Định nghĩa Protein niệu và các phương pháp xác định
Protein niệu là một loại protein có mặt trong nước tiểu của con người và động vật. Các protein niệu được sản xuất bởi các tế bào thận và được tiết ra trong quá trình lọc máu. Có nhiều phương pháp để xác định sự hiện diện và nồng độ của protein niệu trong mẫu nước tiểu. Việc xác định protein niệu có thể giúp trong chẩn đoán và điều trị các bệnh liên quan đến thận và đái tháo đường.
1. Đại cương
Nội dung bài viết
Bình thường protein không có hoặc rất ít trong nước tiểu. Khi protein xuất hiện thường xuyên và số lượng nhiều trong nước tiểu thường có ý nghĩa bệnh lý và là một trong những chỉ điểm quan trọng của bệnh lý thận tiết niệu.
Xác định protein niệu (Proteinuria) rất có giá trị trong chẩn đoán các bệnh lý thận tiết niệu. Hiện nay, xét nghiệm protein niệu được xem như là một test sàng lọc bệnh lý thận, tiết niệu.
Về mặt số lượng, có thể phân loại:
– Protein niệu sinh lý: Khi protein dưới 30 mg/ 24 giờ.
– Microprotein niệu (protein niệu vi thể): Khi protein 30 – 300 mg/ 24 giờ.
– Protein niệu thực sự: Khi protein trên 300 mg/24 giờ.
Protein niệu sinh lý:
Mỗi ngày, có từ 10kg đến 15kg protein huyết tương đi qua tuần hoàn thận, nhưng chỉ có 100 đến 150 mg được bài tiết ra trong nước tiểu trong vòng 24 giờ.
Protein được tiết ra nước tiểu từ thành mao mạch cầu thận và hầu hết lượng protein này được tái hấp thu ở ống lượn gần.
Ở người bình thường, khoảng 60% lượng protein niệu có nguồn gốc từ huyết tương, 40% còn lại có nguồn gốc từ thận và từ đường tiết niệu.
Các thành phần của protein niệu sinh lý gồm:
– Protein có nguồn gốc từ huyết tương, bao gồm:
+ Albumin.
+ Các Globulin có trọng lượng phân tử thấp.
+ Các Hormon có cấu trúc là các chuỗi peptide.
– Protein có nguồn gốc từ thận và từ đường tiết niệu, bao gồm:
+ Protein Tamm – Horsfall: Được tổng hợp ở nhánh lên của quai Henle, chức năng của nó đến nay vẫn chưa được biết rõ.
+ IgA.
+ Urokinase.
2. Các phương pháp xác định Protein niệu
2.1. Phương pháp xác định định tính
– Đốt nước tiểu: Đặc điểm lý học của protein là đông vón ở nhiệt độ cao, lợi dụng đặc điểm này, có thể phát hiện được protein có trong nước tiểu bằng cách đốt nước tiểu. Đựng nước tiểu trong một ống nghiệm và đốt trên ngọn đèn cồn, protein trong nước tiểu sẽ đông vón khi nhiệt độ của nước tiểu trên 70oC. Hiện tượng đông vón của protein trong nước tiểu sẽ làm vẩn đục nước tiểu và dễ dàng nhận ra bằng mắt thường. Tùy thuộc vào nồng độ protein niệu cao hay thấp mà mức độ vẫn đục nước tiểu thay đổi, có thể chỉ lởn vởn đục ít, có thể nước tiểu đông quánh lại khi lượng protein trong nước tiểu nhiều.
– Làm lạnh bởi acid sulfosalicylic hay trichloracétique: Dựa vào tính chất lý học của protein là đông vón trong môi trường acid, khi nhỏ axit vào để tìm hiện tượng đông vón protein.
2.2. Phương pháp xác định bán định lượng
Dùng que thử nước tiểu
Là phương pháp được áp dụng phổ biến nhất hiện nay, nhất là trong vấn đề sàng lọc bệnh thận trong cộng đồng. Các que thử này được tẩm Tetra bromophenol citrate (pH3), màu bị biến đổi từ vàng sang xanh khi có protein trong nước tiểu.
Phản ứng này phát hiện protein với lượng ít nhất là 150 – 200 mg/l.
Kết quả được biểu thị dưới dạng kết quả: âm tính, Protein niệu vết, 1+ đến 4+ tùy thuộc vào mức độ thay đổi màu sắc của que thử khi so sánh với bảng màu chuẩn.
Nhược điểm của phương pháp này là không phát hiện được các Globulin miễn dịch chuỗi nhẹ.
Que thử nước tiểu ngày nay không chỉ được dùng để xác định protein niệu mà còn kết hợp với việc phát hiện các thông số khác. Ví dụ. que thử 10 thông số bao gồm các yếu tố sau:
Nguồn: Bộ Y tế 2015
2.3. Định lượng Protein niệu
– Cách lấy nước tiểu 24 giờ: sáng ngủ dậy, lúc 6h sáng người bệnh đi tiểu hết sau đó tính từ lúc này đến 6h sáng hôm sau khi nào đi tiểu đều phải đi vào trong bô đó, sáng hôm sau ngủ dậy đi tiểu bãi cuối cùng lúc 6h và đong xem nước tiểu cả ngày là bao nhiêu, lấy 5ml nước tiểu để làm xét nghiệm.
– Được tiến hành tại phòng xét nghiệm hóa sinh. Có nhiều phương pháp, có thể dùng ion đồng (Cu2+).
– Cần phải tính ra lượng Protein niệu / 24 giờ.
– Xác định được MicroProtein niệu (Protein niệu vi thể, từ 30 -300 mg/24giờ).
– Phát hiện được cả Globulin chuỗi nhẹ.
2.4. Điện di Protein niệu
– Thường áp dụng phương pháp dùng Cellulose Acetate.
– Xác định được bản chất của protein niệu, rất có ích trong việc xác định nguyên nhân của protein niệu.
– Dựa vào kết quả điện di, có thể chia Protein niệu thành các loại:
+ Protein niệu chọn lọc: Khi thành phần Albumin chiếm trên 80% tổng lượng protein niệu. Thường do bệnh cầu thận gây ra, hay gặp nhất là hội chứng thận hư có tổn thương tối thiểu trên sinh thiết thận.
+ Protein niệu không chọn lọc: Khi Albumin chiếm dưới 80% tổng lượng protein niệu, loại này thường bao gồm hầu hết các thành phần protein có trong huyết tương. Hầu như tất cả các bệnh lý thận, tiết niệu đều thuộc loại protein niệu không chọn lọc này.
+ Protein niệu gồm phần lớn là các protein bất thường: Gồm một đỉnh nhọn của Beta hoặc gamma globulin, do bài tiết bất thường một Globulin miễn dịch đơn dòng chuỗi nhẹ, thường là Protein Bence-Jones. Protein này có đặc tính lý học là đông vón ở nhiệt độ khoảng 50oC và tan ra ở nhiệt độ 100oC. Đặc tính này có được khi trong thành phần Protein niệu có trên 50% là Protein Bence-Jones.
+ Các Protein ống thận: Chủ yếu là các Globulin trọng lượng phân tử thấp, các loại này dễ phát hiện khi điện di trên thạch Polyacrylamide. Với phương pháp này thì các protein với trọng lượng phân tử khác nhau có trong nước tiểu sẽ tách biệt nhau dễ dàng.
Xem thêm: Khái quát về viêm bàng quang cấp (vinmecdr.com)
Nguồn tham khảo: Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh về thận – tiết niệu theo Bộ Y tế 2015.