MỚI

Hướng dẫn đánh giá và dự phòng tắc catheter tĩnh mạch trung tâm

Ngày xuất bản: 10/06/2022

Hướng dẫn kỹ thuật tắm cho trẻ sơ sinh áp dụng cho bác sĩ, điều dưỡng, khoa nội ung bướu trung tâm ung bướu

Đặt catheter tĩnh mạch trung tâm là thủ thuật cơ bản trong hồi sức cấp cứu bằng cách đưa ống thông có 2 nòng qua da vào tĩnh mạch lớn (như tĩnh mạch cảnh trong, tĩnh mạch dưới đòn, tĩnh mạch đùi). Tắc catheter tĩnh mạch trung tâm là một trong những biến chứng phổ biến của thủ thuật này. Do đó, việc đánh giá và dự phòng tắc catheter đóng vai trò quan trọng. 
Người thẩm định:
Bùi Văn Thắng
Người phê duyệt: Ngô Đức Thọ Ngày phát hành: 30/07/2020 Ngày hiệu chỉnh: 04/03/2022

Phần I. Đại cương

1. Khái niệm

– Catheter tĩnh mạch trung tâm (TMTT) được nhắc đến trong văn bản này bao gồm:

  • Buồng tiêm tĩnh mạch.
  • Đường truyền tĩnh mạch trung tâm từ ngoại vi (PICC)
  • Các loại catheter TMTT khác như catheter thông thường đặt ở tĩnh mạch dưới đòn, tĩnh mạch cảnh; catheter lọc máu, catheter Hickman, …

– Tình trạng tắc catheter TMTT là biến chứng phổ biến, gặp ở 14-36% NB đặt catheter TMTT trong 1 đến 2 năm đầu sau khi đặt. – Hậu quả của tình trạng tắc catheter TMTT là không sử dụng được catheter hoặc nặng nề hơn là phải thay thế hoặc loại bỏ catheter. – Các mức độ tắc catheter

Mức độBiểu hiệnNguyên nhân
  • Tắc bán phần
  • Giảm sự thông thoáng của catheter, có lực cản khi bơm rửa hoặc hút ra, dịch chảy qua catheter chậm hơn thông thường
  • Cơ học, hóa học hoặc do cục máu đông
  • Không hút máu trào ngược được
  • Không thể hút máu ngược trở lại nhưng bơm dịch vào thì bình thường, không có lực cản
  • Cơ học hoặc do cục máu đông
  • Tắc hoàn toàn
  • Không thể bơm vào hay hút máu ngược ra
  • Cơ học, hóa học hoặc do cục máu đông

  – Bơm rửa là thao tác dùng nước muối sinh lý vô khuẩn để bơm vào catheter TMTT – Bơm giữ là thao tác dùng dung dịch có chất chống đông để bơm vào trong catheter sau khi bơm rửa

Kỹ thuật đặt Catheter tĩnh mạch trung tâm có nhiều ưu điểm vượt trội, hạn chế được rủi ro tai biến.

2. Mục đích

  • Giúp BS và ĐD thực hiện đánh giá, thống nhất nhận định về tình trạng tắc catheter TMTT
  • Giúp NVYT thực hành thống nhất các biện pháp dự phòng tắc catheter TMTT

Phần II. Hướng dẫn thực hiện

1. Đánh giá tình trạng thông thoáng của catheter TMTT

– Nhóm NVYT chuyên ngành: việc đánh giá và nhận định về sự thông thoáng của catheter TMTT cần được thực hiện bởi nhóm NVYT chuyên ngành, bao gồm nhưng không giới hạn:

  • Điều dưỡng
  • Bác sĩ điều trị
  • Bác sĩ phẫu thuật/Bác sĩ thực hiện thủ thuật
  • Dược sĩ

– Khi có nghi ngờ tắc catheter TMTT, nhóm NVYT gồm các thành phần trên cùng nhau xem xét, đánh giá và thống nhất kết luận về tình trạng của catheter TMTT và phương án xử lý tiếp theo – Hướng dẫn cụ thể:

  • Đánh giá sự thông thoáng của catheter bằng cách bơm rửa nước muối sinh lý vô khuẩn: bơm vào và hút máu ra một cách dễ dàng.
  • Ghi hồ sơ bệnh án về tình trạng thông thoáng của catheter, dấu hiệu hoặc biểu hiện của tình trạng tắc catheter theo bảng dưới đây:
Dựa vào việc bơm rửa
1. Có lực cản khi bơm rửa không?
2. Tốc độ dịch chảy có chậm so với trước đó không
3. Dịch không chảy tự do
4. Máy truyền dịch/Bơm tiêm điện báo tắc thường xuyên
5. Có sự rò rỉ dịch ra mô xung quanh vị trí catheter (Thoát mạch)
Dựa vào sự hút máu ngược trở ra
1. Không thể hút máu ngược trở ra
2. Dòng máu hút ngược trở ra khó khăn

– Cần đảm bảo rằng tình trạng của catheter hoặc một trong các nhánh của catheter có biểu hiện bất thường phải được xác định và phân loại mức độ tắc. Để thực hiện điều này, NVYT phát hiện ra tình trạng bất thường phải báo cáo ngày tới BS điều trị để nhóm NVYT chuyên ngành cùng nhau hợp và xác định vấn đề.

2. Đánh giá và quản lý tình trạng tắc do cơ học

– Nhận biết các dấu hiệu của tình trạng tắc do cơ học:

  • Kiểm tra xem có tình trạng gập/xoắn dây, chưa mở khóa, tắc màng lọc hay không?
  • Kiểm tra xem có tình trạng tắc của đầu nối không dùng kim hay không?
  • Kiểm tra xem có tình trạng chỉ khâu quá chặt hoặc vị trí catheter thay đổi
  • Kiểm tra xem có tình trạng catheter bị ảnh hưởng do tư thế NB hay không? Có thể áp dụng một trong các cách dưới đây để xác định catheter bị ảnh hưởng bởi tư thế:
    • Yêu cầu NB thay đổi vị trí của chi, nâng bên tay có catheter, đưa tay có catheter theo hình vòng tròn.
    • Yêu cầu NB thay đổi tư thế, chuyển sang ngồi hoặc đứng.
    • Đề nghị NB ho hoặc hít thở sâu hoặc thực hiện xoa xoang cảnh (Mục đích để đầu catheter không bị chặn bởi thành mạch máu).
    • Đánh giá xem có tình trạng của hội chứng pinch-off (Đối với NB được đặt catheter tĩnh mạch dưới đòn). Hội chứng pinch-off xảy ra khi catheter bị kẹt giữa xương sườn thứ nhất và xương đòn, gây ra tình trạng tắc catheter do cơ học.
  • Kiểm tra bằng việc nhìn và sờ xem có tình trạng bất thường của catheter như sưng nề dọc catheter hoặc rỉ dịch từ catheter.
  • Đánh giá NB để phát hiện các biểu hiện của di lệch catheter như NB đau khi truyền hoặc thay đổi cảm giác khi truyền dịch/thuốc.

– Lời khuyên để hạn chế tình trạng tắc cơ học: Tùy theo nguyên nhân ở trên, người phát hiện tắc catheter sẽ xử lý vấn đề phát sinh. Nếu vấn đề không được giải quyết, cần xin ý kiến của nhóm NVYT chuyên ngành để cùng nhau xem xét và giải quyết tình trạng tắc catheter. – Ghi hồ sơ bệnh án đầy đủ các vấn đề bất thường của catheter và cách xử lý

3. Đánh giá và quản lý tình trạng tắc do cục máu đông

– Nhận biết các dấu hiệu của tình trạng tắc do máu đông:

  • Kiểm tra để xác định có hay không tình trạng tắc do cục máu đông:
    • Nhìn thấy máu ở trong catheter hoặc các đầu nối
    • Đôi khi việc dùng một bơm tiêm có thể tích lớn (Như loại bơm tiêm 20ml, 50ml) có thể tạo ra một áp lực âm lớn dẫn đến việc hút máu ngược trở ra khó khăn. Do đó, việc dùng một bơm tiêm với đường kính nhỏ hơn (10ml hoặc 5ml) sẽ hiệu quả hơn vì bơm tiêm nhỏ hơn có áp lực âm khi hút máu nhỏ hơn nên máu dễ dàng hút ra máu. Tuy nhiên, không được bơm vào nếu sử dụng bơm tiêm có thể tích nhỏ hơn 10ml.
  • Nếu không xác định được nguyên nhân tắc catheter thì coi như tình trạng tắc là do máu đông.
  • Khi xảy ra tình trạng tắc cơ học trước đó và đã được giải quyết nguyên nhân cơ học, cần thực hiện đánh giá để xem xét có hay không tình trạng tắc do máu đông. NVYT cần thực hiện đánh giá các dấu hiệu và triệu chứng của tắc mạch như đau ngực, sưng nề ở ngực, cổ, cằm hoặc chi trên ở bên có catheter TMTT.

– Lời khuyên khi xảy ra tắc catheter do máu đông: nhóm NVYT chuyên ngành sẽ họp và thống nhất phương án xử lý tắc catheter TMTT. – Ghi hồ sơ bệnh án đầy đủ các vấn đề bất thường của catheter và cách xử lý.

4. Đánh giá và quản lý tình trạng tắc do nguyên nhân hóa học

– Nhận biết dấu hiệu:

  • Quan sát catheter hoặc đường truyền có chất kết tủa hay không?
  • Xem xét lại các thuốc đã truyền qua catheter để phát hiện tình trạng tương kỵ thuốc.
  • Tìm hiểu lại tần suất, thời điểm của việc bơm rửa catheter và tốc độ truyền dịch qua catheter.

– Xử lý tắc catheter do nguyên nhân hóa học: Nhóm NVYT chuyên ngành sẽ họp và thống nhất phương án xử lý tắc catheter TMTT. – Ghi hồ sơ bệnh án đầy đủ các vấn đề bất thường của catheter và cách xử lý.

Tắc catheter tĩnh mạch trung tâm cần được phát hiện và can thiệp sớm

5. Dự phòng tắc catheter TMTT

– Chỉ những NVYT được đào tạo và đánh giá có đủ năng lực thực hành sử dụng, chăm sóc catheter TMTT mới được tham gia vào quá trình này. Các nội dung cần được đào tạo cho ĐD và những người sử dụng catheter bao gồm:

  • Những nguyên tắc của tình trạng thông thoáng của catheter.
  • Đánh giá, dự phòng tắc catheter TMTT.
  • Các loại catheter TMTT và các vật tư tiêu hao sử dụng để kết nối với catheter.

– Bơm rửa catheter với nước muối sinh lý trước khi lấy máu qua catheter, thực hiện thuốc và thay đầu nối:

  • Sử dụng kỹ thuật bơm-dừng-bơm-dừng…
  • Tần suất bơm rửa cần được thực hiện theo khuyến cáo của nhà sản xuất. Thông thường, mỗi 12h cần thực hiện bơm rửa 1 lần bằng nước muối sinh lý vô khuẩn nếu sử dụng catheter liên tục. Tùy từng trường hợp cụ thể mà tăng tần suất bơm rửa.
  • Đảm bảo không có máu hay thuốc đọng lại trong catheter hoặc ở các đầu nối sau khi bơm rửa.
  • Bơm rửa với thể tích bằng ít nhất 2 lần thể tích của catheter. Nếu lấy máu qua catheter hoặc truyền máu qua catheter, thể tích bơm rửa cần nhiều hơn (Ít nhất là 20ml).
  • Thay các đầu nối nếu thấy máu hoặc thuốc đọng ở đó.
  • Dùng các dung dịch bơm rửa tương thích để tráng đường truyền khi truyền nhiều loại thuốc khác nhau.

– Cần thực hiện bơm giữ sau khi bơm rửa nếu catheter TMTT không được sử dụng sau đó.

  • Sử dụng các dung dịch bơm giữ theo y lệnh của BS hoặc khuyến cáo của nhà sản xuất catheter TMTT.
  • Bơm giữ catheter TMTT với thể tích gấp ít nhất 2 lần thể tích của hệ thống catheter. Sử dụng heparin nồng độ thấp (Thông thường là 100 IU/ml) để bơm giữ catheter.
  • Kẹp catheter (Đối với loại catheter có kẹp/khóa) trước khi tháo bỏ bơm tiêm.
  • Khi sử dụng heparin để bơm giữ, lần sử dụng catheter tiếp theo sau đó phải thực hiện hút bỏ ít nhất 3ml máu để tránh cho việc người bệnh được dùng một lượng heparin không cần thiết và dự phòng ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm máu (Nếu lấy máu qua catheter)

– Dự phòng dòng máu trào ngược vào catheter:

  • Không để hệ thống dây chuyền hết hoàn toàn
  • Sử dụng bơm tiêm nước muối đóng sẵn để bơm rửa (Nếu có) vì loại bơm tiêm này có piston được thiết kế để tránh dòng máu trào ngược. Nếu không có loại bơm tiêm này, có thể sử dụng bơm tiêm thông thường nhưng không được bơm hết lượng nước muối sinh lý có trong bơm tiêm, để lại ít nhất 0.5 ml trong bơm tiêm.
  • Nhanh chóng xử lý chuông báo động của máy truyền dịch hoặc bơm tiêm điện.
  • Xem xét việc tăng tốc độ truyền để phòng tắc catheter nếu đã có tình trạng tắc trước đó.

– Đánh giá định kỳ tình trạng thông thoáng của catheter mỗi ca trực ít nhất 1 lần và phát hiện sớm các dấu hiệu của tắc catheter TMTT. – Có kiến thức về tương hợp tương kỵ của các loại thuốc dùng qua catheter. – Loại bỏ các yếu tố có thể dẫn đến tắc cơ học.

Các từ viết tắt

  • BS: Bác sĩ
  • ĐD: Điều dưỡng
  • NB: Người bệnh
  • NVYT: Nhân viên y tế
  • TMTT: Tĩnh mạch trung tâm

Tài liệu tham khảo

  • Hướng dẫn sử dụng các loại catheter TMTT của nhà sản xuất
  • Flushing and Locking of Venous Catheters: Available Evidence and Evidence Deficit https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4446496/
  • Occlusion Management Guideline for Central Venous Access Devices (CVADs) – Journal of the Canadian Vascular Access Association, Volume 7, Supplement 1/2013

Ghi chú

  • Đây là văn bản phát hành lần đầu

Bản quyền và thương hiệu: Thông tin và hình ảnh trên website thuộc quyền sở hữu của Vinmec. Việc sao chép, sử dụng phải được Vinmec chấp thuận trước bằng văn bản. Miễn trừ trách nhiệm: Tất cả những tư liệu được cung cấp trên website này đều mang tính tham khảo. Do đó, nội dung và hình ảnh sẽ được thay đổi, cập nhật và cải tiến thường xuyên mà không phải thông báo trước. Vinmec không bảo đảm về độ chính xác cũng như sự hoàn thiện về thông tin. Chúng tôi không chịu trách nhiệm pháp lý cho những thiệt hại xuất hiện trực tiếp hay gián tiếp từ việc sử dụng hoặc hành động dựa theo những thông tin trên hoặc một số thông tin xuất hiện trên website này. Vinmec không chịu trách nhiệm pháp lý về những sai sót, lỗi chính tả… do nhập liệu cùng với những sự cố khách quan khác như: Nhiễm virus, hành vi phá hoại, ác ý… xảy ra trên website này cũng như các website liên kết, nếu có. Đường link liên kết: Vinmec sẽ không chịu trách nhiệm hay có nghĩa vụ pháp lý dưới bất kỳ hình thức nào về nội dung của những website không thuộc Vinmec được liên kết với website www.vinmec.com, bao gồm các sản phẩm, dịch vụ và những mặt hàng khác được giới thiệu thông qua những website đó.

facebook
0

Bài viết liên quan

Bình luận0

Đăng ký
Thông báo về
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận

Bài viết cùng chuyên gia