Gây tê mặt phẳng sống (ESP block) ngực được hướng dẫn siêu âm hai bên sử dụng tiêm liều bolus ngắt quãng theo cài đặt (programmed intermittent bolus) để cải thiện “opioid tiết kiệm” (opioid-sparing) trong giảm đau hậu phẫu thuật ở bệnh nhi sau khi phẫu thuật mở tim: một thử nghiệm ngẫu nhiên, mù đôi, đối chiếu với giả dược, đã đăng tải trên tạp chí BMJ 2020 Oct;45(10):805-812
Philippe Macaire 1, Nga Ho 2, Vien Nguyen 2, Hieu Phan Van 3, Kim Dinh Nguyen Thien 3, Sophie Bringuier 4, Xavier Capdevila 5
Đơn vị công tác
- Khoa Gây mê giảm đau, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, Hà Nội, Việt Nam.
- Khoa Phẫu thuật tim, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam.
- Khoa Dược lý, Trung tâm Pháp y, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam.
- Khoa Thống kê sinh học, Bệnh viện Lapeyronie, Montpellier, Pháp.
- Khoa Gây mê và Chăm sóc chuyên biệt và Viện Khoa học Thần kinh, Bệnh viện Lapeyronie, Montpellier, Pháp. x-capdevila@chu-montpellier.fr.
Tổng quan
Tóm tắt: Đau hậu phẫu sau khi phẫu thuật tim ở bệnh nhi thường được điều trị bằng tiêm tĩnh mạch thuốc giảm đau opioid. Gần đây, trọng tâm là giảm đau vùng hậu phẫu bằng sự ra đời của phương pháp gây tê mặt phẳng sống (ESPBs) được hướng dẫn siêu âm. Chúng tôi giả thiết rằng gây tê mặt phẳng sống (ESPB) hai bên cùng lịch trình tiêm liều bolus ngắt quãng theo cài đặt (PIB) làm giảm lượng tiêu thụ morphine hậu phẫu đến 48 giờ và cải thiện giảm đau ở trẻ em phải trải qua phẫu thuật tim.
Phương pháp: Nghiên cứu ngẫu nhiên, mù đôi, đối chứng giả dược này bao gồm 50 trẻ em đã được phẫu thuật tim thông kỹ thuật mở ngực đường dọc xương ức (midline sternotomy). Các bệnh nhân được phân ngẫu nhiên vào hai nhóm: gây tê mặt phẳng sống (ESPB) hai bên được hướng dẫn siêu âm ở vị trí mỏm ngang T3-T4, sau đó tiêm liều bolus ngắt quãng theo cài đặt (PIB) cùng với truyền nước muối (nhóm 1, n=23) hoặc tiêm liều bolus ngắt quãng theo cài đặt (PIB) với 0.2% ropivacaine (nhóm 2, n=27). Tiêm tĩnh mạch morphine 30 µg/kg/giờ được áp dụng là “giải cứu đau” (rescue analgesia). Đau hậu phẫu được đánh giá bằng cách áp dụng điểm COMFORT-B để rút nội khí quản, rút ống dẫn lưu và vận động, và thang FLACC (mặt, cẳng chân, hoạt động, khóc, đáp ứng khi được dỗ dành) lúc 0, 2, 4, 6, 8, 12, 16, 20, 24, 36, và 48 giờ sau khi phẫu thuật. Đã ghi nhận biến cố bất lợi.
Kết quả: Tổng liều morphine trong 48 giờ đã giảm đáng kể ở các bệnh nhân nhân gây tê mặt phẳng sống (ESPB) hai bên cùng với ropivacain (120±320 µg/kg) so với các bệnh nhân truyền nước muối (512±560 µg/kg; p=0.03). 14% số bệnh nhân đã yêu cầu “giải cứu đau” (rescue analgesia) với morphine ở nhóm 2 so với 41% ở nhóm 1 (p=0.05). Các bệnh nhân ở nhóm 2 cho thấy điểm COMFORT-B giảm đáng kể khi rút nội khí quản, rút ống dẫn lưu và vận động so với các bệnh nhân ở nhóm 1 và mức thang đo FLACC ở 20 và 24 giờ sau phẫu thuật (lần lượt là p=0.05 và p=0.001). Không ghi nhận sự khác biệt nào đối với số lần rút nội khí quản và tháo ống thoát dịch hay thời gian nhập viện. Ngoài ra, các đợt nôn mửa đã giảm ở nhóm 2 (p=0.01).
Kết luận: Trong phẫu thuật tim cho bệnh nhi, kết quả của nghiên cứu này xác nhận giả thuyết của chúng tôi, việc gây tê mặt phẳng sống (ESPB) với ropivacaine làm giảm lượng tiêu thụ morphine hậu phẫu đến 48 giờ và cho thấy khả năng giảm đau hậu phẫu tốt hơn so với nhóm đối chứng. Số đăng ký: NCT03593642.
- PMID: 32817407
- PMCID: None
- DOI: 10.1136/rapm-2020-101496
Từ khoá: giảm đau, opioid; khối thần kinh; đau, hậu phẫu; gây tê vùng.
Được trích dẫn: 4 bài báo
Xu M, Zhang G, Gong J, Yang J.
Trials. 2022 Feb 14;23(1):139. doi: 10.1186/s13063-022-06044-y.
PMID: 35164831
Hoogma DF, Rex S, Tournoy J, Verbrugghe P, Fieuws S, Al Tmimi L.
BMJ Open. 2021 Apr 2;11(4):e045833. doi: 10.1136/bmjopen-2020-045833.
PMID: 33811057
Voulgarelis S, Halenda GM, Tanem JM.
Case Rep Anesthesiol. 2021 Mar 12;2021:5521136. doi: 10.1155/2021/5521136. eCollection 2021.
PMID: 33777456
Hiệu quả và dược động học của gây tê mặt phẳng sống (ESPB) ở trẻ em
Reg Anesth Pain Med. 2021 Nov;46(11):1013-1014. doi: 10.1136/rapm-2020-102354. Epub 2021 Jan 25.
PMID: 33495267