Hồi sức tim phổi nâng cao: xử trí theo các lưu đồ
Hồi sức tim phổi nâng cao tập trung vào nhận biết các rối loạn nhịp trong ngưng tim và xử trí, cách dùng thuốc trong hồi sức. Bên cạnh đó lưu đồ còn hướng tới điều trị các nguyên nhân có thể xử lý của ngưng tim và kiểm soát đường thở nâng cao.
1. Khảo sát A-B-C-D trong hồi sức tim phổi nâng cao.
Nội dung bài viết
1.1. Đường thở.
Cần duy trì và đảm bảo đường thở luôn thông thoáng mọi lúc. Người cấp cứu cần quyết định sử dụng các biện pháp kiểm soát đường thở nâng cao phải có lợi so hơn so với nguy cơ khi ngừng CPR. Nếu lồng ngực nạn nhân có thể nâng lên mà không cần kiểm soát đường thở nâng cao thì có thể tiếp tục CPR và không cần dừng lại. Tuy nhiên, nếu quá trình cấp cứu thực hiện tại nội viện hoặc có chuyên gia ở gần có thể đặt nội khí quản nhanh chóng, có thể xem xét dừng CPR.
1.2. Hô hấp.
Trong cấp cứu người bệnh ngưng tim cần sử dụng oxy 100%. Giữ độ bão hòa oxy lớn hơn hoặc bằng 94% khi đo bằng pulse oximeter.
1.3. Tuần hoàn.
Cần lập đường truyền tĩnh mạch khi có thể; đường truyền trong xương có thể chấp nhận được. Cần theo dõi huyết áp bằng băng quấn hoặc huyết áp xâm lấn nếu có thể. Theo dõi nhịp tim sử dụng tấm dán điện cực và monitor điện tim. Sử dụng máy khử rung theo hướng dẫn. Cho dịch phù hợp và thuốc tim mạch nếu cho chỉ định.
1.4. Chẩn đoán phân biệt.
Cần bắt đầu chẩn đoán từ những nguyên nhân thường gặp nhất gây ngưng tim sau đó mới đánh giá các nguyên nhân ít gặp hơn. Điều trị các nguyên nhân có thể hồi phục và tiếp tục CPR khi chẩn đoán phân biệt. Có thể tạm dừng để xử trí nhưng giảm thiểu thời gian ngừng tưới máu.
2. Lưu đồ xử trí hồi sức tim phổi nâng cao.
2.1. Ưu tiên 1: Xoa bóp tim ngoài lồng ngực (CPR).
Cần thực hiện CPR chất lượng cao trong ít nhất 2 phút trước khi kiểm tra nhịp tim lần đầu tiên. Tránh ngừng CPR trừ thời gian dùng để kiểm tra nhịp tim và mạch đập và/hoặc chuẩn bị sốc điện. Cần cân nhắc một số biện pháp kiểm soát đường thở nâng cao nếu cần thiết và có khả năng thực hiện được mà không ngừng quá lâu CPR.
2.2. Ưu tiên 2: Kiểm tra mạch và nhịp tim.
Cần thực hiện bước quang trọng này bằng cách gắn monitor theo dõi và/hoặc tấm dán khử rung. Có thể ngừng CRP không quá 10s trong bước đánh giá nhịp tim. Đối với các nhịp có thể sốc điện (rung thất hoặc nhanh thất vô mạch) cần tiến hành khử rung. Chuẩn bị adrenaline + amiodarone hoặc lidocaine. Đối với nhịp không sốc điện được (như hoạt động điện vô mạch hoặc vô tâm thu) thì không tiến hành khử rung, sử dụng adrenaline. Cần lặp lại động tác kiểm tra mạch và nhịp tim mỗi 2 phút, vẫn đảm bảo CPR giữa các lần kiểm tra.
2.3. Ưu tiên 3. Khử rung nhịp tim có thể sốc điện.
Cần sốc điện ngay khi nhận thấy có rung thất hoặc nhanh thất vô mạch (dòng điện 2 pha 200J). Cần làm lại CPR ngay sau khi sốc và tiếp tục trong ít nhất 2 phút cho tới lần kiểm tra mạch nhịp kế tiếp. Nếu lần khử rung thứ 2 thất bại, cần tim thuốc hồi sinh.
2.4. Ưu tiên 4: Sử dụng các loại thuốc hồi sinh trong hồi sức tim phổi.
Cần lập đường truyền ngoại biên tĩnh mạch hoặc trong xương và tiêm thuốc hồi sinh mà không gián đoạn CPR. Đối với nhịp không sốc điện được: tiêm adrenaline 1mg tiêm tĩnh mạch/tủy xương càng sớm càng tốt, lặp lại mỗi 3 – 5 phút khi cần. Với nhịp có thể sốc, có thể tiêm adrenaline 1mg sau lần thất bại khử rung thứ 2. Sau lần khử rung thứ 3 thất bại, có thể tiêm amiodarone 300mg tĩnh mạch/tủy xương sau đó 150mg mỗi 3 – 5 phút HOẶC lidocaine 1 – 1.5mg/kg tĩnh mạch/tủy xương sau đó 0.5 – 0.75mg/kg sau 3 – 5 phút. Cần đánh giá lại chỉ định và liều ở mỗi lần kiểm tra mạch nhịp tiếp theo.
2.5. Ưu tiên 5: Tầm soát nguyên nhân (Hs và Ts) (xem bên dưới).
Cần thực hiện song song với CPR, khử rung và tiêm thuốc hồi sinh.
Điều trị các nguyên nhân ngưng tim có thể hồi phục.
3. Đánh giá nhịp tim trong hồi sức tim phổi nâng cao.
Bảng: Đánh giá các rối loạn nhịp trong ngưng tim.
Đánh giá nhịp tim trong ngừng tim | ||||
Nhịp | Biểu hiện | Sinh lý bệnh | Nguyên nhân điển hình | |
Nhịp có thể sốc điện | Rung thất | Phức bộ không đều về kích thước, hình dạng và nhịp | Co bóp hỗn loạn, không đồng bộ với tần số cao ở tâm thất. Dẫn đến không tạo ra được cung lượng tim. | Bệnh tim cấu trúc. Bệnh cơ tim thiếu máu. Rối loạn nhịp tim. Bệnh tim do nhiễm độc chất. |
Nhanh thất vô mạch | Điển hình, các phức độ đều, rộng và tần số nhanh. Nhanh thất có thể đơn dạng, đa hình hoặc xoắn đỉnh. | Tần số thất nhanh, đều đi kèm với không có mạch. Kết quả: cung lượng tim không đủ do tần số tim quá cao. | ||
Nhịp không sốc điện | Hoạt động điện vô mạch | Biểu hiện đa dạng. Hoạt động điện đều trên monitor. | Hoạt động điện có chu kỳ (thường tần số thấp, phức bộ rộng và biến dạng) và không bắt được mạch trung tâm. Hoạt động điện vô mạch thật sự: không có co bóp cơ tim. Hoạt động điện giả vô mạch: có co bóp cơ tim nhưng cung lượng tim không đủ để tạo nhịp. | Chèn ép tim. Thuyên tắc phổi. Tràn khí màng phổi áp lực. Choáng giảm thể tích. |
Vô tâm thu | Đường đẳng điện | Không có hoạt động điện. Kết quả: không có co bóp cơ học và không có cung lượng, không có mạch. | Giảm oxy máu, tăng kali máu. |
4. Khử rung trong hồi sức tim phổi nâng cao.
Khử rung ngay khi có thể đối với nhịp có thể sốc điện được để tối đa khả năng sống của người bệnh. Thủ thuật khử rung gồm 6 bước sau:
- Cài đặt máy khử rung về chế độ không đồng bộ
- Đặt tấm điện cực/bản điện cực cố định vào ngực bệnh nhân.
Ảnh: Vị trí đặt bản điện cực khi khử rung trong hồi sức tim phổi nâng cao. Nguồn: Amboss
- Cài đặt liều năng lượng và nhấn nút charge.
- Khử rung 2 pha (nêu được ưu tiên):
- Sốc lần đầu: 120–200 J
- Sốc các lần kế tiếp: 200–360 J
- Khử rung đơn pha: 360 J cho tất cả lần sốc.
- Khử rung 2 pha (nêu được ưu tiên):
- Tiếp tục CPR trong lúc máy khử rung đang nạp điện.
- Khi đã nạp đủ, cần đảm bảo không ai hoặc vật dụng gì tiếp xúc với bệnh nhân.
- Thực hiện sốc.
- Với bản điện cực: bấm giữ đồng thời 2 nút sốc.
- Với tấm điện cực: bấm nút sốc ở máy khử rung.
- Tiếp tục CPR sau khi khử rung trong ít nhất 1 chu kỳ 2 phút.
Lưu ý: cần đảm bảo máy khử rung được cài đặt về chế độ chưa đồng bộ khi điều trị ngưng tim với nhịp có thể sốc.
Ảnh: ECG một trường hợp rung thất trong hồi sức tim phổi. Nguồn: Amboss
5. Sử dụng các thuốc hồi sinh trong hồi sức tim phổi nâng cao.
Cần lập đường truyền tĩnh mạch hoặc tủy xương ngay cho tiêm truyền thuốc mà không làm gián đoạn CPR. Tất cả các thuốc hồi sinh nên được tiêm trong lúc thực hiện CPR để đảm bảo tuần hoàn đến tim và não. Đối với nhịp có thể sốc được, có thể sử dụng một trong 2 thuốc: (1) Adrenaline 1mg tiêm mạch/tủy xương. Liều đầu ngay sau khi khử rung thất bại, lặp lại mỗi 3 – 5 phút. (2) Amiodarone 300mg hoặc lidocaine 1.5mg/kg tĩnh mạch/tủy xương. Liều đầu tiêm sau lần 3 khử rung thất bại, có thể tiêm thêm 150mg hoặc 0.5 – 0.75mg/kg lidocaine sau 3 – 5 phút.
Đối với nhịp không sốc được: tiêm adrenaline 1mg tĩnh mạch/tủy xương. Liều đầu tiêm càng sớm càng tốt, có thể lặp lại mỗi 3 – 5 phút.
6. Quản lý nguồn lực trong lúc khẩn cấp hồi sức tim phổi.
Teamwork hiệu quả là một yếu tố cơ bản để hồi sinh thành công người bệnh. Một số chiến lược sau về vai trò, trách nhiệm và giao tiếp trong team trong hồi sức tim phổi nâng cao được khuyến cáo:
- Phân công một team leader ngay trước khi thực hiện hồi sức. Tất cả giao tiếp về tình trạng người bệnh và tiến trình xử trí đều thông qua team leader. Quyết định sau cùng về xử trí và kết thúc hồi sức nên được team leader đưa ra sau khi thảo luận với các thành viên trong team.
- Các vai trò khác:
- Ít nhất 2 người thực hiện CPR: một người ép tim và một người đảm bảo đường thở, thông khí.
- Người ép tim nên được luân phiên mỗi 2 phút để tránh mệt.
- Phối hợp nhịp nhàng giữa 2 người thực hiện để tránh gián đoạn.
- Một người thực hiện lập đường truyền và tiêm thuốc.
- Một người kiểm tra nhịp tim, mạch đập và khử rung.
- Một người thực hiện thủ thuật: đặt nội khí quản, chọc tháo dịch màng tim, siêu âm tại giường.
- Người ghi nhận thời gian và ghi chú.
- Ít nhất 2 người thực hiện CPR: một người ép tim và một người đảm bảo đường thở, thông khí.
7. Các nguyên nhân có thể hồi phục cần xử trí trong hồi sức tim phổi nâng cao.
Hs và Ts | |
5 Hs | 5 Ts |
|
|
Xem thêm: Hồi sinh tim phổi nâng cao ở người lớn
Hồi sinh tim phổi nâng cao: chuỗi sống còn và cấp cứu tuần hoàn
Tài liệu tham khảo:
Advanced Cardiovascular Life Support.
Cardiac arrest and cardiopulmonary resuscitation, Amboss.
Tag: “hồi sức cấp cứu”, “hồi sức tim phổi”, “ngừng tim”, “cấp cứu tai nạn”, “hồi sinh tim phổi nâng cao”, “tim mạch học”, “sốc điện”, “rung thất”, “nhanh thất vô mạch”, “kiểm soát đường thở”, “khử rung”, “thuốc chống loạn nhịp”.