MỚI

Cập nhật Hướng dẫn chẩn đoán và xử trí bệnh tim mạch trong đại dịch Covid-19 của Hội tim mạch Châu Âu năm 2021 phần 3/5

Ngày xuất bản: 22/11/2022

Cập nhật Hướng dẫn của Hội Tim mạch Châu Âu về chẩn đoán và xử trí bệnh tim mạch trong đại dịch Covid-19 năm 2021 phần 3.

PGS.TS Đỗ Quang Huân, PGS.TS. Hô Huỳnh Quang Trí, ThS.BS Lê Phát Tài, TS.BS Đỗ Thị Nam Phương, BS.CK II. Nuyễn Trung Quốc, BS.CK II Bùi Nguyễn Hữu Văn, BS.CK II Trần Thị Huỳnh Nga, ThS.BS Mai Quốc Dũng,ThS.BS Nguyễn Nho Tiến, ThS.BS Đặng Duy Phương – Viện Tim TP. Hồ Chí Minh

6.2. Nhồi máu cơ tim cấp ST chênh lên (STEMI)

Trong giai đoạn đại dịch COVID-19 cũng không nên trì hoãn tái tưới máu cho bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp ST chênh lên. Theo hướng dẫn hiện tại, liệu pháp tái tưới máu vẫn được chỉ định ở những bệnh nhân có triệu chứng thiếu máu cục bộ trong thời gian <12 giờ với đoạn ST chênh lên ít nhất hai chuyển đạo liền kề. Đồng thời cần đảm bảo sự an toàn cho nhân viên y tế. Trong trường hợp không có xét nghiệm SARS-Co-V2 trước đó, tất cả bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp ST chênh lên nên được xử trí như trường hợp dương tính với COVID-19.

Hướng dẫn chung nhằm cung cấp cho các tổ chức hệ thống chăm sóc sức khỏe phác họa cách xử trí nhồi máu cơ tim cấp ST chênh lên trong bối cảnh đặc biệt. Các đề xuất thực hiện không dựa trên bằng chứng nên có thể cần phải được điều chỉnh để thích ứng với các quy định của bệnh viện và cơ quan y tế địa phương theo sự thay đổi của đại dịch COVID-19 đang tiến triển. Các biện pháp chung đối với hệ thống chăm sóc sức khỏe nhằm phân phối lại các bệnh viện trung tâm và mạng lưới bệnh viện vệ tinh trong cấp cứu tim mạch được mô tả tương ứng trong phần 4 và 5. Các nguyên tắc chính của quản lý nhồi máu cơ tim cấp ST chênh lên trong đại dịch COVID-19 là như sau:

  1. Thời gian tối đa từ lúc chẩn đoán nhồi máu cơ tim cấp ST chênh lên đến lúc tái tưới máu là 120 phút sẽ vẫn là mục tiêu cho điều trị tái tưới máu theo các cân nhắc sau:
    • Can thiệp thì đầu vẫn là lựa chọn điều trị tái tưới máu nếu khả thi trong khung thời gian này và được thực hiện tại các cơ sở được phê duyệt để điều trị cho bệnh nhân COVID-19 một cách an toàn cho nhân viên y tế và cho các bệnh nhân khác;
    • Can thiệp thì đầu có thể bị trì hoãn trong đại dịch (tối đa 60 phút – theo nhiều kinh nghiệm) do sự chậm trễ trong việc thực hiện các biện pháp bảo vệ;
    • Nếu thời gian đích không thể đáp ứng và không có chống chỉ định tiêu sợi huyết thì tiêu sợi huyết nên được sử dụng trước tiên;
  2. Do kết quả xét nghiệm SARS-CoV ‑ 2 không có ngay lập tức ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp ST chênh lên nên bất kỳ bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp ST chênh lên nào cũng cần được xem là có khả năng bị nhiễm bệnh;
  3. Tất cả bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp ST chênh lên nên được xét nghiệm SARS-Co-V2 càng sớm càng tốt sau lần tiếp xúc y tế đầu tiên bất kể chiến lược tái tưới máu, muộn nhất là khi được nhận vào khoa hồi sức sau khi PCI thì đầu. Cho đến khi kết quả xét nghiệm được biết, tất cả các biện pháp phòng ngừa nên được thực hiện để tránh khả năng nhiễm trùng cho các bệnh nhân khác và nhân viên y tế;
  4. Cân nhắc tái thông mạch hoàn toàn ngay lập tức nếu có chỉ định và phù hợp để tránh các thủ thuật chương trình lần sau và giảm thời gian nằm viện;
  5. Tất cả các bác sĩ tham gia điều trị lý bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp ST chênh lên nên làm quen với các chỉ định, chống chỉ định và liều lượng tiêu sợi huyết và tuân thủ các quy trình xử lý được thiết lập.

Xử trí cụ thể bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp ST chênh lên được minh họa trong Hình 13. Đề nghị thực hiện chụp thất trái trong quá trình thông tim ở tất cả bệnh nhân hội chứng mạch vành cấp để giảm nhu cầu siêu âm tim và rút ngắn thời gian nằm viện.

Việc điều trị các tổn thương không phải là thủ phạm nên được quyết định theo sự ổn định lâm sàng của bệnh nhân cũng như đặc điểm của các tổn thương đó. Có triệu chứng dai dẳng của thiếu máu cục bộ, tổn thương bán tắc và / hoặc các tổn thương không ổn định trên hình ảnh chụp mạch vành, nên cân nhắc PCI trong cùng một lần nhập viện. Điều trị các tổn thương khác nên được trì hoãn, lên kế hoạch nhập viện mới sau khi dịch bệnh qua đỉnh điểm bùng phát. 

Bảng 9: Khuyến cáo điều trị tiêu sợi huyết

Khuyến cáoNhómMức độ
Khi tiêu sợi huyết là chiến lược tái tưới máu, nên bắt đầu điều trị này càng sớm càng tốt sau khi chẩn đoán STEMI, tốt nhất là trong môi trường trước bệnh viện 

I

 

A

Thuốc đặc hiệu trên fibrin (tenecteplase, alteplase hoặc reteplase) được khuyên dùngIB
Một nửa liều tenecteplase nên được xem xét ở những bệnh nhân  ≥ 75 tuổiIIaB
Điều trị đồng thời kháng tiểu cầu với tiêu sợi huyết
Uống hoặc tiêm TM aspirin được chỉ địnhIB
Clopidogrel được chỉ định thêm vào cùng aspirinIA
Thuốc kháng tiểu cầu kép (DAPT: dưới dạng aspirin cộng với chất ức chế P2Y12) được chỉ định 1 năm ở những bệnh nhân trải qua tiêu sợi huyết và PCI tiếp theo. 

I

 

C

Điều trị đồng thời chống đông máu với tiêu sợi huyết
Chống đông máu được khuyến cáo ở những bệnh nhân được điều trị bằng lytics cho đến khi tái thông mạch máu (nếu được thực hiện) hoặc trong thời gian nằm viện tới 8 ngày. Thuốc chống đông máu có thể là: 

I

 

A

– Enoxaparin TM. tiếp theo là TDD. (ưu tiên hơn UFH)IA
– UFH iv điều chỉnh trọng lượng, bolus sau đó truyền dịch.IB
– Ở bệnh nhân điều trị bằng streptokinase: fondaparinux TM. bolus rồi tiêm một liều TDD 24 h sau.IIaB
Can thiệp sau tiêu sợi huyết
Chụp mạch khẩn cấp và PCI nếu được chỉ định ở bệnh nhân suy tim / sốcIA
Chụp mạch máu khẩn cấp và PCI nếu cần được chỉ định trong trường hợp thiếu máu cục bộ tái phát hoặc bằng chứng tắc lại sau khi tiêu sợi huyết thành công ban đầu 

I

 

B

Bảng 10: Liều lượng điều trị đồng thời các thuốc tiêu sợi huyết và chống huyết khối

ThuốcĐiều trị ban đầuChống chỉ định cụ thể
Liều điều trị tiêu sợi huyết
Streptokinase1,5 triệu đơn vị trong hơn 30-60 phút TMĐiều trị trước đó với streptokinase hoặc anistreplase
Alteplase (tPA)
  • 15 mg iv. Bolus
  • 0,75 mg / kg TM hơn 30 phút (tối đa 50 mg)
  • sau đó 0,5 mg / kg TM hơn 60 phút (tối đa 35 mg)
 
Reteplase (rPA)10 đơn vị + 10 đơn vị TM bolus cách nhau 30 phút 
Tenecteplase (TNK-tPA)Một liều TM bolus:

  • 30 mg (6000 IU), <60 kg
  • 35 mg (7000 IU), 60 -70 kg
  • 40 mg (8000 IU), 70-80 kg
  • 45 mg (9000 IU), 80-90 kg
  • 50 mg (10000 IU), > 90 kg

Nên giảm xuống còn một nửa liều ở bệnh nhân ≥ 75 tuổi.

 
Liều điều trị đồng thời thuốc kháng tiểu cầu
AspirinLiều khởi đầu 150-300 mg uống (hoặc 75-250 mg tiêm TM nếu không thể uống), sau đó dùng liều duy trì 75-100 mg / ngày. 
ClopidogrelLiều nạp 300 mg uống, sau đó là liều duy trì 75 mg / ngày.

Ở những bệnh nhân  75 tuổi: liều nạp 75 mg, sau đó là liều duy trì 75 mg / ngày.

 
Liều điều trị đồng thời chống đông máu
Enoxaparin
  • Ở những bệnh nhân < 75 tuổi:
    • 30 mg TM bolus, sau 15 phút liều 1 mg / kg TDD mỗi 12 giờ cho đến khi được tái thông hoặc đến khi xuất viện, tối đa 8 ngày, 2 liều TDD đầu tiên không được vượt quá 100 mg mỗi lần tiêm.
  • Ở những bệnh nhân ≥ 75 tuổi:
    • Không tiêm TM bolus; bắt đầu với TDD liều 0,75 mg/kg với tối đa 75 mg mỗi lần tiêm trong 2 liều TDD đầu tiên
  • Ở những bệnh nhân có eGFR < 30 mL/phút/ 1,73 m, bất kể tuổi tác, liều TDD được tiêm mỗi 24 giờ một lần.
 
UFH60 IU/kg TM bolus với tối đa 4000 IU sau đó TTM 12 IU / kg với tối đa 1000 IU / giờ trong 24-48 giờ. Mục tiêu aPTT: 50-70 giây hoặc 1,5 đến 2,0 lần so với chứng, sẽ được theo dõi vào 3, 6, 12 và 24 giờ. 
Fondaparinux (chỉ với streptokinase)2,5 mg TM bolus sau đó TDD liều 2,5 mg mỗi ngày một lần đến 8 ngày hoặc đến khi xuất viện. 
aPTT = activated partial thromboplastin time; eGFR = estimated glomerular filtration rate; IU = international units; rPA = recombinant plasminogen activator; tPA = tissue plasminogen activator; UFH = unfractionated heparin.

6.3. Sốc tim

Các điểm chính

  • Chăm sóc bệnh nhân sốc tim và ngưng tim ngoài viện phụ thuộc thời gian và cần mạng lưới chuyên sâu cùng các chuyên gia nhiều lãnh vực.
  • Huy động nguồn lực để cung cấp đội ngũ chuẩn hoá, sẵn sàng và khả thi cho hổ trợ tuần hoàn cơ học (MCS = mechanical Circulatory support).
  • Chụp ĐMV xâm lấn vẫn là điều trị chủ đạo. Tuy nhiên cần xem xét giảm thiểu khả năng lây nhiễm lan rộng trong bệnh viện khi nhận định bệnh nhân.
  • Ở bệnh nhân đồng mắc Covid 19, việc tiến đến MSC cần cân nhắc dựa trên tình trạng tăng đông khi nhiễm Covid 19 và nhu cầu điều trị đặc biệt (tư thế nằm sấp) khi có tổn thương phổi cấp.
  • Trong trường hợp cần MCS, ECMO ưu tiên được dùng như là biện pháp MCS tạm thời dựa trên khả năng cung cấp oxy của nó.
  • Trong trường hợp suy thận cấp, điều trị thay thế thận liên tục nên được dùng giới hạn tuỳ theo các tiêu chuẩn đã được thiết lập.
  • Thang điểm SOFA và thang can thiệp điều trị (therapeutic intervention scoring system = TISS) cần đánh giá hàng ngày ở các bệnh nhân nặng, để giúp quyết định điều trị.
  • An toàn cho nhân viên y tế là ưu tiên quan trọng để tránh nhiễm trùng cho nhân viên.

Sốc tim và ngưng tim ngoài viện là bệnh lý phụ thuộc thời gian cần có nguồn lực thích hợp và đội ngũ được huấn luyện tối ưu, mạng lưới tận lực để có kết quả tối ưu. Nhìn chung cần tuân theo các hướng dẫn hiện tại và bằng chứng hiện tại. Tuy vậy, cần xét đến hệ thống chăm sóc tích cực đã quá tải vì đại dịch Covid 19, sẽ không thể chăm sóc cho tất cả bệnh nhân nhập ICU do hạn chế về nguồn lực. Điều này đưa đến các tình huống khó khăn dựa trên 4 nguyên lý y đức đã được công nhận rộng rãi (tính lợi ích, không ác tâm, tôn trọng sự tự do và bình đẳng) là cốt lõi trong tình trạng khan hiếm nguồn lực. Nếu nguồn lực hiện tại không đủ để tạo điều kiện cho tất cả bệnh nhân được nhận điều trị đầy đủ, thì nhiều nhóm sẽ được xem xét và khuyến cáo các nguyên lý cơ bản được áp dụng phù hợp với các quy tắc ưu tiên sau:

  1. Bình đẳng: nguồn lực sẵn có được phân chia không phân biệt (không phán quyết dựa trên tuổi, giới tính, cư ngụ, quốc tịch, tín ngưỡng, tình trạng xã hội hay bảo hiểm, bệnh tật mạn tính). Sử dụng thủ thuật cần bình đẳng, theo mục tiêu điều trị, minh bạch, cần tránh các quyết định trái ngược.
  2. Giữ lại càng nhiều mạng sống càng tốt, trong tình trạng khan hiếm nguồn lực, tất cả các biện pháp đều nhằm mục đích giảm thiểu tử vong.
  3. Bảo vệ nhân viên y tế có liên quan, vì vậy quy trình sàng lọc là cần thiết để tối đa lợi ích điều trị và giảm nhân viên y tế liên quan, giúp quyết định nhanh ai cần điều trị và ai cần cách ly.

Các biện pháp sàng lọc, dựa vào bằng chứng hiện tại hoặc các quy trình sàng lọc đã được thiết lập từ trước được phát triển nhờ các nhóm đương nhiệm trong các đại dịch cúm được tóm lược trong Bảng 11 và 12. các khuyến cáo đặc biệt dành cho các bệnh nhân có hay không có nhiễm trùng kèm theo ở Hình 14. hai bối cảnh sẽ được xem xét:

  1. Bệnh nhân không nhiễm trùng
  2. Bệnh nhân có thể nhiễm/hoặc dương tính Covid 19

Tình trạng nhiễm trùng cần nghi ngờ tuỳ theo các tiêu chuẩn dịch tể học và lâm sàng được xác định gần đây.

Bảng 11: Chi tiết tiêu chuẩn nhận vào và loại trừ để sàng lọc trong ICU lúc nhập viện (cải biên từ Christian và CS)

Tiêu chuẩn nhận vào
Cần hỗ trợ thông khí xâm nhập

Cần hỗ trợ huyết động bằng thuốc vận mạch (Noradrenalin > 0,1μg / kg / ph) hoặc hổ trợ cơ học

Cần điều trị thay thế thận

Tiêu chuẩn loại trừ
Bệnh nhân chọn chăm sóc cuối đời

Ngưng tim không ai biết, ngưng tim có người biết nhưng không đáp ứng sốc điện hoặc ngưng tim tái phát.

Bệnh ác tính di căn

Bệnh thoái hoá thần kinh giai đoạn cuối

Tình trạng hoặc biến cố thần kinh nặng và không hồi phục

Tình trạng mạn tính:

  • Bệnh nhân suy tim NYHA IV không thể ghép tim hay thiết bị hổ trợ thất trái (LVAD)
  • COPD nhóm D theo GOLD
  • Bệnh xơ nang hoặc xơ phổi với PaO2 nền < 55 mmHg.
  • Xơ gan, điểm Child-Pugh > 7
  • Suy thận giai đoạn cuối đang lọc thận với triệu chứng kéo dài không đáp ứng điều trị nội

Sa sút trí tuệ nặng

Thời gian sống ước đoán < 12 tháng

Tiêu chuẩn loại trừ bổ sung cần kiểm tra khi ICU hết giường
Chấn thương quá nặng

Tổn thương não quá nặng sau đột quỵ

Sa sút trí tuệ trung bình

Thời gian sống ước đoán < 24 tháng

Tình trạng mạn tính

  • Điều trị oxy tại nhà.
  • Xơ gan với báng bụng kháng trị hoặc bệnh não > giai đoạn 1

Tuổi > 80

Tuổi > 70 và ít nhất một tiêu chuẩn

  • Xơ gan
  • Bệnh thận mạn gia đoạn III theo KDIGO
  • Suy tim NYHA > II

Bệnh nhân > 60 tuổi với suy tim NYHA III không có bệnh tim cấp có thể điều trị và/hoặc EF < 30% cho dù còn có thể ghép tim hay LVAD.

Nếu không có tiêu chuẩn nào trên đây, cần xem xét rút hổ trợ ICU của bệnh nhân đến sớm hơn để cứu người có tiên lượng tốt hơn

 Bảng 12: tiêu chuẩn ít hoặc không có lợi với điều trị ICU (có ít nhất 1 tiêu chuẩn)

Xuất hiện suy mới 2 cơ quan mà không có lúc nhập viện.
Không cải thiện tình trạng hô hấp hoặc huyết động.
Suy đa cơ quan tiến triển xác định bằng tăng điểm SOFA (25% so với ban đầu sau tối thiểu 10 ngày điều trị) kết hợp điểm tích luỹ TISS ≥ 500.

6.4. Hội chứng mạch vành mạn

Nhân viên y tế điều trị cho các BN hội chứng mạch vành mạn trong vùng bị ảnh hưởng nặng bởi đại dịch COVID-19 cần lưu ý các vấn đề quan trọng sau:

  • Bệnh nhân có hội chứng vành mạn thường có nguy cơ bị biến cố tim mạch thấp nên có thể trì hoãn chẩn đoán và / hoặc thủ thuật can thiệp trong phần lớn các trường hợp;
  • Nên điều trị nội khoa tối ưu và / hoặc tích cực phụ thuộc vào tình trạng lâm sàng;
  • Cho phép theo dõi từ xa trên nhóm bệnh nhân nguy cơ cao chọn lọc, để tái đánh giá và phát hiện các biến đổi lâm sàng cần nhập viện.

6.4.1. Xem xét thực hành điều trị nội khoa:

Thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs) được nhận thấy là yếu tố nguy cơ của biểu hiện lâm sàng nhiễm SARS-CoV‑2 nặng. Vai trò của dùng aspirin lâu dài vẫn còn chưa rõ. Tuy nhiên với liều thấp dùng trong hội chứng mạch vành mạn, aspirin có hiệu quả chống viêm rất yếu .Vì thế bệnh nhân hội chứng vành mạn không cần ngưng aspirin dự phòng thứ phát.

Liệu pháp Statin cho thấy mối tương quan thay đổi với kết cục có lợi ở các bệnh nhân nhiễm cúm hoặc phế cầu. Tuy nhiên, trên các bệnh nhân COVID-19 thỉnh thoảng ghi nhân sự xuất hiện của tăng men gan hoặc tiêu cơ vân nặng. Trong những trường hợp này cần tạm ngưng statin.

Đối với các bệnh nhân hội chứng vành mạn được điều trị thuốc hạ áp, xin xem phần 6.7.

6.4.2. Các phương pháp chẩn đoán không xâm lấn:

Các phương pháp chẩn đoán không xâm lấn trên bệnh nhân hội chứng vành mạn được điều chỉnh theo các bệnh cảnh lâm sàng khác nhau.130 Ở vùng có tỷ lệ nhiễm SARS-CoV‑2 cao, việc thực hiện các nghiệm pháp không xâm lấn để đánh giá hội chứng vành mạn không triệu chứng nên được trì hoãn để các bệnh nhân không phải tiếp xúc với nguy cơ lây nhiễm không cần thiết hoặc gây nên quá tải cho hệ thống chăm sóc y tế.

Đối với các bệnh nhân nghi ngờ bệnh mạch vành có triệu chứng và khả năng dự đoán 5-15%, các phương pháp chẩn đoán hình ảnh chức năng để phát hiện TMCBCT hoặc chụp CT mạch vành có cản quang được khuyến cáo là các phương pháp đầu tiên để chẩn đoán bệnh mạch vành. Ở các vùng đại dịch Covid-19 với hệ thống y tế bị quá tải nghiêm trọng, việc tầm soát bệnh mạch vành thậm chí kể cả có triệu chứng cũng nên được trì hoãn trên đại đa số bệnh nhân. Dù vậy, nếu thực sự cần thiết, phụ thuộc vào trang thiết bị có sẵn và kinh nghiệm, phương pháp chụp CT có cản quang là lựa chọn ưu thế (phần 5.4).

Tuy nhiên, cần quan tâm đến tình trạng quá tải của phòng CT bởi nhu cầu chụp CT phổi trên các BN COVID-19 tăng cao. Hơn nữa tính khả thi/ độ chính xác của chụp CT mạch vành cản quang có thể bị giảm đi trên BN COVID-19 do thường có nhịp tim nhanh và suy thận nặng. Trong trường hợp, CT mạch vành cản quang không thích hợp (như không thể kiểm soát nhịp tim,…) hoặc không sẵn có, thì nên trì hoãn thực hiện các nghiệm pháp chẩn đoán không xâm lấn. Các phương pháp chẩn đoán hình ảnh thay thế không được khuyến khích trong giai đoạn bùng nổ đại dịch cấp trừ khi nghi ngờ TMCBCT nặng, nhằm giảm thiểu sự tiếp xúc của bệnh nhân với hệ thống y tế (SPECT / PET) hoặc phòng ngừa sự tiếp xúc gần giữa BN và nhân viên y tế (siêu âm tim gắng sức).

Đối với các bệnh nhân hội chứng vành mạn đã xác định, nên tiến hành theo dõi lâm sàng qua hệ thống chăm sóc sức khoẻ từ xa (thiết kế một đường dây điện thoại chuyên biệt cho các BN). Theo đó, các bác sĩ điều trị có thể hướng dẫn hầu hết bệnh nhân tiếp tục hay thay đổi điều trị nội khoa. Khi thăm hỏi bệnh sử lâm sàng, các BS cần khảo sát các triệu chứng không ổn định mới khởi phát hoặc tái diễn, từ đó quyết định nhu cầu nhập viện và các phương pháp chẩn đoán.

6.4.3. Các phương pháp chẩn đoán xâm lấn và tái tưới máu:

Các BN có triệu chứng với nguy cơ cao bệnh mạch vành thông thường được chỉ định chụp ĐMV xâm lấn mà không cần các nghiệm pháp chẩn đoán không xâm lấn trước đó. Tuy nhiên, thậm chí trên các BN này, điều trị nội khoa nên được cố gắng áp dụng đầu tiên, chỉ chụp ĐMV kèm tái tưới máu tạm thời trong các trường hợp lâm sàng không ổn định, đặc biệt là ở các vùng nơi hệ thông y tế đang bị quá tải bởi đại dịch COVID-19. Tái tưới máu (bằng  can thiệp ĐMV qua da hoặc phẫu thuật bắc cầu), có thể trì hoãn trên phần lớn BN hội chứng vành mạn. Tuy nhiên, ở các bệnh viện có khoa Hồi sức tích cực thiết kế chuyên biệt cho COVID hoặc bị quá tải bởi một lượng lớn BN COVID-19, việc trì hoãn phẫu thuật bắc cầu còn rõ rệt hơn. Ưu tiên để dành giường hồi sức cho các BN COVID-19 cần chăm sóc tích cực. Vì vậy, hệ thống y tế có thể sử dụng các BV không nhiễm COVID-19 làm nơi để thực hiện các thủ thuật hoặc phẫu thuật không thể trì hoãn trên các BN hội chứng vành mạn chọn lọc. Các BN này cần được loại trừ nhiễm SARS-CoV‑2 bằng quết mũi họng / dịch hút khí quản và / hoặc chụp CT trước khi nhập viện. Nói cách khác, trên các BN chọn lọc, tái tưới máu phối hợp phẫu thuật bắc cầu/ can thiệp ĐMV qua da, thậm chí can thiệp động mạch vành qua da triệt để có thể được xem xét bởi Đội Tim dựa trên bệnh cảnh lâm sàng của BN và tình hình địa phương (xem Bảng 13).

Bảng 13. Điều trị Hội chứng vành mạn trong giai đoạn đại dịch COVID -19

  • Khuyến cáo tiếp tục điều trị nội khoa trên các BN hội chứng vành mạn trong giai đoạn đại dịch COVID -19
  • Khuyến cáo theo dõi các BN hội chứng vành mạn qua hệ thống chăm sóc sức khoẻ từ xa trong giai đoạn đại dịch COVID – 19
  • Phải trì hoãn tái tưới máu các BN hội chứng vành mạn có nguy cơ trung bình – thấp
  • Xem xét trì hoãn thực hiện các phương pháp chẩn đoán không xâm lấn trên BN hội chứng vành mạn trong giai đoạn đại dịch COVID -19
  • Chụp CT mạch vành có cản quang là phương pháp chẩn đoán chức năng không xâm lấn ưu thế trong giai đoạn đại dịch COVID -19
  • Xem xét tầm soát nhiễm SARS-CoV‑2 bằng quết mũi họng và chụp CT trước phẫu thuật tim
  • Có thể xem xét tái tưới máu các BN hội chứng vành mạn nguy cơ cao* trong giai đoạn đại dịch COVID -19
  • Có thể xem xét chọn lựa can thiệp động mạch vành qua dathay vì phẫu thuật bắc cầu mạch vành ở các BN chọn lọc trong giai đoạn đại dịch COVID -19**
  • Có thể xem xét chọn một bệnh viện không nhiễm COVID -19 làm nơi tập trung thực hiện các phẫu thuật tim
  • Nên trì hoãn điều trị xâm lấn hội chứng vành mạn bất cứ khi nào có thể trên các BN SARS-CoV‑2 (+) cho đến khi hồi phục.

*Các bệnh nhân có triệu chứng nguy cơ cao và/hoặc giải phẫu mạch vành và / hoặc vùng TMCBCT rộng theo đánh giá của Đội Tim.

**Để rút ngắn thời gian nằm viện và để dành giường hồi sức tích cực cho các BN COVID-19.
Trích nguồn: Timmachhoc.vn
Cập nhật Hướng dẫn của Hội Tim mạch Châu Âu về chẩn đoán và xử trí bệnh tim mạch trong đại dịch Covid-19 năm 2021, phần 1
Cập nhật Hướng dẫn của Hội Tim mạch Châu Âu về chẩn đoán và xử trí bệnh tim mạch trong đại dịch Covid-19 năm 2021, phần 2
Cập nhật Hướng dẫn của Hội Tim mạch Châu Âu về chẩn đoán và xử trí bệnh tim mạch trong đại dịch Covid-19 năm 2021, phần 4
Cập nhật Hướng dẫn của Hội Tim mạch Châu Âu về chẩn đoán và xử trí bệnh tim mạch trong đại dịch Covid-19 năm 2021, phần 5

facebook
28

Bài viết liên quan

Thuốc liên quan

Bình luận0

Đăng ký
Thông báo về
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận

Bài viết cùng chuyên gia