Đục thuỷ tinh thể: Triệu chứng và cách nhận biết, nguyên nhân và phương pháp điều trị
Đục thuỷ tinh thể là bệnh lý khá phổ biến của người cao tuổi dẫn đến suy giảm thị lực. Thuỷ tinh thể là nơi hội tụ ánh sáng thành hình ảnh sắc nét trên võng mạc, nếu thuỷ tinh thể bị vẩn đục, hình ảnh được truyền đến võng mạc sẽ bị mờ, không còn được sắc nét.
1. Triệu chứng và cách nhận biết bệnh nhân bị đục thuỷ tinh thể:
Nội dung bài viết
– Ban đầu, bệnh đục thủy tinh thể thường không ảnh hưởng đến tầm nhìn của người bệnh nhiều, nhưng đôi khi họ cảm thấy mọi vật hơi mờ đi giống như có màng sương mỏng che mắt. Tuy nhiên, triệu chứng này sẽ tăng dần theo thời gian, màng mờ sẽ ngày càng dày lên và làm cho mọi vật trở nên mờ đi rõ rệt.
– Khi thủy tinh thể tiến triển nhanh, người bệnh sẽ cảm thấy khó nhìn vào ban đêm, đặc biệt là khi gặp ánh đèn xe ngược chiều, gây khó khăn cho việc lái xe.
– Cảm thấy đau và chói mắt khi có nguồn sáng trực tiếp rọi vào. Nhạy cảm với ánh sáng giúp bác sĩ có thể chẩn đoán bệnh đục thủy tinh thể trước khi bệnh có thể tiến triển nặng hơn.
– Khi ánh sáng đi vào mắt bị nhiễu, có thể gây ra hiện tượng các vầng sáng xuất hiện xung quanh các nguồn ánh sáng, và khiến người bệnh thấy quầng sáng ở mọi nơi. Quầng sáng này có thể có màu sắc khác nhau, điều này giải thích tại sao khi lái xe vào ban đêm, những người bị đục thủy tinh thể có thể bị mất tập trung và gặp nguy hiểm khi đèn đường hay đèn pha xe chiếu vào mắt.
– Các chấm đen xuất hiện trước mắt.
– Nếu độ cận thị/loạn thị/viễn thị tăng và khiến bệnh nhân hay phải thay đổi độ kính, có thể bệnh nhân đang bị đục thủy tinh thể. Việc thay kính mới không thể khắc phục được giảm thị lực, do đó cần đi khám để được tư vấn và phát hiện bệnh sớm.
– Khi bị đục thủy tinh thể, một trong những dấu hiệu dễ nhận biết là khi nhìn, mọi vật đều có màu nâu vàng. Khi bệnh tiến triển nặng, protein sẽ tụ lại và tạo thành các đám khiến cho thủy tinh thể chuyển sang màu vàng hoặc màu nâu, làm giảm khả năng nhận biết màu sắc của người bệnh.
– Ngoài ra, nhiễu xạ từ đục thủy tinh thể còn có thể khiến cho người bệnh nhìn sự vật thành hai, ba hoặc nhiều hơn nữa. Tuy nhiên, khi bệnh tiến triển nặng, triệu chứng này có thể mất đi. Ngoài đục thủy tinh thể, một số bệnh lý khác như u não, sưng giác mạc, đa xơ cứng, đột quỵ cũng có thể dẫn đến hiện tượng này.
Khi các triệu chứng như trên phát triển mạnh mẽ hơn, bệnh nhân cần phải đến gặp bác sĩ ngay để tìm ra được phương pháp điều trị phù hợp.
2. Nguyên nhân và cách điều trị bệnh đục thuỷ tinh thể:
2.1. Nguyên nhân đục thuỷ tinh thể:
Nhiều yếu tố xảy dẫn đến bị đục thuỷ tinh thể:
– Nguyên nhân chính là sự phân huỷ dần dần của các protein có trong thuỷ tinh thể của bệnh nhân. Một số yếu tố sau có thể gây thúc đẩy quá trình đục thuỷ tinh thể nhanh hơn như: hay căng thẳng dẫn đến stress, tia tử ngoại, vi khuẩn, ô nhiễm không khí là những nguyên nhân chính dẫn đến tổn thương các mạch máu nuôi dưỡng mắt nói riêng và mắt nói chung. Nhiễm trùng mắt cũng là nguyên nhân hàng đầu làm tăng tốc độ co lại của protein trong thuỷ tinh thể, làm suy giảm thị lực ở bệnh nhân. Nghiêm trọng hơn là dẫn đến mù loà.
– Lão hoá: Lúc này hệ thống miễn dịch của cơ thể đã bắt đầu lão hoá dần và không thể tự bảo vệ mắt nhiều như trước, càng thúc đẩy các tác động xấu đến mắt hơn.
– Tiếp xúc với các tia phóng xạ như chụp X- quang và xạ trị ung thư.
– Một số yếu tố nguy cơ khác như là các bệnh lý chưa được chữa trị dứt điểm như: tiểu đường, bệnh tăng nhãn áp, mắc bệnh về mắt như thoái hoá sắc tố võng mạc, viêm màng bồ đào; các rủi ro y tế khác: sử dụng corticosteroid, thuốc hạ mỡ máu, thuốc chống loạn nhịp tim, thuốc chống trầm cảm. Chế độ ăn uống nghèo dinh dưỡng, thiếu vitamin và khoáng chất, sử dụng nhiều rượu bia, thuốc lá.
– Yếu tố y truyền: Việc có tiền sử gia đình bị đục thủy tinh thể sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh này. Ngoài ra, một số đột biến di truyền gây ra đục thủy tinh thể bẩm sinh (tức là từ khi sinh). Nếu nhắc đến bệnh đục thủy tinh thể do tuổi tác, các đột biến gen có thể làm cho thủy tinh thể của bệnh nhân dễ bị tổn thương hơn vì các yếu tố nguy cơ từ môi trường.
2.2. Điều trị đục thuỷ tinh thể
– Trong giai đoạn sớm của bệnh, thị lực chưa bị suy giảm nhiều, do đó các bác sĩ thường sẽ kê đơn cho người bệnh đeo kính hoặc sử dụng kính lúp hỗ trợ, kết hợp với việc cung cấp dưỡng chất thiết yếu cho mắt. Ngoài ra, để giảm thiểu các rối loạn thị giác, người bệnh nên làm việc trong môi trường ánh sáng tốt.
– Bác sĩ sẽ kê những loại thuốc có chứa vitamin A, vitamin E, vitamin C, lutein và zeaxanthin để giúp cải thiện tình trạng đục thuỷ tinh thể, nếu chưa bị bệnh sẽ giúp phòng ngừa (các loại vitamin). Tuy nhiên việc sử dụng thuốc phải có sự cho phép và chỉ định của bác sĩ vì nếu sử dụng không đúng cách sẽ gây tác dụng ngược đối với cơ thể.
– Trong trường hợp người bệnh không thể sử dụng thuốc hoặc đeo kính, phẫu thuật thay thế thủy tinh thể bằng thủy tinh thể nhân tạo sẽ là phương pháp cần thiết.Để loại bỏ đục thủy tinh thể và phục hồi thị lực rõ ràng của bệnh nhân, phẫu thuật đục thủy tinh thể là một phương pháp được áp dụng hiệu quả.
– Trong quá trình phẫu thuật, bác sĩ nhãn khoa sẽ loại bỏ thấu kính tự nhiên bị mờ và thay thế bằng thấu kính nội nhãn (IOL) – một loại thủy tinh thể nhân tạo được cấy vào mắt của bệnh nhân. Có nhiều lựa chọn IOL khác nhau mà nhà cung cấp của bệnh nhân có thể thảo luận và giúp bệnh nhân lựa chọn. IOL có lợi ích chính là trong suốt, giống như thủy tinh thể tự nhiên của bệnh nhân. Một lợi ích khác là nó có thể điều chỉnh các tật khúc xạ, giúp bệnh nhân giảm thiểu việc sử dụng kính hoặc kính áp tròng sau khi phẫu thuật.
Nguồn tham khảo:
– Cleveland Clinic: Cataracts
– American Academy of Ophthalmology: Cataracts.