MỚI

Đột biến BRCA1 tái phát, nhưng không có đột biến BRCA2, ở bệnh nhân Việt Nam bị ung thư biểu mô buồng trứng được phát hiện bằng giải trình tự thế hệ tiếp theo.

Ngày xuất bản: 18/05/2022

Nhóm tác giả: Hoang Anh Vu , Ngo Dai Phu , Le Thai Khuong , Pham Huy Hoa , Bui Thi Hong Nhu , Vo Thanh Nhan , Le Quang Thanh , Nguyen Duy Sinh , Hoang Thanh Chi , Nguyen Dang Quan , Nguyen Trong Binh.

Ngày đăng tải: ngày 1 tháng 8 năm 2020

Đã được đăng tải trên tạp chí: Asian Pacific Journal of Cancer prevention (APJCP), tập 21, số 8.

Đơn vị công tác

  1. Trung tâm Y sinh Phân tử, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.
  2. Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.
  3. Bệnh viện Từ Dũ, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.
  4. Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.
  5. Công ty Cổ phần Hóa – Dược phẩm Mekophar, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
  6. Trung tâm Công nghệ Sinh học Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.

Tóm tắt

Hoàn cảnh: Việc xác định các đột biến gen BRCA1/2 tế bào mầm và tế bào sinh dưỡng trong ung thư buồng trứng là rất quan trọng đối với việc tư vấn di truyền và chỉ định điều trị bằng thuốc ức chế enzyme poly ADP ribose polymerase (PARP). Tuy nhiên, dữ liệu về tần suất xuất hiện đột biến gen BRCA1/2 ở bệnh nhân Việt Nam vẫn còn hạn chế và chưa đáng tin cậy. 

Phương pháp: Mục đích của chúng tôi là tìm hiểu tần suất xuất hiện của đột biến gen BRCA1/2 ở 101 bệnh nhân Việt Nam mắc ung thư buồng trứng bao gồm ung thư biểu mô thể thanh dịch (n = 58), thể nội mạc tử cung (n = 14), thể nhầy (n = 24) và thể tế bào sáng (n = 5). Đột biến gen BRCA1/2 được xác định từ các mẫu khối u vùi parafin cố định bằng formalin (FFPE) bằng cách sử dụng kit xét nghiệm OncomineTM BRCA Research Assay trên Hệ thống Personal Genome Machine với Phần mềm Reporter Ion để phân tích trình tự dữ liệu. Sự xuất hiện các đột biến gây bệnh đã được xác nhận bằng giải trình tự theo phương pháp Sanger.

Kết quả: Chúng tôi không tìm thấy đột biến gen BRCA2 trong toàn bộ thuần tập. Bốn thể đột biến gây bệnh trên gen BRCA1 (Ser454Ter, Gln541Ter, Arg1751Ter, và Gln1779AsnfsTer14) được phát hiện ở 8 bệnh nhân không liên quan (7.9%) thuộc nhóm ung thư biểu mô thanh dịch và nội mạc tử cung. Ngoại trừ đột biến c.1360_1361delAG (Ser454Ter) ở exon 11 trên gen BRCA1 là đột biến tế bào sinh dưỡng, các đột biến khác ở exon 11, 20 và 22 là đột biến tế bào mầm. Điều thú vị là đột biến Arg1751Ter cùng xuất hiện ở exon 20 trên gen BRCA1 ở 4 bệnh nhân, cho thấy đây là đột biến sáng lập (founder effect) ở bệnh nhân Việt Nam.

Kết luận: Phân tích đột biến mô khối u bằng cách sử dụng giải trình tự gen thế hệ mới đã giúp phát hiện cả đột biến gen BRCA1/2 của tế bào mầm và tế bào sinh dưỡng. 

Từ khóa: gen BRCA1; gen BRCA2; Người Việt Nam; ung thư biểu mô buồng trứng

Để đọc chi tiết bài nghiên cứu, xin vui lòng truy cập tại đây

Được trích dẫn: 2 bài báo

facebook
5

Bài viết liên quan

Bình luận0

Đăng ký
Thông báo về
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận

Bài viết cùng chuyên gia