MỚI

Hướng dẫn thực hiện phương pháp gây chuyển dạ

Người thẩm định:
Ngày xuất bản: 03/01/2023

Hướng dẫn thực hiện phương pháp gây chuyển dạ theo chương trình áp dụng cho Bác sĩ khoa phụ sản, phòng sinh Bệnh viện ĐKQT Vinmec.

Tác giả: Nguyễn Ngọc Chiến

Người thẩm định: Nguyễn Đức Hinh

Người phê duyệt: Phùng Nam Lâm

Ngày phát hành: 24/06/2020                                      

1. Định nghĩa phương pháp gây chuyển dạ

  • Gây chuyển dạ là một cuộc đẻ do bác sĩ sản khoa khởi động và điều khiển các cơn co tử cung.
  • Khởi phát chuyển dạ: kích thích để tử cung bắt đầu có cơn co.
  • Tăng cường chuyển dạ: kích thích tử cung trong chuyển dạ nhằm tăng tần số, thời gian và độ mạnh của cơn co.

2. Chỉ định thực hiện phương pháp gây chuyển dạ

3. Chống chỉ định thực hiện phương pháp gây chuyển dạ

  • Bất tương xứng giữa thai nhi và khung chậu
  • Bất thường ở tử cung: tử cung dị dạng, nhân xơ, sẹo mổ đẻ cũ, sẹo mổ bóc nhân xơ cũ.
  • Dị dạng thai nhi hoặc dị dạng tử cung
  • Không phải là ngôi đầu
  • Có dấu hiệu nhiễm trùng ối
  • Thai suy dinh dưỡng thể nặng
  • Nhau tiền đạo, nhau bong non, nhau bám thấp
  • Herpes sinh dục hoạt động
  • Ung thư cổ tử cung
  • Papiloma kích thước lớn gây cản trở đường sinh dục
  • Thai suy cấp
  • Sa dây nhau
  • Các bệnh lý khác như thần kinh, nội, mắt….sau khi có ý kiến hội chẩn của các bác sĩ chuyên khoa
  • Xuất huyết âm đạo không rõ nguyên nhân
  • Đa ối (AFI≥20)
  • Cơn co tử cung đã đủ về tần số và cường độ cho một giai đoạn nhất định của cuộc chuyển dạ

4. Tiến hành phương pháp gây chuyển dạ

Các bước để tiến hành phương pháp gây chuyển dạ bao gồm:

  1. Xác định tuổi thai, tiền sử bản thân và gia đình
  2. Khám lâm sàng sản khoa
  3. Khám trong xác định chỉ số Bishop
  4. Làm monitor ít nhất trong 30 phút, chỉ bắt đầu truyền Oxytocin khi không có các yếu tố chống chỉ định:
    • Pha 1 ống 5UI trong 500 ml dung dịch Ringer (NaCl, Glucose 5%) bắt đầu truyền tĩnh mạch với tốc độ 5ml/h, tương đương xấp xỉ 1 mUI/phút.
    • Tăng liều thêm 5 ml/h sau mỗi 30 phút cho đến khi cơn co đạt tần số 3 và kéo dài trong 30-40 giây mỗi cơn.
    • Liều tối đa 90ml/h tương đương 16 mUI/phút, trong giai đoạn thai sổ có thể tăng liều tối đa lên 180ml/h.
  5. Sau khi cơn co tử cung đạt tần số 3 làm test de Pause (Theo dõi tim thai trong 15 cơn co tử cung). Nếu test bình thường, theo dõi tim thai và cơn co tử cung 30 phút 1 lần và làm CTG 3h 1 lần (mỗi lần từ 20 đến 30 phút nếu bình thường). Tim thai được đánh giá trước, trong và sau mỗi cơn co. Ghi các kết quả này vào sản đồ.
  6. Khám trong 8h sau khi cơn co đạt tần số 3, nếu chưa chuyển dạ giai đoạn hoạt động (cổ TC mở 2- 3 cm), đình chỉ đẻ chỉ huy và chuyển mổ.
  7. Nếu truyền oxytocin tốc độ tối đa mà không đạt cơn co mong muốn thì cũng đình chỉ đẻ chỉ huy và chuyển mổ.
  8. Cần lưu ý theo dõi các tác dụng phụ của Oxytocin và có các biện pháp xử lý phù hợp và kịp thời. Các tác dụng phụ bao gồm:
  • Cơn co cường tính gây suy thai, vỡ tử cung
  • Đờ tử cung sau đẻ và sau mổ
  • Vàng da sau sinh ở trẻ sơ sinh
  • Nhau bong non
  • Chấn thương thai nhi và sản phụ do đẻ nhanh
  • Giữ nước gây phù nề

5. Cách xử lý tác dụng phụ của phương pháp gây chuyển dạ

  • Giảm tốc độ truyền hoặc dừng hẳn Oxytocin.
  • Truyền dịch tốc độ nhanh (Ringer lactate, NaCl hoặc Glucose 5%).
  • Để sản phụ nằm nghiêng trái, nâng cao đầu.
  • Cho thở oxy.
  • Cắt cơn co bằng terbutaline (truyền tĩnh mạch tốc độ 10-80 microgram/phút) hoặc ritodrine (pha 150 mg trong 500ml Ringer lactate, bắt đầu truyền tĩnh mạch với tốc độ 20ml/h và cứ 15 phút tăng lên 10ml/ h và tăng lên tối đa là 70ml/h).
facebook
17

Bài viết liên quan

Bình luận0

Đăng ký
Thông báo về
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận

Bài viết cùng chuyên gia