Hướng dẫn thực hiện chương trình tiêm chủng dự phòng lây nhiễm cho nhân viên
Hướng dẫn thực hiện chương trình tiêm chủng dự phòng lây nhiễm cho nhân viên áp dụng cho toàn bộ CBNV các bệnh viện và phòng khám
Người thẩm định: Trưởng tiểu ban Kiểm soát nhiễm khuẩn Người phê duyệt: Phùng Nam Lâm Ngày phát hành: 19/07/2017 Ngày hiệu chỉnh: 24/03/2021
1. Mục đích
Nội dung bài viết
- Đảm bảo an toàn cho nhân viên, giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm các bệnh có thể phòng ngừa bằng vắc xin.
- Đảm bảo an toàn cho người bệnh, giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm các bệnh có thể phòng ngừa bằng vắc xin từ nhân viên bệnh viện.
2. Phạm vi áp dụng
- Nhân viên bệnh viện có trách nhiệm tham gia tiêm chủng theo đúng quy định.
- Phòng Nhân sự có trách nhiệm hướng dẫn nhân viên mới thực hiện tiêm chủng theo quy định.
- Y tế cơ quan lập danh sách và theo dõi việc tiêm chủng cho nhân viên.
- Kiểm soát nhiễm khuẩn, Y tế cơ quan, phòng Nhân sự và Đơn nguyên Vắc xin phối hợp tổ chức thực hiện tiêm chủng cho nhân viên và phòng ngừa lây nhiễm cho nhân viên.
Tiêm chủng giúp giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm các bệnh
3. Định nghĩa
- Người chưa có miễn dịch với bệnh gồm:
- Những người chưa từng tiêm chủng vắc xin dựa trên hồ sơ vắc xin;
- Những người chưa từng mắc bệnh dựa trên tiền sử bệnh;
- Những người không nhớ rõ đã từng tiêm chủng hoặc mắc bệnh rồi hay chưa;
- Những người đã tiêm vắc xin nhưng có kết quả xét nghiệm kháng thể âm tính kháng tác nhân gây bệnh.
- Nhân viên y tế trong quy định này bao gồm những người tiếp xúc trực tiếp với người bệnh (ví dụ: Bác sĩ, điều dưỡng, nữ hộ sinh, kỹ thuật viên, dược sĩ..v.v)
4. Quy định chung
4.1. Yêu cầu nhân viên tham gia tiêm chủng theo đúng quy định
4.2. Yêu cầu cụ thể các đối tượng
- Nhân viên mới cần phải hoàn thành việc tiêm chủng vắc xin viêm gan B, cúm, sởi – quai bị – rubella, thủy đậu theo quy định của bệnh viện.
- Nhân viên y tế và HK, Giặt là được bệnh viện tổ chức tiêm chủng vắc xin phòng viêm gan B khi có kháng thể HbsAb < 10 IU/l) hoặc chưa tiêm chủng.
- Nhân viên toàn bệnh viện được tiêm chủng vắc xin cúm. Nếu nhân viên y tế không tiêm chủng cúm sẽ được nhận diện hàng năm và tuân thủ các sắp xếp công việc theo thứ tự ưu tiên sau:
- Không được phép chăm sóc người bệnh suy giảm miễn dịch (ghép tạng, ghép tủy,…).
- Bắt buộc phải đeo khẩu trang khi đến mùa dịch hoặc thay đổi vị trí công việc để không chăm sóc/ tiếp xúc trực tiếp với người bệnh.
- Nhân viên từ chối tiêm chủng cần phải nêu rõ lý do hoặc có bằng chứng là đã tiêm hoặc ký giấy từ chối dịch vụ và chịu sự phân công của lãnh đạo khoa để giảm nguy cơ tiếp xúc người bệnh lây nhiễm. Nhân viên từ chối tiêm chủng nếu bị phơi nhiễm nghề nghiệp sẽ không được điều trị dự phòng miễn phí.
4.3. Đơn vị chịu trách nhiệm và quy định cách tổ chức
- Y tế cơ quan phối hợp nhân sự lập danh sách gửi lãnh đạo bệnh viện phê duyệt, sau đó cùng nhân sự và đơn nguyên Vắc xin tổ chức tiêm chủng và báo cáo kết quả cho ban lãnh đạo. Hồ sơ, kết quả phải được lưu trữ tại y tế cơ quan và hồ sơ nhân sự.
- Y tế cơ quan báo cáo định kỳ hằng năm/ đột xuất về kế hoạch tiêm chủng cho ban lãnh đạo.
- Y tế cơ quan thu thập và theo dõi/ giám sát danh sách nhân viên cần thực hiện lịch tiêm chủng và phối hợp với phòng ban liên quan để tổ chức tiêm chủng
- Y tế cơ quan cập nhật danh sách từ chối tiêm chủng và chia sẻ thông tin với Kiểm soát nhiễm khuẩn, Nhân sự và Trưởng khoa /phòng/ bộ phận và Điều dưỡng trưởng để sắp xếp công việc phù hợp cho nhân viên từ chối tiêm chủng (nếu cần)
5. Quy định cụ thể
5.1. Khuyến cáo tiêm chủng vắc xin cho nhân viên
Vắc xin | Đường lây nhiễm | Đối tượng tiêm | Khuyến cáo tiêm chủng |
Viêm gan B | Đường máu, dịch thể | Nhân viên y tế và HK, Giặt là có nguy cơ lây nhiễm từ máu và dịch cơ thể. |
|
Cúm | Đường giọt bắn | Toàn bộ nhân viên. | Tiêm chủng hàng năm, 1 liều/ năm. |
Sởi, quai bị, rubella | Đường không khí (sởi); Đường giọt bắn (quai bị, rubella) | Nhân viên chưa có miễn dịch với bệnh. | Tiêm chủng 2 liều cách nhau 28 ngày. |
Thủy đậu | Đường không khí và đường tiếp xúc (với mụn nước) | Nhân viên chưa có miễn dịch với bệnh. | Tiêm chủng 2 liều cách nhau 4 đến 8 tuần với người lớn ≥ 13 tuổi. |
Bạch hầu – ho gà – uốn ván | Đường giọt bắn (Bạch hầu, ho gà) | Nhân viên chưa có miễn dịch với bệnh. | Tiêm chủng 1 liều và sau 10 năm tiêm nhắc lại nếu có dịch bệnh trong cộng đồng. |
Não mô cầu | Đường giọt bắn (khi có dịch) | Nhân viên có nguy cơ phơi nhiễm với vi khuẩn Neisseria meningitidis khi có dịch bệnh trong cộng đồng (ví dụ: Nhân viên Phòng xét nghiệm, ICU, Cấp cứu). |
|
5.2. Hướng dẫn thực hiện giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm từ nhân viên
(Tham khảo thêm Phụ lục 2 Danh mục các bệnh lây nhiễm và biện pháp phòng ngừa cần áp dụng, văn bản Quy định phòng ngừa cách ly trong bệnh viện, Bộ hướng dẫn thực hiện quy trình chuyên môn chuyên ngành kiểm soát nhiễm khuẩn)
Phân loại nhóm nhân viên mắc bệnh | Biện pháp giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm từ nhân viên |
1. Nhân viên mắc viêm gan B, viêm gan C, HIV cấp hoặc mạn tính | |
Phẫu thuật viên | Xét nghiệm định lượng vi rút 6 tháng/lần. Trường hợp tải lượng vi rút ≥ 1.000 IU/ml đối với HBV và HCV; hoặc ≥ 500 IU/ml đối với HIV, chỉ được tham gia phẫu thuật khi được sự phê duyệt của Phó Tổng giám đốc chuyên môn. |
Nhân viên y tế khác | Áp dụng các biện pháp phòng ngừa chuẩn khi chăm sóc, điều trị người bệnh. |
2. Nhân viên mắc cúm/ hội chứng cúm/ giả cúm | |
Nhân viên có triệu chứng cúm/ giả cúm | Trường hợp có triệu chứng viêm đường hô hấp (ví dụ: ho, hắt hơi, sổ mũi, v.v) nhưng không sốt thì phải đeo khẩu trang và tăng cường rửa tay khi tiếp xúc với người bệnh. Hoặc bố trí công việc hạn chế tiếp xúc người bệnh và nhân viên. Trường hợp mắc bệnh nặng nên nghỉ việc để điều trị và trở lại làm việc bình thường tốt nhất sau 7 ngày. |
3. Nhân viên mắc sởi | |
Nhân viên đang có triệu chứng cấp tính | Hạn chế tiếp xúc với người bệnh và nhân viên cho đến 4 ngày sau xuất hiện ban |
Nhân viên không có miễn dịch sau phơi nhiễm với người bệnh sởi | Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với người bệnh và nhân viên trong vòng 5 ngày sau khi phơi nhiễm lần đầu tiên hoặc 21 ngày sau khi phơi nhiễm lần cuối và/ hoặc 4 ngày sau khi xuất hiện ban. |
4. Nhân viên mắc quai bị | |
Nhân viên đang có triệu chứng cấp tính | Hạn chế tiếp xúc với người bệnh và nhân viên cho đến 5 ngày sau viêm tuyến nước bọt |
Nhân viên không có miễn dịch sau phơi nhiễm với người bệnh quai bị | Hạn chế tiếp xúc với người bệnh 5 ngày sau khi phơi nhiễm lần đầu tiên hoặc 25 ngày sau khi phơi nhiễm lần cuối và/ hoặc 5 ngày sau khi viêm tuyến nước bọt. |
5. Nhân viên mắc rubella | |
Nhân viên đang có triệu chứng cấp tính | Hạn chế tiếp xúc với người bệnh trong vòng 7 ngày sau khi xuất hiện ban. |
Nhân viên không có miễn dịch sau phơi nhiễm với người bệnh Rubella | Hạn chế tiếp xúc với người bệnh 7 ngày sau lần phơi nhiễm đầu tiên hoặc 23 ngày sau lần phơi nhiễm cuối cùng và/ hoặc 7 ngày từ sau khi xuất hiện ban. |
6. Nhân viên mắc thủy đậu | |
Nhân viên đang có triệu chứng cấp tính | Hạn chế tiếp xúc với người bệnh cho đến khi các mụn nước khô và bong vảy hoặc không xuất hiện ban trong vòng 24 giờ. |
Nhân viên không có miễn dịch sau phơi nhiễm với người bệnh thủy đậu |
|
Tài liệu tham khảo
- CDC (2011), Immunization of Health-Care Personnel. Recommendations of the Advisory Committee on Immunization Practices (ACIP)
- Immunization Action Coalition (2021). Healthcare Personnel Vaccination Recommendations. http://www.immunize.org/catg.d/p2017.pdf , truy cập ngày 8/3/2021.
- WHO (2020), Immunization, Vaccines and Biologicals. https://www.who.int/immunization/policy/Immunization_routine_table4.pdf?ua=1, truy cập ngày 8/3/2021.
- CDC (2012). Updated CDC Recommendations for the Management of Hepatitis B Virus–Infected Health- Care Providers and Students. https://www.cdc.gov/mmwr/preview/mmwrhtml/rr6103a1.htm, truy cập ngày 8/3/2021.
- Văn bản “Hướng dẫn sử dụng Vắc-xin”.
Từ viết tắt:
- KSNK: Kiểm soát nhiễm khuẩn
- VGB: Viêm gan B
- VGC: Viêm gan C
- HIV: Human Immunodeficiency Virus
Bản quyền và thương hiệu: Thông tin và hình ảnh trên website thuộc quyền sở hữu của VinmecDr. Việc sao chép, sử dụng phải được VinmecDr chấp thuận trước bằng văn bản. Miễn trừ trách nhiệm: Tất cả những tư liệu được cung cấp trên website này đều mang tính tham khảo. Do đó, nội dung và hình ảnh sẽ được thay đổi, cập nhật và cải tiến thường xuyên mà không phải thông báo trước. VinmecDr không bảo đảm về độ chính xác cũng như sự hoàn thiện về thông tin. Chúng tôi không chịu trách nhiệm pháp lý cho những thiệt hại xuất hiện trực tiếp hay gián tiếp từ việc sử dụng hoặc hành động dựa theo những thông tin trên hoặc một số thông tin xuất hiện trên website này. VinmecDr không chịu trách nhiệm pháp lý về những sai sót, lỗi chính tả… do nhập liệu cùng với những sự cố khách quan khác như: nhiễm virus, hành vi phá hoại, ác ý… xảy ra trên website này cũng như các website liên kết, nếu có. Đường link liên kết VinmecDr sẽ không chịu trách nhiệm hay có nghĩa vụ pháp lý dưới bất kỳ hình thức nào về nội dung của những website không thuộc VinmecDr được liên kết với website www.vinmecdr.com, bao gồm các sản phẩm, dịch vụ và những mặt hàng khác được giới thiệu thông qua những website đó.