.v. Các trường hợp phơi nhiễm máu, dịch cơ thể bao gồm:
    • Vật sắc nhọn nhiễm khuẩn xuyên thấu da (kim tiêm truyền, kim chọc dò, kim khâu, dao mổ,…).
    • Máu, dịch cơ thể của NB bắn vào các vùng niêm mạc, da bị tổn thương (vết bỏng, da viêm loét từ trước; niêm mạc mắt, mũi, họng,…) của người không mắc bệnh.
  • Lưu ý: Dịch cơ thể bao gồm dịch não tủy, hoạt dịch, dịch màng phổi, dịch màng tim và nước ối.
  • Các dịch cơ thể khác không có nguy cơ lây truyền mầm bệnh qua đường máu trừ khi có máu rõ ràng bao gồm sữa mẹ, đờm, dịch tiết mũi, nước bọt, mồ hôi, nước mắt, nước tiểu, phân và nước tiểu.
  • Phơi nhiễm bệnh lây qua đường giọt bắn/ không khí là sự tiếp xúc của người không bị bệnh không mang phương tiện phòng hộ với NB mắc bệnh lây truyền qua đường giọt bắn/ không khí. Tác nhân gây bệnh qua đường giọt bắn/không khí thường gặp là cúm, thủy đậu, lao, MERS CoV, v.v.

virus

Xử trí phơi nhiễm bệnh truyền nhiễm

3. Quy định chung xử trí phơi nhiễm bệnh truyền nhiễm

  • Tất cả nhân viên trong bệnh viện phải được đào tạo về nguy cơ lây nhiễm các tác nhân lây truyền qua đường máu, dịch tiết cơ thể và qua đường giọt bắn/ không khí để thực hiện các biện pháp phòng ngừa phơi nhiễm một cách nghiêm túc và hiệu quả.
  • Tất cả nhân viên, NB bị phơi nhiễm với máu cần được xử trí ban đầu sau phơi nhiễm.
  • Các trường hợp phơi nhiễm cần điều trị dự phòng sẽ được bệnh viện hỗ trợ chi phí khám bệnh, điều trị, sàng lọc và tư vấn phòng ngừa miễn phí, được hưởng chế độ nghỉ việc để điều trị theo quy định của Pháp luật tại từng thời điểm.
  • Bác sĩ y tế cơ quan của bệnh viện hoặc BS điều trị có nhiệm vụ tư vấn, khám sức khỏe và điều trị cho nhân viên, NB sau phơi nhiễm.
  • Kiểm soát nhiễm khuẩn điều tra và đánh giá nguy cơ phơi nhiễm tại bệnh viện.
  • Quản lý chất lượng theo dõi và đánh giá xu hướng xảy ra phơi nhiễm tại bệnh viện.
  • Khoa Dược các bệnh viện cần dự trữ đầy đủ cơ số thuốc để điều trị dự phòng sau phơi nhiễm (Phụ lục 6).

4. Quy định xử trí phơi nhiễm bệnh truyền nhiễm cụ thể

4.1. Xử trí và điều trị dự phòng, theo dõi sau phơi nhiễm máu/ dịch cơ thể (HIV, HBV, HCV…)

  • Xử trí sau phơi nhiễm máu/ dịch cơ thể (HIV, HBV, HCV…) (Phụ lục 1)
STT Các bước thực hiện Nội dung công việcTrách nhiệm Tiêu chuẩn
1Sơ cứu ban đầu (Phụ lục 2)Sơ cấp cứu ngay tại chỗ cho người bị phơi nhiễm Nhân viên bị phơi nhiễm hoặc đồng nghiệpSơ cứu ngay sau khi phơi nhiễm, giảm tối đa nguy cơ mắc bệnh cho người bị phơi nhiễm.
Nhân viên chăm sóc (nếu NB bị phơi nhiễm)
2Báo cáo phơi nhiễmBáo cáo phơi nhiễm với người quản lý trực tiếp, điền vào mẫu “Báo cáo sự cố y khoa” hoặc điền thông tin trên hệ thống báo cáo sự cố info.vinmec.com (tham khảo “Hướng dẫn báo cáo và xử lý sự cố”- Hướng dẫn thực hiện công tác quản lý chất lượng).Nhân viên bị phơi nhiễm/ nhân viên phát hiện phơi nhiễmBáo cáo theo đúng quy định để các khoa phòng phối hợp các biện pháp xử trí kịp thời. Thời gian thực hiện: trong vòng 4 giờ sau khi sơ cứu hoặc sau khi tiếp xúc với nguồn phơi nhiễm
Thông báo Y tế cơ quan và BS điều trị (đối với NB) 
Y tế cơ quan thông báo với KSNK
3Điều tra nguồn phơi nhiễm và đánh giá nguy cơXác định nguy cơ liên quan đến phơi nhiễm:  

  • Loại dịch cơ thể (như máu, dịch nhìn thấy có chứa máu, dịch hoặc mô có nguy cơ nhiễm khuẩn và vi rút);  
  • Loại phơi nhiễm (như tổn thương dưới da, phơi nhiễm đối với niêm mạc hoặc da bị tổn thương và vết cắn dẫn đến phơi nhiễm với máu);  
  • Đánh giá nguy cơ liên quan đến nguồn phơi nhiễm bằng cách đánh giá nguy cơ nhiễm khuẩn với các tất cả các tác nhân đường máu bằng cách sử dụng thông tin sẵn có (như qua phỏng vấn, hồ sơ bệnh án) 
KSNKNguy cơ phơi nhiễm phải được đánh giá sau khi bị phơi nhiễm
Dựa vào biên bản phơi nhiễm nghề nghiệp và yếu tố tiếp xúc, các thông tin về NB, kết quả xét nghiệm, tình trạng sức khỏe của NB và người bị phơi nhiễm, tai nạn, v.v. để đánh giá nguy cơ và nguồn phơi nhiễm.
Lập danh sách những người đã phơi nhiễm với nguồn lây nhiễm hoặc bị tai nạn rủi ro. 4 Khám và xét nghiệm 
4Khám và xét nghiệmKhám và chỉ định lấy mẫu xét nghiệm của người bị phơi nhiễm để xét nghiệm.  

  • Xét nghiệm nguồn lây nhiễm với sự đồng thuận trên cơ sở được cung cấp đầy đủ thông tin (nếu có thể).  
  • Xét nghiệm HIV cho người bị phơi nhiễm ngay sau phơi nhiễm hoặc 3 ngày.  
  • Xét nghiệm kháng thể kháng HBsAg cho người bị phơi nhiễm nếu không rõ tình trạng đáp ứng miễn dịch.  
  • Chỉ định xét nghiệm máu (viêm gan B và HIV) định kỳ sau 2 – 3 tháng và 6 tháng.
BS y tế cơ quan và/ hoặc BS điều trị (đối với NB)
  • Các xét nghiệm cần thực hiện trong 24 giờ sau khi phơi nhiễm để có điều trị dự phòng kịp thời theo phác đồ. (Phụ lục 4)  
  • Nếu phơi nhiễm HIV, lập hồ sơ theo quy định và tùy theo tình trạng phơi nhiễm, chỉ định điều trị dự phòng HIV và được hưởng chế độ theo quy định.
  • Hồ sơ về phơi nhiễm HIV phải được bảo mật.  
  • Đối với người tiếp xúc với bệnh truyền nhiễm có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh trong thời gian theo dõi, cần khám và xét nghiệm.
Người bị phơi nhiễm được theo dõi, điều trị tại khoa Cấp cứu. Nếu cần điều trị, bác sĩ điều trị sẽ giải thích và mời bác sĩ truyền nhiễm hội chẩn (nếu cần) và nghỉ theo quy định pháp luật.
Các trường hợp tiếp xúc với bệnh truyền nhiễm mà không có phương tiện phòng hộ cần được theo dõi chặt chẽ tình trạng sức khỏe tùy thuộc theo thời gian ủ bệnh của từng bệnh.
5Điều trị phơi nhiễm (nếu cần)Người bị phơi nhiễm sau khi đánh giá nguy cơ được điều trị dự phòng.BS y tế cơ quan/ BS truyền nhiễm (nếu có) và/ hoặc BS điều trị (đối với NB)BS tư vấn sử dụng thuốc và theo dõi tác dụng phụ của thuốc
Nhận đơn, phát thuốc điều trị dự phòng phơi nhiễm, dự trù cơ số thuốc điều trị (Phụ lục 5)Dược sĩDược sĩ dự trù cơ số thuốc đảm bảo đáp ứng đủ điều trị
6Theo dõi và giám sátTheo dõi các trường hợp phơi nhiễm với nguồn lây nhiễm, báo cáo trực tiếp với lãnh đạo bệnh viện.KSNKTrong thời gian theo dõi luôn cập nhật thông tin và tình trạng sức khỏe.
Theo dõi, đánh giá tình hình chung và xu hướng về tai nạn rủi ro nghề nghiệp, phối hợp KSNK để đưa cảnh báo và hành động kịp thời.QLCLĐưa ra khuyến cáo mạnh mẽ về nguy cơ rủi ro khi phơi nhiễm.
  • Điều trị dự phòng và theo dõi sau phơi nhiễm máu/ dịch cơ thể (Phụ lục 3)

4.2. Xử trí và điều trị dự phòng, theo dõi sau phơi nhiễm bệnh lây qua đường giọt bắn/ không khí (cúm, thủy đậu, lao, MERS CoV,…)

  • Xử trí sau phơi nhiễm bệnh lây qua đường giọt bắn/ không khí (Phụ lục 1)
    • Không khuyến cáo sơ cứu ban đầu đối với các trường hợp phơi nhiễm bệnh lây qua đường giọt bắn/ không khí.
    • Các bước tiếp theo (bước 2, 3, 4, 5, 6) thực hiện như xử trí phơi nhiễm với máu/ dịch cơ thể.
  • Điều trị dự phòng và theo dõi sau phơi nhiễm bệnh lây qua đường giọt bắn/ không khí (Phụ lục 4)

Phụ lục 1. Sơ đồ tóm tắt quy trình xử trí phơi nhiễm bệnh truyền nhiễm Phụ lục 2: Các bước sơ cứu ban đầu phơi nhiễm qua đường máu, dịch cơ thể Phụ lục 3: Điều trị dự phòng và theo dõi sau phơi nhiễm qua đường máu, dịch cơ thể Phụ lục 4: Theo dõi và điều trị dự phòng sau phơi nhiễm bệnh lây qua đường giọt bắn/ không khí Phụ lục 5: Danh mục thuốc dự trữ điều trị dự phòng sau phơi nhiễm Tài liệu tham khảo

  • Bộ Y tế, 2012, Quyết định số 3671/QĐ-BYT về việc phê duyệt các hướng dẫn kiểm soát nhiễm khuẩn.
  • Bộ Y tế, 2018, Thông tư Quy định về quản lý điều trị người nhiễm HIV và người phơi nhiễm với HIV tại các cơ sở y tế.
  • Nguyễn Khắc Hải, Nguyễn Bích Diệp, 2010, Nhà xuất bản Lao động, An toàn vệ sinh lao động và phòng chống bệnh nghề nghiệp trong các cơ sở y tế, trang 55-57.
  • WHO, 2010, WHO best practices for injections and related procedures toolkit.
  • Joint Commission International Accreditation Standards. 7th Edition (2020).

Các chữ viết tắt:

  • KSNK: Kiểm soát nhiễm khuẩn
  • QLCL: Quản lý chất lượng
  • BS: Bác sĩ

Bản quyền và thương hiệu: Thông tin và hình ảnh trên website thuộc quyền sở hữu của VinmecDr. Việc sao chép, sử dụng phải được VinmecDr chấp thuận trước bằng văn bản. Miễn trừ trách nhiệm: Tất cả những tư liệu được cung cấp trên website này đều mang tính tham khảo. Do đó, nội dung và hình ảnh sẽ được thay đổi, cập nhật và cải tiến thường xuyên mà không phải thông báo trước. VinmecDr không bảo đảm về độ chính xác cũng như sự hoàn thiện về thông tin. Chúng tôi không chịu trách nhiệm pháp lý cho những thiệt hại xuất hiện trực tiếp hay gián tiếp từ việc sử dụng hoặc hành động dựa theo những thông tin trên hoặc một số thông tin xuất hiện trên website này. VinmecDr không chịu trách nhiệm pháp lý về những sai sót, lỗi chính tả… do nhập liệu cùng với những sự cố khách quan khác như: nhiễm virus, hành vi phá hoại, ác ý… xảy ra trên website này cũng như các website liên kết, nếu có. Đường link liên kết VinmecDr sẽ không chịu trách nhiệm hay có nghĩa vụ pháp lý dưới bất kỳ hình thức nào về nội dung của những website không thuộc VinmecDr được liên kết với website www.vinmecdr.com, bao gồm các sản phẩm, dịch vụ và những mặt hàng khác được giới thiệu thông qua những website đó.

facebook
25

Bài viết liên quan

Bình luận0

Đăng ký
Thông báo về
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận

Bài viết cùng chuyên gia