Hội chứng Xoắn đỉnh do Loperamide
Hội chứng Xoắn đỉnh do Loperamide. Loperamide, là một thuốc trị tiêu chảy không kê đơn, hoạt động trên thụ thể opioid µ với hoạt tính opioid tối thiểu nếu dùng theo đúng chỉ dẫn.
Được đăng tải trên tạp chí: Cureus, tập 13
Ngày xuất bản: ngày 09 tháng 12 năm 2021
Nhóm tác giả: Emmanuel Isang, Laylan Shali, Charles B Morris, Jeremy Mahlow
Tóm tắt
Loperamide, là một thuốc trị tiêu chảy không kê đơn, hoạt động trên thụ thể opioid µ với hoạt tính opioid tối thiểu nếu dùng theo đúng chỉ dẫn. Gần đây, nó đã trở nên phổ biến với tên gọi “phiên bản rẻ tiền của methadone” khi dùng liều siêu trị liệu. Sự đối kháng opioid với naloxone có lợi trong việc hồi phục ức chế hô hấp nhưng không có tác dụng gây độc cho tim do gen ether-a-go-go ở người (human ether-a-go-go-related gene- hERG). Chúng tôi xin trình bày trường hợp của một phụ nữ 34 tuổi đã bị ngất sau khi uống 48 viên loperamide 2 mg. Khi vào viện, cô ấy được khám thấy có block tim không ổn định và đoạn QT đo được là 560 ms. Sau đó, QT kéo dài hơn nữa tới 656 ms do tác dụng của loperamide, cô ấy đã xuất hiện hội chứng xoắn đỉnh và được khử rung tim ở 120 J hai lần. Cuối cùng, cô ấy đã được xuất viện về nhà và được theo dõi ngoại trú về tâm thần và lạm dụng chất kích thích. Bệnh nhân và nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe phải đối mặt với những thách thức mới với sự gia tăng lạm dụng loperamide do khả năng tiếp cận dễ dàng và nhận dạng triệu chứng muộn. Điều quan trọng là các bác sĩ lâm sàng phải nhận biết và làm quen với các trường hợp quá liều loperamide vì khả năng biến chứng suy đa cơ quan và gia tăng tỷ lệ tử vong.
Từ khóa: độc chất y tế, bệnh khớp, rối loạn nhịp tim, xoắn đỉnh, ngộ độc loperamide, loperamide
- PMCID: PMC8747988
- PMID: 35028205
Để đọc chi tiết nghiên cứu này, vui lòng truy cập tại đây.
Tài liệu tham khảo
- Loperamide: a pharmacological review. Baker DE. https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/18192961/ Rev Gastroenterol Disord. 2007;7 Suppl 3:0–8. [PubMed] [Google Scholar]
- Loperamide abuse associated with cardiac dysrhythmia and death. Eggleston W, Clark KH, Marraffa JM. Ann Emerg Med. 2017;69:83–86. [PubMed] [Google Scholar]
- Poor man’s methadone: a case report of loperamide toxicity. Dierksen J, Gonsoulin M, Walterscheid JP. Am J Forensic Med Pathol. 2015;36:268–270. [PubMed] [Google Scholar]
- Clinical review: loperamide toxicity. Wu PE, Juurlink DN. Ann Emerg Med. 2017;70:245–252. [PubMed] [Google Scholar]
- Notes from the field: cardiac dysrhythmias after loperamide abuse – New York, 2008-2016. Eggleston W, Marraffa JM, Stork CM, et al. MMWR Morb Mortal Wkly Rep. 2016;65:1276–1277. [PubMed] [Google Scholar]
- Loperamide cardiotoxicity: “A Brief Review”. Akel T, Bekheit S. Ann Noninvasive Electrocardiol. 2018;23:0. [PMC free article] [PubMed] [Google Scholar]
- Loperamide trends in abuse and misuse over 13 years: 2002-2015. Lasoff DR, Koh CH, Corbett B, Minns AB, Cantrell FL. Pharmacotherapy. 2017;37:249–253. [PubMed] [Google Scholar]
- Intravenous lipid emulsion in clinical toxicology. Rothschild L, Bern S, Oswald S, Weinberg G. Scand J Trauma Resusc Emerg Med. 2010;18:51. [PMC free article] [PubMed] [Google Scholar]
- A case report of cardiogenic syncope due to loperamide abuse: acute presentation and novel use of buprenorphine. Betting DJ, Chenoweth JA, Jarman AF. Clin Pract Cases Emerg Med. 2021;5:214–217. [PMC free article] [PubMed] [Google Scholar]