MỚI

Hướng dẫn đọc kết quả thăm dò chức năng hô hấp

Ngày xuất bản: 14/06/2022

Hướng dẫn đọc kết quả thăm dò chức năng hô hấp bác sĩ Khoa Nội hô hấp tại các bệnh viện Vinmec.

Người thẩm định: Nguyễn Tường Vân Người phê duyệt: Phùng Nam Lâm Ngày phát hành: 27/06/2020

1. Định nghĩa và các khái niệm liên quan:

  • Đo hô hấp ký là một kỹ thuật đánh giá chức năng hô hấp cơ bản, đo hô hấp ký trong hô hấp giống như những kỹ thuật như đo huyết áp trong tim mạch, xét nghiệm đường huyết trong tiểu đường…
  • Sử dụng hiệu quả các thông tin của hô hấp ký trong điều trị bệnh hô hấp.

2. Chỉ định/ Chống chỉ định

2.1. Chỉ định

  • Khi bệnh nhân có triệu chứng ho, khó thở, khò khè, ho kéo dài điều trị kháng sinh không kết quả.
  • Khi khám bệnh nhân nhận thấy lồng ngực hình thùng hay biến dạng lồng ngực, ran rít, ran ngáy, ran nổ.
  • Xét nghiệm: có giảm oxy máu, tăng CO2 máu, đa hồng cầu. Xquang có hình ảnh khí phế thũng.
  • Theo dõi bệnh thần kinh: hội chứng Guillain-Barre, nhược cơ, viêm tủy lan lên.
  • Ảnh hưởng của các bệnh lý khác lên đương hô hấp: Lupus ban đỏ, xơ cứng bì, tim mạch, viêm khớp dạng thấp.
  • Theo dõi hiệu quả của các phương pháp dự phòng và điều trị bệnh (vật lý trị liệu, phục hồi chức năng).
  • Giám định thương tật, suy giảm chức năng hô hấp.
  • Theo dõi ảnh hưởng của môi trường gây bệnh phổi nghề nghiệp, của xạ trị hay của thuốc độc đến đường hô hấp.
  • Đánh giá chức năng hô hấp trước phẫu thuật ngực, bụng và lượng giá kết quả sau khi phẫu thuật đường hô hấp.
  • Tầm soát các đối tượng có nguy cơ cao: hút thuốc, tiếp xúc với không khí ô nhiễm.
thăm dò chức năng hô hấp
Chỉ định khi bệnh nhân bị khó thở

2.2. Chống chỉ định

thăm dò chức năng hô hấp
Chống chỉ định với bệnh nhân bị tràn khí màng phổi

3. Dụng cụ

  • 1 máy đo hô hấp ký
  • Bệnh nhân sau khi đã hoàn tất phần điền các phiếu đánh giá trước khi đo chức năng hô hấp (phụ lục 1), sẽ được đưa vào buồng đo chức năng hô hấp

4. Địa điểm thực hiện: Phòng thăm dò chức năng hô hấp

5. Quy trình đọc kết quả chức năng hô hấp

5.1. Đánh giá chất lượng trong từng lần đo SVC, FVC

  • Một lần đo được xem là dung đươc chỉ cần thỏa điều kiện 1 và 2: Thở ra đạt chuẩn và không ho trong giây đầu
  • Một lần đo được chấp nhận phải thỏa tất cả 7 điều kiện sau:
    • Không có sự ngập ngừng khi thở ra
    • Không ho trong 1 giây đầu
    • Không kết thúc sớm
    • Không có hiệu ứng Valsalva (Đóng nắp thanh môn)
    • Không hở ống thổi
    • Không tắc ống thổi
    • Không có bằng chứng thở them
  • Đối với FVC, thời gian thở ra phải > 6 giây (3 giây đối với trẻ em) hoặc có bình nguyên ≥ 1 giây hoặc người được đo không thể thổi nữa.

5.2. Đánh giá tính lập lại giữa các lần đo FVC

  • Tính lập lại chấp nhận được khi các lần đo có sự khác biệt giữa FVC lớn nhất và lớn thứ nhì không quá 0.15 L và sự khác biệt giữa FEV1 lớn nhất và lớn thứ nhì không quá 0.15 L.
  • Với những người có FVC < 1 L thì sự khác biệt giữa FVC lớn nhất và lớn thứ nhì không quá 0.1 L và sự khác biệt giữa FEV1 lớn nhất và lớn thứ nhì không quá 0.1 L.

5.3. Đánh giá tính lập lại giữa các lần đo SVC

  • Chênh lệch 2 kết quả không quá 5% hay 0.15 L.

5.4. Xác định các hội chứng rối loạn thông khí

  • Hội chứng hạn chế: (F) VC giảm
    • Giữa VC và FVC chọn chỉ số lớn hơn
    • VC (FVC) ≥ 80% trị số dự đoán (% pred) hay ≥ LLN được xem là bình thường, không có hội chứng hạn chế.
    • VC (FVC) < 80% trị số dự đoán (% pred) hay < LLN: có hội chứng hạn chế.
    • Xác định mức độ hạn chế bằng % VC (FVC) so với trị số dự đoán

% VC (FVC) so với trị số dự đoán

Mức độ hạn chế

80 – 60

Nhẹ

59 – 40

Trung bình

< 40

Nặng

  • Hội chứng tắc nghẽn:
    • Nếu đã chọn VC 🡺 lập tỉ số Tiffeneau = (FEV1/ VC) x 100%
    • Nếu đã chọn FVC 🡺 lập tỉ số Gaenssler = (FEV1/ FVC) x 100%
    • Giữa tỉ số Tiffeneau và Gaenssler phải chọn tỉ số nhỏ hơn.
    • FEV1/ (F)VC ≥ 70% hay ≥ LLN: không có hội chứng tắc nghẽn
    • FEV1/ (F)VC giảm < 70% hay < LLN: có hội chứng tắc nghẽn
    • Xác định mức độ hạn chế bằng % FEV1 so với trị số dự đoán

% FEV1 so với trị số dự đoán

Mức độ tắc nghẽn

≥ 60

Nhẹ

59 – 40

Trung bình

< 40

Nặng

  • Test dãn phế quản: có đáp ứng nếu sau khi thử thuốc dãn phế quản:
    • (F)VC hoặc FEV1 tăng > 12% và 200 ml sau thử thuốc dãn phế quản (Theo Hội lồng ngực Hoa Kỳ/ Hội Hô hấp Châu Âu 2005 (ATS/ERS 2005))
    • Hoặc PEF tăng ≥ 20% sau thử thuốc dãn phế quản (Theo GINA 2011)

5.5. Phân tích các nguyên nhân dựa vào kết quả chức năng hô hấp và lâm sàng

  • Hội chứng hạn chế 
  • Bệnh nhu mô phổi       
  • Sarcoidosis
  • Viêm phổi quá mẫn
  • Xơ phổi do:
    • Thuốc: busulfan (K), nitrofurantoin (AB), amidarone (chống loạn nhịp), bleomycin (K) và các thuốc chống K khác
    • Oxygen liều cao 🡪 ngộ độc, hóa xơ
    • Paraquat: xơ phổi nhanh, tử vong
    • Xạ trị vùng phổi
  • Bệnh collagen:
    • Systemic sclerosis (scleroderma)
    • Lupus đỏ
    • Viêm khớp dạng thấp
  • Lymphangitis carcinomatosa
  • Bệnh màng phổi: Tràn khí màng phổi, Tràn dịch màng phổi, Dày màng phổi
  • Xơ phổi mô kẽ lan toa.
  • Bệnh cơ thần kinh: sốt bại liệt, hội chứng Guillain-Barré, xơ bên teo cơ, nhược cơ nặng, teo cơ
  • Bệnh lồng ngực: Vẹo cột sống, Ankylos Spondylitis viêm cột sống dính khớp
  • Hội chứng tắc nghẽn:
  • Bên ngoài phế quản: Phá hủy nhu mô phổi làm giảm lực kéo giãn nở phế quản, Bị hạch hay khối u đè ép, Phù quanh phế quản.
  • Do thành phế quản: Dày lên trong viêm phổi, viêm phế quản do phì đại tuyến này, Co thắt cơ trơn trong suyễn, Viêm: BPTNMT, viêm phế quản mạn, suyễn, Xơ, sẹo: BPTNMT
  • Do bên trong lòng ống phế quản: Bít tắc do quá nhiều chất tiết:
  • Viêm phế quản mạn
  • Hen suyễn
  • BPTNMT
  • Phù phổi
  • Hít phải vật lạ
  • Ứ đọng chất tiết hậu phẫu

lưu ý:

  • Kiểm tra định chuẩn: Hô hấp kế phải được định chuẩn môi ngày bằng syringue chuẩn 3 lít.
  • Phân tích kết quả đo thông khí phổi cần phải so sánh với giá trị của người bình thường, có một số yếu tố ảnh hưởng đến giá trị cuả các chỉ tiêu thông khí phổi. Cần điền đầy đủ các thông tin: ID, tên bệnh nhân, ngày, giờ đo chức năng hô hấp, chiều cao (điền cm vào cột cm); cân nặng (điền kg vào cột có kg), giới tính, chủng tộc.

6. Tư vấn, giáo dục sức khỏe trước khi thực hiện kỹ thuật

  • Giải thích cho bệnh nhân: theo dõi chức năng hô hấp là một nghiệm pháp gắng sức đòi hỏi việc giải thích cho bệnh nhân thật rõ ràng. Sự phối hợp và hợp tác của bệnh nhân là yếu tố then chốt để thành công trong kỹ thuật.
  • Những hoạt động nên tránh trước khi đo chức năng phổi.
    • Không hút thuốc trong vòng 1giờ trước khi đo
    • Không uống rượu trong vòng 4 giờ trước khi đo
    • Không hoạt động gắng sức trong vòng 30 phút trước khi đo
    • Không mặc quần áo quá chật làm hạn chế ngực và bụng khi đo
    • Không ăn quá no trong vòng 2 giờ trước khi đo
    • Không sử dụng các thuốc dãn phế quản trước khi đo. (Hẹn đo CNHH sau 4h (từ khi dùng thuốc) khi bệnh nhân đã dùng các thuốc salbutamol, terbutanyl, ipratropium, theophylline, sau 12h (từ khi dùng thuốc) khi bệnh nhân đã dùng các thuốc salmeterol, formoterol, theostat, sau 24h (từ khi dùng thuốc) khi bệnh nhân đã dùng các thuốc Spiriva, Onbrez)
  • Bệnh nhân được hướng dẫn ngồi vào ghế.
  • Hướng dẫn bệnh nhân động tác thực hiện, có thể yêu cầu bệnh nhân làm thử trước
  • Kẹp mũi bệnh nhân

Từ viết tắt

  • CNHH: chức năng hô hấp
  • VC: dung tích sống
  • FVC: dung tích sống gắng sức
  • FEV1: thể tích thở ra gắng sức trong giây đầu tiên
  • SVC: Dung tích sống
  • LLN: Ngưỡng dưới của giá trị bình thường (lower limit of normal)
  • GTTĐ: giá trị tiên đoán

Tài liệu tham khảo/ tài liệu liên quan

  1. The National Institute for Occupational Safety and Health (NIOSH). Get Valid Spirometry Results EVERY Time. DHHS (NIOSH) Publication No. 2011-135.
  2. American Thoracic Society (2005), “Standardization of spirometry”. M.R. Miller, J. Hankinson, Brusasco, F. Burgos, R. Casaburi, A. Coates, R. Crapo, P. Enright, C.P.M. van der Grinten, Gustafsson, R. Jensen, D.C. Johnson, N. MacIntyre, R. McKay, D. Navajas, O.F. Pedersen, Pellegrino, G. Viegi and J. Wanger. Eur Respir J 2005; 26: 319–338
  3. Lê Thị Tuyết Lan (2008), “Hô hấp ký”. Nhà xuất bản y học
  4. R. Pellegrino, G. Viegi, V. Brusasco, R.O. Crapo, F. Burgos, R. Casaburi, A. Coates, C.P.M. vanderGrinten, P. Gustafsson, J. Hankinson, R. Jensen, D.C. Johnson, N. MacIntyre, R. McKa y, M. R. Miller, D. Navajas, O. F. Pedersen, J. Wanger. Interpretative strategies for lung function tests. European Respiratory Journal 2005 26: 948-968
  5. Vitalographs workshop (2000), “Spirometry interpretation and analyses”. Vitalographs Ltd.

Ghi chú: 

  • Đây là văn bản phát hành lần đầu.

Sơ đồ đọc kết quả chức năng hô hấp

Bảng đánh giá trước đo chức năng hô hấp

Chúng tôi đề nghị bác, anh (chị) tự điền đầy đủ bằng cách đánh dấu “X” vào các câu hỏi sau đây, việc trả lời các câu hỏi này đóng vai trò rất quan trọng để đánh giá chính xác chức năng phổi của bác, anh (chị).

1.

Bạn có dùng thuốc chữa khó thở trong vòng 24 giờ trước không? 
 Nếu có thì đó là thuốc gì?……………………………………………………. 
 Bạn dùng thuốc cách đây bao lâu? ……………………………………… 

2.

Trong tuần trước có dùng thuốc điều trị tim, đau ngực, tăng huyết áp không? 
 Nếu có đó là thuốc gì? 
3.Bạn hiện có đang mặc quần áo chật? 
4.Hút thuốc lá 1 giờ trước? 
5.Uống rượu trong vòng 4 giờ trước? 
6.Gắng sức mạnh 30 phút trước? 
7.Ăn quá no trong vòng 2 giờ trước? 
8.Hai tuần trước bạn có bị cảm lạnh không? 
9.Bạn có từng hút thuốc lá, thuốc lào? 
 Nếu có là trong bao lâu? ………………………………………………………. 
 Hút bao nhiêu điếu/ngày? …………………………………………………… 
 Hiện đã bỏ hút thuốc?………………………………………………………….. 

10.

Bạn hiện đang mang áo nẹp ngực? 

11.

Bạn có bị đột quỵ, bại liệt hoặc bệnh về cơ? 

12.

Bạn đã từng được bác sĩ chẩn đoán có bệnh phổi? 
 Nếu có đó là bệnh gì? 

Bản quyền và thương hiệu: Thông tin và hình ảnh trên website thuộc quyền sở hữu của Vinmecdr. Việc sao chép, sử dụng phải được Vinmecdr chấp thuận trước bằng văn bản. Miễn trừ trách nhiệm: Tất cả những tư liệu được cung cấp trên website này đều mang tính tham khảo. Do đó, nội dung và hình ảnh sẽ được thay đổi, cập nhật và cải tiến thường xuyên mà không phải thông báo trước. Vinmecdr không bảo đảm về độ chính xác cũng như sự hoàn thiện về thông tin. Chúng tôi không chịu trách nhiệm pháp lý cho những thiệt hại xuất hiện trực tiếp hay gián tiếp từ việc sử dụng hoặc hành động dựa theo những thông tin trên hoặc một số thông tin xuất hiện trên website này. Vinmecdr không chịu trách nhiệm pháp lý về những sai sót, lỗi chính tả… do nhập liệu cùng với những sự cố khách quan khác như: nhiễm virus, hành vi phá hoại, ác ý… xảy ra trên website này cũng như các website liên kết, nếu có. Đường link liên kết Vinmecdr sẽ không chịu trách nhiệm hay có nghĩa vụ pháp lý dưới bất kỳ hình thức nào về nội dung của những website không thuộc Vinmecdr đựợc liên kết với website www.vinmecdr.com, bao gồm các sản phẩm, dịch vụ và những mặt hàng khác được giới thiệu thông qua những website đó.

facebook
37

Bài viết liên quan

Bình luận0

Đăng ký
Thông báo về
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận

Bài viết cùng chuyên gia