Điều trị suy tim bằng phương pháp nội khoa: Hiệu quả và an toàn cho bệnh nhân
Điều trị suy tim bằng phương pháp nội khoa hiện nay vẫn được coi là phương pháp chủ đạo trong điều trị suy tim, kết hợp thay đổi lối sống và các biện pháp khác. Sự hiểu biết ngày càng rộng hơn về cơ chế bệnh sinh của suy tim đã dẫn đến nhiều tiến bộ trong chẩn đoán và điều trị: qua đó phối hợp thuốc tăng sức co bóp cơ tim, giảm ứ dịch, giảm tiền tải và hậu tải. Các phương pháp này ngày càng được chứng minh là hiệu quả và an toàn cho bệnh nhân, giúp cho bệnh nhân nâng cao chất lượng cuộc sống và cải thiện tình trạng diễn tiến cấp của suy tim.
1. Mục tiêu chung của điều trị suy tim
Nội dung bài viết
- Mục tiêu chung của điều trị suy tim
– Giảm triệu chứng cơ năng và cải thiện khả năng vận động cũng như sinh hoạt hằng ngày.
– Ngăn cản sự tiến triển đến suy tim cấp/đợt cấp suy tim mạn (giảm tái cấu trúc).
– Kéo dài đời sống cho bệnh nhân.
– Giảm tỷ lệ tử vong và giảm số lần tái nhập viện vì suy tim.
- Điều trị suy tim chia ra theo giai đoạn A, B, C và D là một trong những phương pháp tối ưu để theo dõi trên lâm sàng và đưa ra các phương pháp tối ưu bao gồm điều trị không dùng thuốc và điều trị bằng thuốc.
- Điều trị không thuốc hay thay đổi lối sống là cơ bản trong mọi giai đoạn của suy tim, bao gồm: Thay đổi lối sống, giảm cân, ngừng hút thuốc, không uống rượu, giảm ăn mặn (giảm Natri), tập thể dục, hạn chế nước (suy tim nặng). => cần chú ý là tập luyện thể lực và hồi phục chức năng tim cần thiết trong mọi giai đoạn của suy tim.
2. Điều trị suy tim bằng phương pháp nội khoa
2.1 Các thuốc được dùng trong điều trị suy tim
- Thuốc cải thiện triệu chứng: Lợi tiểu, beta blocker, ức chế thụ thể (UCTT), Ức chế men chuyển (UCMC), ức chế kép Neprilysin và Angiotensin (ARNI), hydralazine cộng nitrate,digoxin, kháng aldosterone…
- Thuốc kéo dài đời sống: Beta blocker, UCMC, UCTT, ARNI,hydralazine cộng nitrate, kháng aldosterone..
- Các lưu ý dùng thuốc ở người cao tuổi
- Nhóm lợi tiểu: theo dõi cân nặng, điện giải đồ. Chú ý hạ huyết áp tư thế, phì đại tiền liệt tuyến.
- Nhóm ức chế men chuyển: cần lựa chọn liều khởi đầu, tránh hạ huyết áp tư thế.
- Digoxin: Theo dõi kali máu làm tăng nguy cơ ngộ độc Digoxin, đặc biệt ở các bệnh nhân có dùng lợi tiểu.
Thuốc lợi tiểu (lợi tiểu quai và lợi tiểu thiazid) | • Thuốc lợi tiểu quai (như furosemide) nên được sử dụng để điều trị quá tải thể tích. Liều khởi đầu: Furosemide 20-40mg/ngày, 1 – 2 lần/ngày, liều tối đa có thể là 200mg/ngày. Chỉnh liều tùy thuộc vào sự đáp ứng thuốc dựa vào cân nặng, giảm khoảng 1kg/ngày • Thuốc lợi tiểu thiazid có thể được thêm vào, Với bệnh nhân suy tim nhẹ thì lợi tiểu thiazide liều trung bình cũng đủ đáp ứng tốt phối hợp với chế độ ăn nhạt. • Theo dõi: Huyết áp, chức năng thận, ion đồ. |
Hợp chất Digitalis (ví dụ digoxin) | • Tác nhân hướng cơ dương tính • Hoạt động gây độc Na-K-ATPase mà kết quả trong tăng ion Ca nội bào • Tăng các ion Ca nội bào dẫn đến tăng co bóp cơ tim • Kiểm soát nhịp tim trong rung nhĩ đáp ứng thất nhanh • Digoxin liều tấn công bằng đường uống = 0.5 mg/ngày. Liều tấn công bằng đường tĩnh mạch = 0.75 x liều tấn công bằng đường uống. Liều duy trì PO = 0.25 x liều tấn công đường uống, liều duy trì PO tối đa = liều tấn công đường uống chia 3 • Digoxin là thuốc ức chế bơm Natri kali phụ thuộc ATP làm tăng co bóp cơ tim và hỗ trợ điều trị suy tim. Digoxin không làm giảm tử suất và tử vong tim mạch cho bệnh nhân suy tim nhưng có tác dụng giảm số lần nhập viện cho bệnh nhân suy tim. • Chống chỉ định trong block nhĩ thất nghiêm trọng. |
Chất ức chế men chuyển (ACEI) | • Giảm kháng lực mạch máu (SVR) • Đối kháng renin-angiotensin-aldosterone-system • Giảm tu sửa thất trái • Liệu pháp đầu tay cho CHF • Đừng dùng nếu bệnh nhân có suy thận cấp • Tác dụng phụ: ho, tăng kali máu, suy thận, phù mạch |
Chẹn thụ thể angiotensin | • Chặn thụ thể angiotensin là một chất co mạch mạnh, giảm SVR r • Sử dụng tốt nhất ở những bệnh nhân không dung nạp thuốc ƯCMC • Chỉ định: Dùng thay thế cho bệnh nhân EF ≤ 40% có triệu chứng cơ năng nặng đến trung bình (NYHA II – IV) mà không dung nạp với ACEI. • Tác dụng phụ: tụt huyết áp, phù mạch |
Chẹn beta (Beta-blocker) | • Gần đây đã chính thức đưa vào điều trị suy tim. Các loại thuốc sau đã được chấp nhận rộng rãi: metoprolol, bisoprolol và nhất là Carvedilol. • Giảm SVR, đối kháng giao cảm với cơ tim và làm chậm nhịp tim • Không nên sử dụng ở những bệnh nhân với suy tim cấp tính vì chúng có thể làm giảm tim nhanh mà bệnh nhân cần dựa vào để tạo ra lưu lượng dòng chảy. • Tác dụng phụ: chậm nhịp tim, block tim, tụt huyết áp, co thắt phế quản |
Thuốc giãn mạch Nitrat | • Nitroglycerin, Isosorbide dinitrate / mononitrate • Giảm SVR bởi vì gây giãn mạch, giảm triệu chứng hô hấp (khó thở) của suy tim. • Hữu ích khi suy tim là do thiếu máu cơ tim cục bộ vì chúng sẽ tối đa hóa lưu lượng máu cơ tim • Tác dụng phụ: tụt huyết áp, nhức đầu, lờn thuốc • Chống chỉ định: Hạ huyết áp có triệu chứng, Hội chứng lupus,Suy thận nặng |
Spironolactone | • Đối kháng hệ RAAS và có thể ngăn ngừa xơ hóa • Chỉ định trên BN CHF độ III và độ IV • Tác dụng phụ: tăng kali máu, nữ hóa tuyến vú • Trước khi bắt đầu cho bệnh nhân dùng thuốc spironolactone thì phải kiểm tra chức năng thận và ion đồ máu để xem xét chống chỉ định • Khởi đầu với liều thấp: spironolactone hoặc eplerenone 25mg/ngày. • Kiểm tra lại chức năng thận và ion đồ sau 1 – 4 tuần sử dụng thuốc. • Tăng liều dần sau 4 – 8 tuần. Không tăng liều khi có sự xấu đi cửa chức năng thận và tăng kali máu. |
Ivabradine | • Sử dụng kết hợp với thuốc chẹn bêta nếu liều dung nạp cao nhất đạt ngưỡng và bệnh nhân vẫn còn triệu chứng. • Sử dụng kết hợp, sử dụng nếu bệnh nhân có nhịp xoang, phân suất tống máu <35% và nhịp tim khi nghỉ > 70 lần/phút. • Không được sử dụng ở những bệnh nhân bị rung nhĩ. |
Thuốc ức chế đồng vận Natri-glucose 2 (SGLT2i) |
|
Tóm tắt về điều trị nội khoa cho bệnh nhân suy tim
- Thuốc ức chế men chuyển được sử dụng cho hầu hết bệnh nhân trừ phi có chống chỉ định của thuốc.
- Dùng các thuốc lợi tiểu trong trường hợp có quá tải dịch. Ưu tiên lợi tiểu quai và chú ý kiểm tra ion đồ.
- Sử dụng digoxin khi ACEI và lợi tiểu không đáp ứng điều trị hoặc bệnh nhân có tình trạng rung nhĩ đáp ứng thất nhanh.
- Dùng Beta-blocker cho bệnh nhân nguy cơ cao như sau nhồi máu cơ tim…. Beta-blocker có thể dung được cả bệnh nhân thiếu máu cơ tim cục bộ.
- Trước khi bắt đầu cho bệnh nhân dùng thuốc spironolactone thì phải kiểm tra chức năng thận và ion đồ máu để xem xét chống chỉ định
- Không được sử dụng Ivabradine ở những bệnh nhân bị rung nhĩ.
Xem thêm: Các tiêu chuẩn chẩn đoán và phân độ suy tim