Hướng dẫn theo dõi đường máu liên tục
Hướng dẫn theo dõi đường máu liên tục theo chương trình áp dụng cho Bác sĩ, Điều dưỡng khoa Nội tiết tại các bệnh viện.
Tác giả: Lê Bá Ngọc, Trịnh Ngọc Anh
Người thẩm định: Nguyễn Tường Vân
Người phê duyệt: Phùng Nam Lâm
Ngày phát hành: 29/06/2020
1. Định nghĩa
Theo dõi đường máu liên tục là phương pháp theo dõi nồng độ đường máu trong suốt cả ngày và đêm. Dụng cụ theo dõi đường máu liên tục cho phép định lượng glucose máu trong khoảng kẽ liên tục và đều đặn suốt 24h để từ đó cung cấp những dữ liệu ở dạng động như xu hướng thay đổi đưởng máu, tốc độ thay đổi đường máu, hệ số biến thiên đường máu.
2. Mục đích
Nội dung bài viết
Máy theo dõi đường máu liên tục cung cấp những dữ liệu phong phú về diễn biến đường máu liên tục trong ngày mà máy theo dõi đường máu mao mạch không thể thực hiện được, có ý nghĩa giúp bệnh nhân kiểm soát đường máu đạt mục tiêu điều trị tốt hơn.
3. Chỉ định và chống chỉ định
3.1. Chỉ định theo dõi đường máu liên tục:
Áp dụng cho tất cả bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường, nhưng ưu tiên chỉ định cho các nhóm bệnh nhân sau:
- Bệnh nhân ĐTĐ type 1 hay bị hạ đường máu, mất thị lực, kiểm soát đường máu tích cực giai đoạn chu phẫu, trước khi mang thai.
- ĐTĐ type 2 đang tiêm insulin đặc biệt giai đoạn khởi trị tiêm insulin, chỉnh liều insulin, bệnh nhân hay bị hạ đường máu, kiểm soát đường máu tích cực giai đoạn chu phẫu, trước khi mang thai.
- Bệnh nhân ĐTĐ mắc bệnh nội khoa nặng.
- ĐTĐ thai kỳ.
3.2. Chống chỉ định theo dõi đường máu liên tục:
4. Kỹ thuật lắp máy theo dõi đường máu liên tục
4.1. Chuẩn bị dụng cụ:
- Hộp đựng máy theo dõi đường máu liên tục bao gồm: cảm biến, dụng cụ lắp cảm biến và đầu đọc
4.2. Hướng dẫn lắp cảm biến
Bước 1: Chọn vị trí lắp cảm biến
- Vị trí lắp cảm biến là mặt sau cánh tay. Các vị trí khác không được lắp đặt vì có thể cung cấp các kết quả không chính xác.
- Chú ý: tránh sẹo, nốt ruồi, vết rạn da, khối u, vị trí tiêm insulin.
- Để phòng ngừa dị ứng da, nên thay đổi vị trí mỗi lần lắp cảm biến.
Bước 2:
- Lau sạch vị trí cảm biến bằng cồn. Chờ cho vị trí lắp khô cồn trước khi lắp đặt.
Bước 3:
- Bóc hoàn toàn miếng lắp bảo vệ cảm biến và vặn tháo bỏ mũ chụp dụng cụ lắp cảm biến.
Bước 4:
- Lắp dụng cụ lắp cảm biến vào cảm biến sao cho đường đánh dấu mầu đen trên dụng cụ lắp ăn khớp với đường đánh dấu mầu đen trên cảm biến. Đặt trên bề mặt cứng, ấn mạnh dụng cụ lắp xuống cho đến khi nghe thấy “cạch” và không thể ấn tiếp được nữa.
Bước 5:
- Rút thẳng dụng cụ lắp cảm biến ra khỏi vỏ lắp chứa cảm biến.
Bước 6:
- Dụng cụ lắp cảm biến đã sẵn sàng để lắp cảm biến vào người bệnh.
- Chú ý: dụng cụ lắp cảm biến đã có chứa kim nhọn nên không chạm tay vào mặt trong dụng cụ và không lắp ngược trở lại vỏ chứa cảm biến.
Bước 7:
- Đặt dụng cụ lắp cảm biến và vị trí cần lắp. Án mạnh rứt khoát để cảm biến được giữ chặt trên cánh tay.
- Chú ý: không ấn dụng cụ lắp cảm biến trước khi được đặt vào vị trí cần lắp để hạn chế kết quả không mong muốn và chấn thương.
Bước 8:
- Rút nhẹ nhàng dụng cụ lắp cảm biến theo hướng ngược lại và ra khỏi cơ thể người bệnh.
Bước 9:
- Ấn nhẹ nhàng mặt băng dính phủ xung quanh cảm biến vào da để đảm bảo cảm biến được dính chắc, an toàn khi sử dụng.
- Dọn dẹp và đóng gói và vứt bỏ dụng cụ lắp cảm biến, lắp chứa cảm biến vào thùng rác thải y tế.
4.3. Hướng dẫn cài đặt đầu đọc
Bước 1: Ấn nút Home để mở đầu đọc
Bước 2: Điều chỉnh ngày
Bước 3: Điều chỉnh giờ
Bước 4: Điều chỉnh mục tiêu đường máu
- Ngưỡng mục tiêu đường máu được điều chỉnh tuỳ theo từng bệnh nhân theo chỉ định của bác sỹ chuyên khoa Nội Tiết.
Bước 5:
Đầu đọc sẽ hiển thị những thông tin quan trọng bao gồm hai chủ đề giúp người dùng hiểu và sử dụng máy bao gồm:
- Làm thể nào để hiểu các mũi tên chỉ xu hướng đường máu trên màn hình đầu đọc.
- Làm thế nào để trở về màn hình chính từ các màn hình hiển thị khác.
- Ấn nút “Next” để chuyển chủ đề kế tiếp và nút “ Done” để kết thúc cài đặt trở về màn hình chính.
4.4. Hướng dẫn khởi động cảm biến
Bước 1: Nhấn nút “Home”
Bước 2: Nhấn nút “Start new sensor”
Bước 3: Khởi động cảm biến
- Giữ đầu đọc cách cảm biến 4cm để khởi động cảm biến. Đầu đọc sẽ kêu “beep” khi cảm biến kích hoạt thành công. Cảm biến sẽ bắt đầu đọc glucose máu khoảng kẽ sau 60 phút.
4.5. Hướng dẫn kiểm tra đường máu
Bước 1: Nhấn nút “home” hoặc nút “check glucose”
Bước 2:
- Giữ đầu đọc cách cảm biến 4cm. Khi đầu đọc có tiếng “beep”, kết quả đường máu từ cảm biến sẽ gửi kết quả tới đầu đọc.
Bước 3:
- Đầu đọc sẽ biểu diễn đường máu hiện tại cùng với biểu đồ diễn biến đường máu và mũi tên chỉ ra xu hướng thay đổi đường máu.
Tài liệu tham khảo
- Welcome to your freestyle libre system: in- service guide: http://www.provider.myfreestyle.com. Assessed on 25 March 2020.
- American Diabetes Association (2020). Diabetes Technology: Standards of medical care in Diabetes – 2020. Diabetes Care , 43(Suppl. 1):S77–S88.
Bản quyền và thương hiệu: Thông tin và hình ảnh trên website thuộc quyền sở hữu của Vinmecdr. Việc sao chép, sử dụng phải được Vinmecdr chấp thuận trước bằng văn bản. Miễn trừ trách nhiệm: Tất cả những tư liệu được cung cấp trên website này đều mang tính tham khảo. Do đó, nội dung và hình ảnh sẽ được thay đổi, cập nhật và cải tiến thường xuyên mà không phải thông báo trước. Vinmecdr không bảo đảm về độ chính xác cũng như sự hoàn thiện về thông tin. Chúng tôi không chịu trách nhiệm pháp lý cho những thiệt hại xuất hiện trực tiếp hay gián tiếp từ việc sử dụng hoặc hành động dựa theo những thông tin trên hoặc một số thông tin xuất hiện trên website này. Vinmecdr không chịu trách nhiệm pháp lý về những sai sót, lỗi chính tả… do nhập liệu cùng với những sự cố khách quan khác như: nhiễm virus, hành vi phá hoại, ác ý… xảy ra trên website này cũng như các website liên kết, nếu có. Đường link liên kết Vinmecdr sẽ không chịu trách nhiệm hay có nghĩa vụ pháp lý dưới bất kỳ hình thức nào về nội dung của những website không thuộc Vinmecdr được liên kết với website www.vinmecdr.com, bao gồm các sản phẩm, dịch vụ và những mặt hàng khác được giới thiệu thông qua những website đó.