MỚI

Hướng dẫn thực hiện nghiệm pháp lọt ngôi chỏm

Ngày xuất bản: 15/05/2022

Hướng dẫn thực hiện nghiệm pháp lọt ngôi chỏm áp dụng cho bác sĩ Sản phụ khoa/Nữ hộ sinh phòng sinh tại các bệnh viện.

Tác giả: Nguyễn Đình Tời, Đặng Thị Nghĩa, Nguyễn Bích Hạnh
Người thẩm định: Trưởng tiểu ban Sản
Người phê duyệt: Phùng Nam Lâm 
Ngày phát hành: 20/06/2020

1. Mục đích:

  • Đánh giá sự bình chỉnh của ngôi thai với khung chậu mẹ – là sự thử thách xem thai nhi có lọt được hay không và có hướng xử trí thích hợp.

2. Chỉ định nghiệm pháp lọt ngôi chỏm:

  • Nghi ngờ bất cân xứng giữa thai nhi và khung chậu.
  • Khung chậu giới hạn, thai nhi ước tính cân nặng bình thường (2,8 – 3,2kg).
  • Thai to so với khung chậu.

3. Chống chỉ định nghiệm pháp lọt ngôi chỏm:

Nghiệm pháp lọt ngôi chỏm không được làm khi có yếu tố nguy cơ gây nguy cơ cho mẹ và con:

  • Dọa vỡ tử cung, mổ đẻ cũ, tiền sử bóc u xơ tử cung.
  • Thai phụ đang có bệnh nặng đe dọa tính mạng.
  • Tim thai suy.
  • Thai già tháng, kém phát triển, suy thai mãn và các bệnh lý khác.
  • Rau tiền đạo.

4. Điều kiện:

  • Ngôi thai phải là ngôi chỏm.
  • chuyển dạ thực sự.
  • Làm nghiệm pháp khi cổ tử cung mở >4cm với con rạ, mở >5cm với con so.
  • Tim thai được theo dõi liên tục trên máy Monitoring sản khoa cho tới khi sinh xong.
  • Thời gian làm nghiệm pháp không kéo dài → tránh tai biến và biến chứng cho mẹ và con.
Nghiệm pháp lọt ngôi chỏm giúp đánh giá sự bình chỉnh của ngôi thai với khung chậu mẹ

5. Hướng dẫn thực hiện

5.1. Thăm khám lại:

  • Thể trạng mẹ: đánh giá các bệnh kèm theo nếu có.
  • Đo lại chiều cao tử cung, ước tính lại cân nặng của thai nhi. Có thể siêu âm lại.
  • Nắn bụng ngoài kiểm tra ngôi thế thai nhi. Nghe tim thai – Có thể kiểm tra qua CTG.
  • Đo khung chậu ngoài.
  • Thăm âm đạo: (theo quy trình “Hướng dẫn thăm khám âm đạo”):
    • Đánh giá âm hộ, âm đạo, tầng sinh môn.
    • Vị trí cổ tử cung; độ mở, độ mềm, mỏng của cổ tử cung.
    • Tình trạng ối, nếu đã vỡ: màu, mùi vị.
    • Đánh giá lại ngôi thế, độ xuống của đầu thai nhi.
    • Đo đường kính lọt Nhô – Hạ vệ.

5.2. Tư vấn cho thai phụ và người thân:

  • Thông báo kết quả thăm khám, tiến triển cuộc chuyển dạ đến thời điểm hiện tại.
  • Thảo luận lợi ích và tác dụng không mong muốn của nghiệm pháp lọt.
  • Cùng thai phụ đưa ra quyết định, nhận sự đồng ý của thai phụ và gia đình.

5.3. Thực hiện:

  • Đo dấu hiệu sinh tồn.
  • Đặt đường truyền TM với dung dịch Ringer Lactat 500ml.
  • Đặt máy Monitoring sản khoa – CTG theo dõi tim thai và cơn co tử cung.
  • Bấm ối (theo quy trình “Hướng dẫn bấm ối”).
    • Đánh giá màu sắc, mùi, lượng nước ối.
  • Tăng cường cơn co tử cung (nếu cơn co không đủ mạnh).
    • Hướng dẫn thai phụ vê núm vú, theo dõi cơn co trong 30 phút.
    • Truyền tĩnh mạch Oxytocin, tốc độ 15-20ml/giờ (theo chỉ định của bác sĩ). Theo dõi, điều chỉnh số giọt để cơn co tử cung đạt tần số theo yêu cầu (tần số 2 – 3 tùy từng trường hợp).
  • Theo dõi:
    • Tim thai.
    • Cơn co tử cung.
    • Sự tiến triển của cổ tử cung và độ lọt của ngôi thai.
    • Tình trạng của mẹ.
    • Các dấu hiệu bất thường khác.

5.4. Theo dõi:

  • Thời gian làm nghiệm pháp khoảng 6 tiếng, tùy theo từng trường hợp.
  • Sau 2h đánh giá lại nghiệm pháp lọt, nếu CTC tiến triển, tim thai tốt, cơn co tốt tiếp tục theo dõi.
  • Thời gian nghiệm pháp lọt trung bình 3-4h, tối đa 6-8h để tránh nguy cơ nhiễm khuẩn.

5.5. Ngừng làm nghiệm pháp lọt khi:

  • Bấm ối nước ối xanh, sệt.
  • Tim thai có dấu hiệu suy.
  • Độ mở CTC hoặc độ lọt của ngôi thai không tiến triển.
  • Cơn co tử cung cường tính.
  • Tình trạng mẹ có dấu hiệu bất thường.
  • Ngừng làm nghiệm pháp ngay khi:
    • Tim thai suy.
    • Cơn co tử cung quá mau, mạnh.
    • Tình trạng mẹ có dấu hiệu bất thường.
  • Thảo luận với thai phụ và người thân để có bước quyết định tiếp theo.

6. Ghi hồ sơ:

  • Ghi đầy đủ diễn biến của quá trình làm nghiệm pháp vào trang (Theo dõi diễn biến của người bệnh).
  • Ghi thời gian làm nghiệm pháp vào giấy Monitoring sản khoa.
  • Ghi tóm tắt các cuộc thảo luận và có sự đồng ý với thai phụ và người thân.

Tài liệu tham khảo:

  1. Nghiệm pháp lọt ngôi chỏm. Hướng dẫn Quốc gia về CSSKSS – Bộ Y tế, Việt Nam 2009.

Chữ viết tắt:

  • TM: Tĩnh mạch

Ghi chú: 

  • Đây là văn bản phát hành lần đầu.

Bản quyền và thương hiệu: Thông tin và hình ảnh trên website thuộc quyền sở hữu của Vinmecdr. Việc sao chép, sử dụng phải được Vinmecdr chấp thuận trước bằng văn bản.
Miễn trừ trách nhiệm: Tất cả những tư liệu được cung cấp trên website này đều mang tính tham khảo. Do đó, nội dung và hình ảnh sẽ được thay đổi, cập nhật và cải tiến thường xuyên mà không phải thông báo trước. Vinmecdr không bảo đảm về độ chính xác cũng như sự hoàn thiện về thông tin. Chúng tôi không chịu trách nhiệm pháp lý cho những thiệt hại xuất hiện trực tiếp hay gián tiếp từ việc sử dụng hoặc hành động dựa theo những thông tin trên hoặc một số thông tin xuất hiện trên website này. Vinmecdr không chịu trách nhiệm pháp lý về những sai sót, lỗi chính tả… do nhập liệu cùng với những sự cố khách quan khác như: nhiễm virus, hành vi phá hoại, ác ý… xảy ra trên website này cũng như các website liên kết, nếu có.
Đường link liên kết Vinmecdr sẽ không chịu trách nhiệm hay có nghĩa vụ pháp lý dưới bất kỳ hình thức nào về nội dung của những website không thuộc Vinmecdr được liên kết với website www.vinmecdr.com, bao gồm các sản phẩm, dịch vụ và những mặt hàng khác được giới thiệu thông qua những website đó.

facebook
14

Bài viết liên quan

Bình luận0

Đăng ký
Thông báo về
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận

Bài viết cùng chuyên gia