MỚI

Điều trị trật khớp bàn ngón tay

Ngày xuất bản: 14/04/2023

Trật khớp bàn ngón tay là chấn thương thường thấy ở cơ thể con người. Khớp ngón tay là bộ phận này chịu trách nhiệm hỗ trợ các ngón tay co duỗi dễ dàng. Hầu hết các ngón tay đều có 3 khớp và chỉ riêng ngón cái có 2 khớp.

Nhóm tác giả: 

PGS. TS. Trần Trung Dũng, ThS. BSNT. Vũ Tú Nam, BS. Hoàng Văn Ban

1. Trật khớp bàn ngón tay

  • Trật về phía mu là phổ biến.
  • Trật khớp đơn giản được miêu tả với 1 tư thế quá duỗi.
  • Thường là bán trật vì có một vài dây chằng kết nối giữa nền xương đốt gán và chỏm xương đốt bàn.
  • Có thể nắn chỉnh bằng cách gấp khớp bàn ngón, tránh kéo dọc theo trục ngón quá mức có thể gây chèn tấm gan tay. Gấp cổ tay để thả lỏng các gân gấp có thể hỗ trợ cho việc nắn chỉnh.
  • Trật khớp bàn ngón tay phức tạp được định nghĩa là không thể nắn chỉnh, thường gây ra do tấm gan tay chèn vào khớp.
    • Trật phức tạp hay gặp nhất ở ngón trỏ.
    • Dấu hiệu XQ của trật phức tạp là sự xuất hiện của xương vừng ở trong khe khớp.
  • Hầu hết trật về phía mu có thể nắn chỉnh vững và không cần phải phẫu thuật sửa chữa dây chằng và tấm gan tay.
  • Trật về phía gan hiếm gặp nhưng là tổn thương không vững, nguy cơ mất vững muộn cẩn sửa chữa các dây chằng.
  • Trật hở có thể nắn chỉnh được hoặc không nắn chỉnh được.

2. Trật khớp bàn ngón cái

  • Khớp bàn – ngón cái ngoài chức năng chính là gấp duỗi, còn có chức năng giạng khép và xoay nhẹ.
  • Khi tổn thương dây chằng bên ở 1 bên, ngón tay có xu hướng trật một phần trong tư thế xoay quanh trục là dây chằng bên đối diện còn nguyên vẹn.
  • Dây chằng bên ở phía trụ có thể có một “tổn thương 2 mức” bao gồm gãy nền xương phía trụ của xương đốt ngón gần và dây chằng cũng bị đứt cùng mảnh gãy.
  • Một thành phần quan trọng ở cạnh bên trụ khớp bàn – ngón cái là cân cơ khép. Khi dây chằng bên trụ bị đứt và bật lên mặt mu tay kẹt vào cân cơ khép (gọi là tổn thương stener), dẫn đến ngăn cản sự liền của điểm bám tận vào nến xương đốt gần.

Minh họa vị trí giải phẫu (A), tổn thương Stener (B) và kỹ thuật khâu phục hồi dây chằng trụ bên ©

Minh họa vị trí giải phẫu (A), tổn thương Stener (B) và kỹ thuật khâu phục hồi dây chằng trụ bên ©

  • Điều trị bảo tồn (nẹp/bột ôm ngón cái 6 tuần) là phương pháp chính để điều trị các tổn thương một phần dây chằng bên của khớp bàn – ngón cái.
  • Có thể đánh giá mất vững bên trụ của khớp bàn – ngón cái bằng nghiệm pháp vòng dây cao su.
  • Nếu khớp bàn ngón cái mở góc > 30° hoặc >15° so với bên đối diện, ở tư thế gấp 30° thì đó là tổn thương hoàn toàn dây chằng bên của khớp bàn ngón cái. Trường hợp này, phẫu thuật được chỉ định để sửa dây chằng bên phía trụ còn dây chằng bên phía quay vẫn còn nhiều tranh cãi. Dây chằng có thể được khâu lại vào xương bằng chỉ neo đặc biệt hoặc khâu xuyên xương. Nếu tổn thương là mạn tính và phần dây chằng còn lại không đủ để sửa chữa cẩn tái tạo dây chằng bên trụ.

Chẩn đoán tổn thương dây chằng bên trụ bằng dây cao su

Chẩn đoán tổn thương dây chằng bên trụ bằng dây cao su

A – Yêu cầu bệnh nhân tách hai ngón tay cái, B – X-quang thấy bên phải mất vững bên trụ

Tái tạo dây chằng bên trụ khớp bàn - ngón tay cái 

Tái tạo dây chằng bên trụ khớp bàn – ngón tay cái 

3. Trật khớp liên đốt gần

  • Nhiều ca trật khớp liên đốt gần bị chẩn đoán nhầm là bong gân.
  • Đa phần là tổn thương không hoàn toàn, tuy nhiên tổn thương hoàn toàn các dây chằng bên và tấm gan tay lại rất hay gặp (trong đó ngón giữa chiếm 50% kế tiếp là ngón nhẫn).
  • Chẩn đoán các bán trật khớp dựa vào phim X-quang nghiêng.
  • Tình trạng mất vừng dai dẳng rất hiếm gặp trong trật khớp đơn thuần, ngược lại, với gãy trật thì điều này lại rất thường gặp.
  • Các dấu hiệu trật khớp khác ngoài tổn thương hoàn toàn dây chằng bên là trật phía mu taỵ, trật đơn thuần phía gan tay, trật và xoay về phía gan tay.
  • Các trật khớp phía mu tay liên quan đến tổn thương tấm gan tay (có thể kèm theo mảnh xương gãy hoặc không).
  • Đối với trật phía gan tay đơn thuần, cần tìm các dấu hiệu tổn thương tấm gan tay, dây chằng bên và dải trung tâm.
  • Trật phía gan tay hoặc trật phía bên có thể không nắn chỉnh được nếu như chỏm của xương đốt ngón gần chui qua khe giữa dải trung tâm và các dải bên như một cái thòng lọng,
  • Trong trật khớp đơn thuần rất dễ dẫn đến cứng khớp.
  • Trật khớp mạn tính cần phải được nắn mở, và có thể gây di chứng cứng khớp.

Điều trị:

  • Các loại trật về phía gan tay, trật về phía mu tay, đứt dây chằng bên đơn độc sau khi được nắn trật vê tư thê duỗi hoàn toàn trên phim nghiêng, cấn bắt đầu tập vận động chủ động bằng cách cố định với ngón liền kề.
  • Trật mặt mu là kiểu bán trật trên phim nghiêng tư thế duỗi, cẩn cố định ở tư thế duỗi một vài tuần.
  • Trật mặt gan với tổn thương đứt dải trung tâm cẩn cổ định bằng nẹp duỗi khớp liên đốt gần 4-6 tuần, cố định vào ban đêm thêm 2 tuần nữa. Khớp liên đốt xa không nên cố định để có thể gấp duỗi trong toàn bộ thời kỳ hồi phục.
  • Trật hở phía mu tay thường có vết thương ngang nếp gấp. cẩn cắt lọc vết thương trước khi nắn trật.

4. Trật khớp liên đốt xa và liên đốt ngón cái

  • Trật khớp ở đây thường không được chẩn đoán ngay từ đầu, và bệnh nhân thường đến muộn.
  • Tổn thương kéo dài trên 3 tuần thì được coi là mãn tính.
  • Trật khớp đơn thuần mà không kèm theo tổn thương gân hiếm thây, thường gặp trong các môn thể thao có bắt bóng bằng tay, thường di lệch về phía mu tay và có thể kèm theo trật khớp liên đốt ngón gần.
  • Hay gặp các vết thương hở ngang nếp gấp gan ngón tay.
  • Hiếm gặp tổn thương đơn độc một dây chằng bên hoặc tấm gan tay ở khớp liên đốt ngón xa. 

Điều trị bảo tồn:

  • Sau nắn trật mà khớp vững có thể cho phép vận động chủ động ngay.
  • Trật phía mu tay không vững thường hiếm và nên được bất động ở tư thế gấp 20° trong vòng
  • tuần trước khi bắt đẩu vận động chủ động.
  • Thời gian bất động nên phụ thuộc vào đánh giá trực tiếp của phẫu thuật viên về tình trạng khớp sau khi được nắn chỉnh.
  • Tổn thương hoàn toàn dây chằng bên nên tránh áp lực đè ép phía bên trong vòng 4 tuần.
  • Có thể gắn đinh nếu trật tái diễn, chỉ cần dùng 1 đinh Kirschner xuyên dọc theo trục ngón qua khớp.

Điều trị phẫu thuật:

  • Trật khớp muộn có thể cẩn phải mở ổ khớp để lấy bỏ mô sẹo và nắn lại
  • Trật khớp hở cần phải được làm sạch cẩn thận, tránh nhiễm trùng.
  • Đánh giá sự vững của khớp sẽ quyết định việc có cần cố định đinh Kirschner hay không, Không phải trường hợp nào cũng cẩn cố định.
  • Thời gian cố định là >4 tuần, có thể dễ dàng được lấy bỏ qua da.

>>> Xem thêm: Tổng quan về gãy xương và trật khớp bàn và ngón tay

facebook
6

Bài viết liên quan

Bình luận0

Đăng ký
Thông báo về
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận

Bài viết cùng chuyên gia