Hướng dẫn thực hiện quy trình chẩn đoán và điều trị suy hô hấp cấp ở trẻ em
Hướng dẫn thực hiện quy trình chẩn đoán và điều trị suy hô hấp cấp ở trẻ em áp dụng cho Bác sĩ, điều dưỡng khoa Nhi tại các bệnh viện
Người thẩm định: Nguyễn Thị Hoàn Người phê duyệt: Phùng Nam Lâm Ngày phát hành: 17/06/2020
1. Định nghĩa suy hô hấp cấp ở trẻ em
Nội dung bài viết
Suy hô hấp cấp là tình trạng cơ quan hô hấp đột nhiên không bảo đảm được chức năng trao đổi khí, gây ra khó thở, thở bất thường, tím tái, thiếu oxy máu, có hoặc không có kèm theo tăng cacbonic (CO2) máu, được biểu hiện qua kết quả đo khí máu động mạch, với PaO2 < 60mmHg và/hoặc PaCO2 > 50mmHg khi thở với FiO2 = 21%.
2. Nguyên nhân suy hô hấp cấp
2.1. Suy hô hấp có tăng CO2 máu
- Giảm thông khí phế nang:
- Tắc đường thở hoàn toàn: dị vật đường thở, viêm nắp thanh môn, viêm thanh quản, mềm sụn thanh quản.
- Tăng cản trở đường thở: Hen phế quản, viêm tiểu phế quản
- Giảm giãn nở phổi: xơ phổi, phù phổi, bệnh phổi kẽ.
- Tổn thương khoang màng phổi: Tràn dịch màng phổi, tràn khí màng phổi
- Tổn thương thần kinh, cơ hô hấp: Hội chứng Guillain Barré
- Tăng thông khí khoảng chết
- Tăng áp lực động mạch phổi
- Giảm lưu lượng tim
- Tăng sản sinh CO2 máu
- Bỏng nặng
- Dùng quá nhiều đường
2.2 . Suy hô hấp giảm O2 máu
- Shunt trong phổi: ARDS, viêm phổi ướt
- Thay đổi phân số thông khí – tưới máu: hội chứng hít phân su, phù phổi do tim
- Shunt trong tim: shunt phải – trái
- Giảm thông khí: tắc đường hô hấp trên
- Giảm khuếch tán: xơ phổi
- Giảm áp lực oxy tĩnh mạch: sốc tim

3. Chẩn đoán suy hô hấp cấp
3.1. Lâm sàng
3.1.1. Nhận biết nguy cơ suy hô hấp cấp
- Thở gắng sức: đánh giá mức độ nặng của bệnh
- Tần số thở: Thở nhanh lúc nghỉ
- Co kéo cơ hô hấp ở trẻ lớn là dấu hiệu của suy hô hấp nặng.
- Tiếng bất thường khi thở:
- Thở rít thì hít vào: tắc nghẽn thanh quản hoặc khí quản.
- Thở rít cả 2 thì: tắc nghẽn thanh quản hoặc khí quản nặng.
- Khò khè thở ra, thì thở ra kéo dài: tắc nghẽn đường hô hấp dưới
- Thở rên thì thở ra: suy hô hấp rất nặng ở trẻ nhũ nhi.
- Hiệu quả thở
- Nghe phổi: Phổi câm là dấu hiệu rất nặng.
- Mất tương xứng rì rào phế nang gợi ý nguyên nhân suy hô hấp
- SpO2 < 92% không thở oxy hoặc SpO2 < 95% có thở oxy là suy hô hấp rất nặng
3.1.2. Hậu quả của suy hô hấp lên cơ quan khác
- Tim mạch: Nhịp xoang nhanh, cơn nhịp nhanh kịch phát, rối loạn nhịp, có thể nhịp chậm, trụy mạch. Huyết áp: lúc đầu huyết áp tăng để bù trừ nhưng nếu suy hô hấp kéo dài hoặc giai đoạn cuối huyết áp giảm. Ngừng tim: do thiếu oxy nặng hoặc tăng CO2 quá mức.
- Tình trạng da, niêm mạc:
- Thiếu O2 làm da xanh tái do co mạch
- Tím tái là dấu hiệu muộn.
- Tím trung tâm: sắp ngừng thở.
- Vã mồ hôi nhiều
- Tri giác: kích thích, li bì, hôn mê, giảm trương lực
- Dấu hiệu khác: gan mật, thận tiết niệu
3.2. Cận lâm sàng
- Khí máu động mạch: giúp xác định chẩn đoán, phân biệt thể loại suy hô hấp, đánh giá mức độ nặng, tác động ảnh hưởng của suy hô hấp cấp đến chuyển hóa và nhất là giúp hướng dẫn cách điều trị, xử trí suy hô hấp cấp.
- Thay đổi khí máu động mạch trong suy hô hấp cấp: PaO2 < 60mmHg, SaO2 < 92% và/hoặc PaCO2 > 50mmHg cần xem giá trị pH, bicacbonat, kiềm dư
- Chụp X Quang phổi: chỉ định cho tất cả các bệnh nhân bị suy hô hấp cấp nhằm giúp phát hiện nguyên nhân gây suy hô hấp và phân biệt loại suy hô hấp có tổn thương tại phổi hay không, từ đó hướng dẫn cách xử trí thích hợp.
- Sinh hóa máu: Hay rối loạn sinh hóa đi kèm, thường gặp tăng Kali, giảm Canxi máu.
- Công thức máu: Bạch cầu, huyết sắc tố, tiểu cầu.
- Vi sinh: Test cúm, cấy dịch tị hầu, dịch nội khí quản,…
4. Điều trị suy hô hấp cấp
4.1. Nguyên tắc chung
- Nhanh chóng đưa O2 và CO2 trong máu về mức bình thường.
- Tăng cường tác dụng của hệ thống vận chuyển O2
- Tạo điều kiện cho việc sửa chữa và hàn gắn tổn thương phổi
4.2. Điều trị cụ thể
4.2.1. Nhanh chóng đưa O2 và CO2 trong máu về mức bình thường
- Thông thoáng đường thở: tư thế đúng, hút dịch mũi họng,…
- Cung cấp Oxy
- Chỉ định thở Oxy khi:
- Trẻ tím tái và/hoặc SaO2 < 92% và hoặc PaO2 < 60mmHg khí máu động mạch
- Co rút lồng ngực nặng, thở nhanh > 70 lần/phút.
- Các phương pháp cung cấp Oxy:
- Phương pháp cung cấp Oxy thường: Oxy gọng mũi (0,5 – 3 lít/phút), Oxy mask (6 – 8 lít/phút), thở Oxy qua mũ nhựa (Hood) (5 – 8 lít/phút)
- Phương pháp cung cấp Oxy nâng cao: Nếu thở Oxy thường mà bệnh nhân thở nhanh, co rút cơ hô hấp nặng, tím tái, SpO2 giảm < 92% và hoặc PaO2 < 60mmHg thì cho thở Oxy qua Mask có túi dự trữ 6 – 10 l/phút mask thở lại (FiO2 60 – 80%), Mask không thở lại (FiO2 60 – 100%), Thở áp lực dương liên tục qua mũi (NCPAP). Đặt nội khí quản và thở máy khi thất bại với thở O2 qua mask hoặc NCPAP/ hoặc khi bệnh nhân không tự thở.
- Chỉ định thở Oxy khi:
4.2.2. Tăng cường tác dụng của hệ thống vận chuyển O2
- Đảm bảo nồng độ Hb ở mức tối ưu (> 100g/l): truyền khối hồng cầu,…
- Đảm bảo lưu lượng tim: Bù dịch đảm bảo đủ tiền gánh, điều chỉnh rối loạn điện giải. Dùng thuốc tăng co bóp cơ tim, nâng huyết áp: Dopamin, Dobutamin, Adrenalin,… Điều trị các rối loạn nhịp tim (nếu có)
- Bảo đảm việc cung cấp oxy tại tổ chức: tránh hạ nhiệt độ, kiềm máu (khi nhiễm toan chuyển hoá cho Natribicacbonat theo công thức dựa vào kết quả khí máu: Lượng Natribicacbonat (mEq) = 0,3 x P(kg) x BE
- Giảm tiêu thụ oxy không cần thiết: điều trị sốt, tránh kích thích.
4.2.3. Tạo điều kiện cho việc sửa chữa và hàn gắn tổn thương phổi
- Tránh ngộ độc oxy: thở Oxy đúng chỉ định, phương pháp, liều lượng và thời gian thở Oxy.
- Chế độ dinh dưỡng đầy đủ: Nên cho ăn đường miệng, nếu không ăn được đặt sonde dạ dày bơm sữa theo giờ hoặc giỏ giọt dạ dày. Năng lượng cần tăng thêm 30 – 50% nhu cầu bình thường do trẻ thở nhanh
- Chống bội nhiễm và nhiễm khuẩn bệnh viện: Chăm sóc phải đảm bảo vô khuẩn, đặc biệt khi hút đờm qua nội khí quản. Sử dụng kháng sinh hợp lý theo kháng sinh đồ.
- Can thiệp đặc hiệu khác do tắc nghẽn cơ học: Lấy dị vật đường thở, chọc hoặc dẫn lưu dịch/khí màng phổi, Thuốc giãn phế quản
4.3.4. Vận chuyển trẻ suy hô hấp
- Thông thoáng đường thở
- Tư thế an toàn
- Cung cấp đủ oxy
- Đảm bảo thân nhiệt
- Tránh hạ đường huyết
Tài liệu tham khảo
- “Suy hô hấp cấp”, Bài giảng Nhi khoa- Bộ môn Nhi- Đại học Y Hà Nội
- Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh thường gặp ở trẻ em. Bộ Y tế – Quyết định số 3312/QĐ-BYT ngày 07/08/2015 “Cấp cứu cơ bản”, p34-49, “Tiếp cận chẩn đoán và xử trí bệnh nhi khó thở”, p50-56.
- Advanced Paediatric Life Support: The Practical Approach, Chapter 7 “The structured approach to the seriously ill child”Fifth Edition Australia and New Zealand 2012. , p 207-218
- Pediatric Emergency Medecine: Chapter 2 “Respiratory Distress and Respiratory Failure”, p 13-27.
- Uptodate: Acute respiratory distress in children: Emergency evaluation and initial stabilization. This topic last updated: Dec 12, 2016.
Bản quyền và thương hiệu: Thông tin và hình ảnh trên website thuộc quyền sở hữu của Vinmecdr. Việc sao chép, sử dụng phải được Vinmecdr chấp thuận trước bằng văn bản. Miễn trừ trách nhiệm: Tất cả những tư liệu được cung cấp trên website này đều mang tính tham khảo. Do đó, nội dung và hình ảnh sẽ được thay đổi, cập nhật và cải tiến thường xuyên mà không phải thông báo trước. Vinmecdr không bảo đảm về độ chính xác cũng như sự hoàn thiện về thông tin. Chúng tôi không chịu trách nhiệm pháp lý cho những thiệt hại xuất hiện trực tiếp hay gián tiếp từ việc sử dụng hoặc hành động dựa theo những thông tin trên hoặc một số thông tin xuất hiện trên website này. Vinmecdr không chịu trách nhiệm pháp lý về những sai sót, lỗi chính tả… do nhập liệu cùng với những sự cố khách quan khác như: nhiễm virus, hành vi phá hoại, ác ý… xảy ra trên website này cũng như các website liên kết, nếu có. Đường link liên kết Vinmecdr sẽ không chịu trách nhiệm hay có nghĩa vụ pháp lý dưới bất kỳ hình thức nào về nội dung của những website không thuộc Vinmecdr được liên kết với website www.vinmecdr.com, bao gồm các sản phẩm, dịch vụ và những mặt hàng khác được giới thiệu thông qua những website đó.