MỚI

Giá trị của nghiệm pháp Tinetti trong đánh giá bệnh nhân Parkinson

Ngày xuất bản: 01/05/2023

Trong bệnh Parkinson, nghiệm pháp Tinetti có giá trị để đánh giá tình trạng cân bằng và di chuyển. Bệnh Parkinson là một bệnh lâu dần ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh gây ra các triệu chứng như run, cứng khớp và suy giảm chức năng thăng bằng. Nghiệm pháp Tinetti có thể giúp phát hiện sớm các vấn đề về thăng bằng và di chuyển ở bệnh nhân Parkinson và theo dõi sự tiến triển của bệnh.

Trong bệnh Parkinson, nghiệm pháp Tinetti có giá trị để đánh giá tình trạng cân bằng và di chuyển
Trong bệnh Parkinson, nghiệm pháp Tinetti có giá trị để đánh giá tình trạng cân bằng và di chuyển

1. Tổng quan về nghiệm pháp Tinetti

Nghiệm pháp Tinetti được phát triển vào những năm 1980 bởi Mary Tinetti, một bác sĩ nội khoa tại Trung tâm Y tế Tổng hợp của Đại học Yale ở Mỹ. Ban đầu, nghiệm pháp Tinetti được thiết kế nhằm đánh giá chức năng di chuyển và thăng bằng của người cao tuổi.

Sau đó, nghiệm pháp Tinetti được sử dụng trong các nghiên cứu về bệnh Parkinson. Các nghiên cứu này cho thấy rằng nghiệm pháp Tinetti có giá trị trong đánh giá tình trạng thăng bằng và di chuyển của bệnh nhân Parkinson. Nó có thể giúp phát hiện sớm các vấn đề về thăng bằng và di chuyển ở bệnh nhân và theo dõi sự tiến triển của bệnh.

Nghiệm pháp Tinetti bao gồm các mục được đánh giá dựa trên cảm nhận của bệnh nhân và quan sát của người thực hiện đánh giá. Kết quả đánh giá được chia thành hai điểm số, một điểm số cho thăng bằng và một điểm số cho di chuyển.

Tính đến hiện tại, nghiệm pháp Tinetti đã được sử dụng rộng rãi trong các nghiên cứu và trong thực hành lâm sàng để đánh giá tình trạng cân bằng và di chuyển của người cao tuổi và bệnh nhân Parkinson. Nó được xem là một công cụ đánh giá đơn giản, nhanh chóng và hiệu quả để phát hiện các vấn đề về thăng bằng và di chuyển ở các bệnh nhân.

2. Chỉ định

– Đánh giá thăng bằng cho người bệnh Parkinson, người cao tuổi.

– Đáng giá nguy cơ ngã .

3. Chống chỉ định

– Nguy cơ đau thắt ngực không ổn định.

– Không kiểm soát được tư thế đứng, rối loạn thăng bằng.

Huyết áp không ổn định.

4. Chuẩn bị

Người thực hiện

Bác sĩ, kỹ thuật viên phục hồi chức năng.

Phương tiện

Địa điểm đánh giá: phòng tập, hành lang đảm bảo không gian yên tĩnh.

Người bệnh

Giải thích mục đích làm test.

Chuẩn bị hồ sơ bệnh án

5. Tiến hành

Bước 1:

Thực hiện theo thứ tự bảng đánh giá dưới đây

THANG ĐIỂM TINETTI

Người bệnh ngồi ghế không có tay vịn

1 Thăng bằng ngồi

0 Ngả sang 2 bên hoặc trượt ra trước

1 Ngồi vững, chắc chắn

 

Đề nghị người bệnh đứng dậy

1 Đứng dậy

0 Không thể thực hiện mà không có trợ giúp

1 Thực hiện được với trợ giúp ở cánh tay

2 Thực hiện được không cần trợ giúp

 

2 Cố gắng đứng dậy

0 Không thể nếu không có trợ giúp

1 Có thể đứng dậy được nhưng cần thử nhiều lần

2 2 Làm được ngay từ lần đầu

 

3 Thăng bằng đứng

0 Không vững

1 Vững nhưng cần dụng cụ trợ giúp

2 Vững, không cần trợ giúp

 

Test kích thích thăng bằng khi chụm chân

0 Không vững

1 Vững nhưng 2 chân dang rộng trên 10m hoặc cần dụng cụ trợ giúp

2 Vững, 2 chân chụm

 

6 Đẩy (người bệnh đứng chụm chân, người đánh giá đẩy người bệnh ở phía trên xương ức, đẩy 3 lần)

0 mất thăng bằng khi đẩy

1 Đung đưa nhưng sau đó lấy được thăng bằng

2 Đứng vững

 

7 Nhắm mắt

0 Mất thăng bằng

1 Vẫn giữ được thăng bằng

 

8 Người bệnh cần phải xoay 360o

Giữ vững trụ khi xoay

0 xoay với bước không liên tục

1 xoay với bước liên tục

 

9 Giữ vững trụ khi xoay

0 Không ổn định

1 Ổn định

 

10 Người bệnh phải đi 1 đoạn dài 3 m sau đó vòng lại về phía ghế ban đầu, có thể dùng dụng cụ trợ giúp như gậy hoặc khung

Đánh giá khởi đầu

0 do dự hoặc thử nhiều lần mới đứng dậy được

1 không do dự, đứng dậy được

 

11 Chiều dài bước, chân phải đung đưa

0 Chân phải không vượt qua chân chịu lực

1 Vượt qua bước chân trái chịu lực

 

12 Chiều cao bước chân, chân phải đung đưa

0 chân phải không nhấc khỏi nền

1 nhấc cao khỏi nền

 

13 Chiều dài bước, chân trái đung đưa

0 Chân trái không vượt qua chân phải chịu lực

1 Vượt qua bước chân phải chịu lực

 

14 Chiều cao bước chân, chân phải đung đưa

0 Chân trái không nhấc khỏi nền

1 Nhấc cao khỏi nền

 

15 Đối xứng bước chân

0 Chiều bước chân phải và trái không đều

1 Chiều dài bước chân phải và trái đều nhau

 

16 Liên tục bước chân

0 Bước chân không liên tục, dừng bước

1 Bước chân liên tục

 

Lệch trục đường đi

0 Lệch trục rõ so với vạch chỉ dẫn

1 Lệch ít, cần dụng cụ trợ giúp

2 Không lệch trục, không cần dụng cụ trợ giúp

 

Ổn định thân mình

0 Đung đưa, cần dụng cụ trợ giúp

1 Không lắc lư thân nhưng ngả ra trước hoặc đung đưa cánh tay

2 Không đung đưa, không cần phải tỳ hay vịn

 

Độ rộng bước chân

0 Chân đế rộng

1 Chân đế gần như bình thường

 

17 Người bệnh phải ngồi trên ghế

0 Ngồi không an toàn, không tính được khoảng cách phù hợp, ngồi phịch xuống ghế

1 Sử dụng cánh tay nhưng các cử động không đều đặn

2 Ngồi an toàn, các cử động đều đặn

 

Tổng tối đa 28 điểm

 

Bước 2. Đánh giá kết quả

– Tổng điểm < 20: nguy cơ ngã rất cao.

– Điểm trong khoảng 20 – 23: nguy cơ ngã cao.

– Điểm trong khoảng 24 – 27: nguy cơ ngã ít.

– Điểm 28: bình thường.

* Thời gian test 30 – 45 phút.

6. Theo dõi và xử trí tai biến

Trong quá trình đánh giá thang bằng động, người đánh giá đi cạnh người bệnh để hỗ trợ khi người bệnh bị mất thăng bằng, theo dõi các triệu chứng như khó thở, đau ngực, chóng mặt… cần dừng đánh giá.

Tai biến và xử trí

Trong quá trình đánh giá thang bằng động, người đánh giá đi cạnh người bệnh để hỗ trợ khi người bệnh bị mất thăng bằng.

Có thể xuất hiện khó thở hay các triệu chứng đau ngực, chóng mặt… cần dừng đánh giá, cho người bệnh nghỉ ngơi, theo dõi mạch, huyết áp, SpO2 báo bác sĩ để xử trí theo phác đồ.

Tóm lại, thang điểm Tinetti dùng để đánh giá chức năng thăng bằng động, là công cụ để đánh giá nguy cơ ngã cho người bệnh Parkinson. Việc sử dụng nghiệm pháp Tinetti trong đánh giá bệnh nhân Parkinson có thể giúp cho việc điều trị được tối ưu hóa và giảm thiểu nguy cơ tai nạn do suy giảm cân bằng hoặc di chuyển. Nghiệm pháp Tinetti cũng có thể giúp đánh giá hiệu quả của các phương pháp điều trị như thuốc hoặc vật lý trị liệu đối với các triệu chứng liên quan đến cân bằng và di chuyển.
>>> Phương pháp đặt điện cực sâu điều trị bệnh Parkinson

Nguồn tham khảo: Bộ Y tế

facebook
111

Bình luận0

Đăng ký
Thông báo về
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận

Bài viết cùng chuyên gia