Điều trị nhiễm Helicobacter pylori khi dị ứng với penicillin
Điều trị nhiễm Helicobacter pylori (H.pylori) đòi hỏi sự kết hợp giữa kháng sinh và thuốc giảm tiết acid; các phác đồ điều trị Helicobacter pylori (H.pylori) chủ yếu bao gồm kháng sinh Amoxicillin, một thành phần quan trọng làm tình trạng kháng thuốc thấp. Nghiên cứu về điều trị nhiễm Helicobacter pylori (H.pylori) được đăng tải trên Tạp chí Tiêu hóa Thế giới, tập 27, số 44, trang 7661-7668, ngày 28 tháng 11 năm 2021.
Ngày xuất bản trực tuyến: 28/08/2021
Nhóm tác giả: Amit Kumar Dutta1 2, Perminder Singh Phull2
Đơn vị công tác
- Bộ môn Tiêu hóa, trường Cao đẳng Y tế Christian, Vellore 632004, Ấn Độ
- Khoa Các Rối loạn về Tiêu hóa, Bệnh viện Hoàng gia Aberdeen, B25 2 ZN, Vương quốc Anh
Tổng quan
Điều trị Helicobacter pylori (H.pylori) đòi hỏi sự kết hợp giữa kháng sinh và thuốc giảm tiết acid; các phác đồ điều trị chủ yếu bao gồm kháng sinh Amoxicillin, một thành phần quan trọng làm tình trạng kháng thuốc thấp. Tuy nhiên, dị ứng kháng sinh nhóm penicillin không phải hiếm gặp và điều trị nhiễm H.pylori ở những người này gặp nhiều khó khăn do việc lựa chọn phác đồ bị hạn chế. Mục đích của tổng quan này là tóm tắt bằng chứng về các lựa chọn điều trị ở bệnh nhân nhiễm H.pylori và dị ứng với penicillin. Đã có cuộc tìm kiếm tài liệu về các ấn phẩm bằng tiếng Anh sử dụng từ khóa ‘Helicobacter’ và ‘điều trị’ hoặc ‘phác đồ ’ và ‘penicillin hoặc ‘beta-lactam’ và ‘dị ứng’ hoặc ‘sốc phản vệ’. Có 18 nghiên cứu đánh giá cụ thể thành công điều trị H.pylori ở những bệnh nhân dị ứng penicillin. Số lượng đối tượng trong hầu hết các nghiên cứu đều thấp và có nhiều nghiên cứu là thuần tập hồi cứu, thuần tập không đối chứng và thuần tập đơn lẻ. Lựa chọn điều trị hiệu quả nhất được sử dụng đầu tay là phác đồ 4 thuốc có Bismuth trong 10-14 ngày. Phác đồ thứ 2 được ủng hộ đó là phác đồ 3 thuốc có Levofloxacin trong 10 ngày. Những bệnh nhân nhiễm H.pylori dai dẳng sau 2 đợt điều trị nên được xem xét làm xét nghiệm để xác định dị ứng với penicillin. Hướng điều trị tiếp theo nên dựa vào kết quả cấy và độ nhạy với H.pylori.
Tóm tắt quan trọng: Dị ứng penicillin không hiếm gặp và việc điều trị nhiễm H.pylori ở những người này có thể gặp nhiều khó khăn. Đánh giá này nhấn mạnh việc thiếu các nghiên cứu chất lượng cao để giúp định hướng chiến lược quản lý. Các khuyến nghị đã được đưa ra dựa trên dữ liệu hạn hẹp nhưng quan trọng là phải theo dõi sự thành công của các phác đồ điều trị và sử dụng nó tại các khu vực.
1. Giới thiệu
Nội dung bài viết
Nhiễm H.pylori phổ biến trên toàn thế giới với ước tính hơn một nửa dân số thế giới bị ảnh hưởng bởi xoắn khuẩn Gram âm này[1]. Sinh vật này có liên quan đến cơ chế bệnh sinh của bệnh loét dạ dày tá tràng[2] và ung thư biểu mô tuyến dạ dày[3]. Các hướng dẫn về quản lý nhiễm H.pylori đã được một số tổ chức xã hội quốc gia xuất bản[4-7].
Điều trị H.pylori đòi hỏi kết hợp kháng sinh và thuốc giảm tiết acid (thuốc ức chế bơm proton, PPI). Hầu hết các phác đồ điều trị đều bao gồm kháng sinh Amoxicillin – thành phần quan trọng làm khả năng kháng thuốc thấp[8]. Tuy nhiên, theo các báo cáo, có 5%-15% bệnh nhân ở các nước phát triển dị ứng kháng sinh nhóm penicillin[9] nên việc lựa chọn điều trị ở những đối tượng này khá hạn chế.
Trong bài tổng quan này chúng tôi tóm tắt các kết quả về các phác đồ điều trị ở bệnh nhân nhiễm H.pylori và dị ứng penicillin hiện có.
2. Tìm kiếm tài liệu
Một cuộc tìm kiếm các ấn phẩm bằng tiếng Anh trên PubMed sử dụng các từ khóa ‘Helicobacter’ và ‘điều trị’ hoặc ‘phác đồ ’ và ‘penicillin’ hoặc ‘beta-lactam’ và ‘dị ứng’ hoặc ‘sốc phản vệ’ đã được thực hiện từ khi cơ sở dữ liệu bắt đầu cho đến ngày 31/01/2021. Trong số 77 ấn phẩm được tìm thấy thì chỉ có 18 nghiên cứu được đưa vào tổng quan (48 ấn phẩm bị loại vì không liên quan và 11 ấn phẩm là các bài báo đánh giá)[10-27].
3. Bằng chứng điều trị nhiễm H.Pylori ở đối tượng dị ứng Penicillin
Dữ liệu từ các nghiên cứu nhằm mục tiêu hướng đến bệnh nhân dị ứng penicillin ( Bảng 1.1). Trong số lượng lớn các công bố về phác đồ điều trị H.pylori, có tương đối ít dữ liệu nói về việc điều trị vi khuẩn này ở những người dị ứng penicillin. Bảng tóm tắt dữ liệu từ 18 nghiên cứu được trình bày trong bảng. Lưu ý rằng số đối tượng trong hầu hết các nghiên cứu khá thấp và nhiều nghiên cứu là nghiên cứu thuần tập hồi cứu, thuần tập không đối chứng và thuần tập đơn lẻ. Tất cả kết quả thảo luận dưới đây được trình bày trên cơ sở nhằm mục đích điều trị.
Bảng 1: Các nghiên cứu đã công bố về phác đồ diệt Helicobacter pylori ở bệnh nhân dị ứng với penicillin
Tài liệu tham khảo | Năm | Quốc gia | Thiết kế nghiên cứu | Điều trị cụ thể | Số lượng đối tượng | Tỷ lệ thành công (PP, %) | Tỷ lệ thành công (ITT, %) |
Prach và cộng sự[10] | 1998 | Vương quốc Anh | Thuần tập tiến cứu, đơn lẻ | Phác đồ thứ nhất O 20 mg 2 lần/ngày, C 500 mg 3 lần/ngày, 14 ngày | 3 | 100; | 100; |
Gisbertvà cộng sự[11] | 2005 | Tây Ban Nha | Thuần tập tiến cứu, đơn lẻ | Phác đồ thứ nhất O 20 mg 2 lần/ngày, C 500 mg 2 lần/ngày, M 400 mg 2 lần/ngày, 7 ngày; Phác đồ thứ 2 RBC 400 mg 2 lần/ngày, T 500 mg 4 lần/ngày, M 250 mg 4 lần/ngày, 7 ngày; Phác đồ thứ 2 O 20 mg 2 lần/ngày, C 500 mg 2 lần/ngày, RIF 150 mg 2 lần/ngày, 10 ngày; Phác đồ thứ 4 O 20 mg 2 lần/ngày, C 500 mg 2 lần/ngày, LF 500 mg 2 lần/ngày,10 ngày | 12; 17; 9; 2 | 64; 53; 17; 100 | 58; 47; 11; 100 |
Rodriguez-Torres và cộng sự[12] | 2005 | Puerto Rico | Thuần tập tiến cứu, đơn lẻ | Phác đồ thứ nhất E 40 mg 4 lần/ngày, T 500 mg 4 lần/ngày, M 500 mg 4 lần/ngày,10 ngày; Phác đồ thứ 2 E 40 mg 4 lần/ngày, T 500 mg 4 lần/ngày, M 500 mg 4 lần/ngày,10 ngày | 17; 3 | NA; NA | 85; 100 |
Matsushima và cộng sự[13] | 2006 | Nhật Bản | Thuần tập hồi cứu, đơn lẻ | Phác đồ thứ nhất PPI 1 lần/ngày, T 500 mg 2 lần/ngày, M 250 mg 2 lần/ngày, 7-14 ngày | 5 | 100 | 80 |
Gisbert và cộng sự[14] | 2010 | Tây Ban Nha | Thuần tập tiến cứu, đơn lẻ | Phác đồ thứ nhất O 20 mg 2 lần/ngày, C 500 mg 2 lần/ngày, M 400 mg 2 lần/ngày, 7 ngày; Phác đồ thứ 2 O 20 mg 2 lần/ngày, C 500 mg 2 lần/ngày, LF 500 mg 2 lần/ngày,10 ngày | 50; 15 | 55; 73 | 54; 73 |
Tay và cộng sự[15] | 2012 | Úc | Thuần tập tiến cứu, đơn lẻ | Phác đồ thứ 2 R 20 mg 3 lần/ngày, B 240 mg 4 lần/ngày, RIF 150 mg 2 lần/ngày, CF 500 mg 2 lần/ngày, 10 ngày | 69 | 94.2 | 94.2 |
Liang và cộng sự[16] | 2013 | Trung Quốc | Tương lai, Ngẫu nhiên | Phác đồ thứ 2 có 109 người dị ứng penicillin nhưng kết quả báo cáo trong nhóm bao gồm cả đối tượng không dị ứng; L 30 mg 2 lần/ngày, B 220 mg 2 lần/ngày, T 500 mg 3 lần/ngày, F 100 mg 3 lần/ngày, 14 ngày; L 30 mg 2 lần/ngày, B 220 mg 2 lần/ngày, T 500 mg 4 lần/ngày, M 400 mg 4 lần/ngày, 14 ngày | 108; 107 | 96.1; 93.1 | 91.7; 87.9 |
Furuta và cộng sự[17] | 2014 | Nhật Bản | Thuần tập hồi cứu, đơn lẻ | Phác đồ thứ nhất PPI 2 lần/ngày, SF 100 mg 2 lần/ngày, M 250 mg 2 lần/ngày, 7 ngày; Phác đồ thứ nhất PPI 2 lần/ngày, SF 100 mg 2 lần/ngày, M 250 mg 2 lần/ngày, 14 ngày; Phác đồ thứ 2 PPI 2 lần/ngày, SF 100 mg 2 lần/ngày, M 250 mg 2 lần/ngày, 7 ngày; Phác đồ thứ 2 PPI 2 lần/ngày, SF 100 mg 2 lần/ngày, M 250 mg 2 lần/ngày, 14 ngày; Phác đồ thứ 2 PPI 2 lần/ngày, SF 100 mg 2 lần/ngày, M 250 mg 2 lần/ngày, 7 ngày; Phác đồ thứ 2 PPI 2 lần/ngày, SF 100 mg 2 lần/ngày, M 250 mg 2 lần/ngày, 14 ngày | 7; 4; 9; 3; 3; 2 | 100; 100; 100; 100; 100; 100 | 100; 100; 100; 100; 100; 100 |
Gisbert và cộng sự[18] | 2015 | Tây Ban Nha | Thuần tập tiến cứu, đơn lẻ | Phác đồ thứ nhất O 20 mg 2 lần/ngày, C 500 mg 2 lần/ngày, M 400 mg 2 lần/ngày, 7 ngày; Phác đồ thứ 2 O 20 mg 2 lần/ngày, B 120 mg 4 lần/ngày, T 500 mg 4 lần/ngày, M 500 mg 3 lần/ngày, 10 ngày; Phác đồ thứ 2 O 20 mg 2 lần/ngày, C 500 mg 2 lần/ngày, LF 500 mg 2 lần/ngày,10 ngày; Phác đồ thứ 4 O 20 mg 2 lần/ngày, C 500 mg 2 lần/ngày, RIF 150 mg 2 lần/ngày, 10 ngày; Phác đồ thứ 2 O 20 mg 2 lần/ngày, C 500 mg 2 lần/ngày, RIF 150 mg 2 lần/ngày, 10 ngày; Phác đồ thứ 4 O 20 mg 2 lần/ngày, C 500 mg 2 lần/ngày, LF 500 mg 2 lần/ngày,10 ngày; Phác đồ thứ 2 O 20 mg 2 lần/ngày, C 500 mg 2 lần/ngày, LF 500 mg 2 lần/ngày,10 ngày; Phác đồ thứ 2 O 20 mg 2 lần/ngày, B 120 mg 4 lần/ngày, T 500 mg 4 lần/ngày, M 500 mg 3 lần/ngày, 10 ngày; Phác đồ thứ nhất O 20 mg 2 lần/ngày, B 120 mg 4 lần/ngày, T 500 mg 4 lần/ngày, M 500 mg 3 lần/ngày, 10 ngày; Phác đồ thứ 2 O 20 mg 2 lần/ngày, C 500 mg 2 lần/ngày, LF 500 mg 2 lần/ngày,10 ngày | 112; 24; 3; 2; 7; 2; 50; 3; 50; 14 | 59; 38; 50; 0; 20; 100; 73; 100; 75; 64; | 57; 37; 33; 50; 14; 100; 64; 100; 74; 64; |
Mori và cộng sự[19] | 2017 | Nhật Bản | Thuần tập tiến cứu, đơn lẻ | Phác đồ thứ nhất E 20 mg 2 lần/ngày, SF 100 mg 2 lần/ngày, M 250 mg 2 lần/ngày,10 ngày; Phác đồ thứ 2 E 20 mg 2 lần/ngày, SF 100 mg 2 lần/ngày, M 250 mg 2 lần/ngày, 10 ngày; Phác đồ thứ 2 E 20 mg 2 lần/ngày, SF 100 mg 2 lần/ngày, M 250 mg 2 lần/ngày,10 ngày | 33; 19; 5 | 100; 84.2; 40 | 100; 84.2; 40 |
Ono và cộng sự[20] | 2017 | Nhật Bản | Thuần tập hồi cứu, đơn lẻ | Phác đồ thứ nhất PPI 2 lần/ngày, C 200 mg 2 lần/ngày, M 250 mg 2 lần/ngày, 7 ngày; Phác đồ thứ nhất V 20 mg 2 lần/ngày, C 200 mg 2 lần/ngày, M 250 mg 2 lần/ngày, 7 ngày; Phác đồ thứ nhất PPI 2 lần/ngày, SF 100 mg 2 lần/ngày, M 250 mg 2 lần/ngày, 7 ngày; Phác đồ thứ nhất V 20 mg 2 lần/ngày, SF 100 mg 2 lần/ngày, M 250 mg 2 lần/ngày, 7 ngày; Phác đồ thứ 2 PPI 2 lần/ngày, C 200 mg 2 lần/ngày, M 250 mg 2 lần/ngày, 7 ngày; Phác đồ thứ 2 V 20 mg 2 lần/ngày, C 200 mg 2 lần/ngày, M 250 mg 2 lần/ngày, 7 ngày; Phác đồ thứ 2 PPI 2 lần/ngày, SF 100 mg 2 lần/ngày, M 250 mg 2 lần/ngày, 7 ngày; Phác đồ thứ 2 V 20 mg 2 lần/ngày, SF 100 mg 2 lần/ngày, M 250 mg 2 lần/ngày, 7 ngày | 10; 13; 20; 14; 3; 1; 24; 3 | 55.6; 92.3; 100; 100; 33.3; 100; 100; 66.7 | 50; 92.3; 100; 92.9; 33.3; 100; 100; 66.7 |
Sue và cộng sự[21] | 2017 | Nhật Bản | Thuần tập tiến cứu và thuần tập hồi cứu, đơn lẻ | Phác đồ thứ nhất V 20 mg 2 lần/ngày, C 200 or 400 mg 2 lần/ngày, M 250 mg 2 lần/ngày, 7 ngày; Phác đồ thứ nhất PPI 2 lần/ngày, C 200 or 400 mg 2 lần/ngày, M 750 mg 2 lần/ngày, 7 ngày | 20; 30 | 100; 86.2 | 100; 83.3 |
Osumi và cộng sự[22] | 2017 | Nhật Bản | Thuần tập tiến cứu, đơn lẻ | Phác đồ thứ nhất R 20 mg 2 lần/ngày, Mi 100 mg 2 lần/ngày, M 250 mg 2 lần/ngày, 7 ngày | 5 | 100 | 100 |
Long và cộng sự[23] | 2018 | Trung Quốc | Nghiên cứu tiến cứu, thử nghiệm ngẫu nhiên | Phác đồ thứ nhất E 20 mg 2 lần/ngày, C 500 mg 2 lần/ngày, M 400 mg 2 lần/ngày, 14 ngày; Phác đồ thứ nhất E 20 mg 2 lần/ngày, B 600 mg 2 lần/ngày, C 500 mg 2 lần/ngày, M 400 mg 2 lần/ngày, 14 ngày | 33; 33 | 70; 96 | 63.6; 84.8 |
Song và cộng sự[24] | 2019 | Trung Quốc | Thuần tập tiến cứu, đơn lẻ | Phác đồ thứ nhất E 20 mg 2 lần/ngày, B 220 mg 2 lần/ngày, LF 500 mg 1 lần/ngày, Cef 500 mg 2 lần/ngày, 14 ngày | 152 | 90.1 | 85.5 |
Nyssen và cộng sự[25] | 2020 | Châu Âu | Nghiên cứu hồi cứu, trung tâm lưu trữ hồ sơ | Phác đồ thứ nhất PPI, C, M; Phác đồ thứ nhất PPI, C, LF; Phác đồ thứ nhất PPI, B, T, M; Phác đồ thứ 2 PPI, C, LF; Phác đồ thứ 2 PPI, M, LF; Phác đồ thứ 2 PPI, B, T, M; Phác đồ thứ 2 PPI, B, T, M; Phác đồ thứ 2 PPI, B, C, LF; Phác đồ thứ 2 PPI, C, LF (Liều lượng, tần suất và thời gian sử dụng thuốc NB không được chỉ định) | 285; 54; 250; 20; 13; 70; 18; 1; 2 | 69; 82; 92; 73.7; 76.5; 81.8; 77.8; 100; 50 | 69; 80; 91; 75; 76.5; 78.3; 77.8; 100; 50 |
Luo và cộng sự[26] | 2020 | Trung Quốc | Thuần tập tiến cứu, đơn lẻ | Phác đồ thứ nhất và Phác đồ thứ 2 E 20 mg 2 lần/ngày, C 500 mg 2 lần/ngày, M 400 mg 2 lần/ngày, 14 ngày; Phác đồ thứ nhất và Phác đồ thứ 2 E20 mg 2 lần/ngày, B 220 mg 2 lần/ngày, C 500 mg 2 lần/ngày, M 400 mg 4 lần/ngày, 14 ngày; Phác đồ thứ nhất và Phác đồ thứ 2 E 20 mg 2 lần/ngày, LF 500 mg 1 lần/ngày, M 400 mg 2 lần/ngày, 14 ngày; Phác đồ thứ nhất và Phác đồ thứ 2 E 20 mg 2 lần/ngày, B 220 mg 2 lần/ngày, LF 500 mg 1 lần/ngày, M 400 mg 4 lần/ngày, 14 ngày; Phác đồ thứ nhất và Phác đồ thứ 2 E 20 mg 2 lần/ngày, T 500 mg 4 lần/ngày, M 400 mg 2 lần/ngày, 14 ngày; Phác đồ thứ nhất và Phác đồ thứ 2 E 20 mg 2 lần/ngày, B 220 mg 2 lần/ngày, T 500 mg 4 lần/ngày, M 400 mg 4 lần/ngày, 14 ngày | 5; 22; 1; 10; 2; 72 | 100; 94.1; 100; 100; 100; 100 | 100; 81.8; 100; 80; 100; 97.2 |
Sue và cộng sự[27] | 2021 | Nhật Bản | Thuần tập tiến cứu, đơn lẻ | Phác đồ thứ 2 V 20 mg 2 lần/ngày, SF 100 mg 2 lần/ngày, M 250 mg 2 lần/ngày, 7 ngày | 17 | 88.2 | 88.2 |
PP: Thiết kế nghiên cứu; ITT: Ý định điều trị; B: Hợp chất bismuth; C: Clarithromycin; Cef: Cefuroxime; CF: Ciprofloxacin; E: Esomeprazole F: Furazolidone; LF: Levofloxacin; M: Metronidazole; Mi: minocycline O: Omeprazole; PPI: chất ức chế bơm proton; R: Rabeprazole; RBC: ranitidine bismuth subcitrate; RIF: Rifabutin; SF: Sitafloxacin; T: Tetracyclin; V: Vonoprazan.
4. Phác đồ điều trị bậc 1
Phác đồ 2 thuốc: Prach và cộng sự[10] đã báo cáo 100% bệnh nhân điều trị thành công trong 14 ngày với sự kết hợp của Omeprazole và Clarithromycin. Tuy nhiên, tác giả chỉ nghiên cứu trên 3 bệnh nhân.
Phác đồ 3 thuốc: Với phác đồ 7 ngày PPI-Clarithromycin-Metronidazole thì tỷ lệ thành công là 50%-83.3% trong các nghiên cứu hồi cứu[20,21] và 54%-58% trong các nghiên cứu tương lai[11,14,18]. Phác đồ kéo dài hơn trong 14 ngày cũng có tỷ lệ thành công thấp là 63.6%[23]. Cơ quan Lưu trữ Châu Âu về quản lý H.pylori (Hp-EuReg) đã cung cấp những kinh nghiệm sâu rộng nhất trong điều trị bệnh nhân dị ứng với penicillin[25]. Mặc dù thông tin cụ thể về liều lượng, tần suất, thời gian dùng thuốc không được công bố nhưng phác đồ PPI-Clarithromycin-Metronidazole đạt tỷ lệ thành công là 69%. Hai nghiên cứu từ Nhật Bản cho thấy tỷ lệ thành công cao hơn (92.3%-100%) với 7 ngày sử dụng phác đồ 3 thuốc kết hợp với Vonoprazan (một thuốc cạnh tranh kali, ức chế H+K+-ATPase dạ dày) thay vì PPI[20,21].
Trong một nghiên cứu tiến cứu, Rodriguez-Torres và cộng sự đã báo cáo tỷ lệ thành công tới 85% với 10 ngày sử dụng phác đồ 3 thuốc kết hợp là Esomeprazol, Tetracycline và Metronidazole[12]. Một nghiên cứu hồi cứu nhỏ của Nhật Bản cũng đã báo cáo tỷ lệ thành công tương tự là 80% khi sử dụng phác đồ này trong 7-14 ngày[13]. Trong một nghiên cứu nhỏ gồm 5 bệnh nhân, Osumi và cộng sự đã đạt tỷ lệ thành công 100% khi sử dụng phác đồ trong 7 ngày có sửa đổi, thay Tetracycline bằng Minocycline[22].
Levofloxacin kết hợp với Clarithromycin và PPI đã được báo cáo tỷ lệ thành công đạt tới 80%[25]. Các nghiên cứu gần đây của Nhật Bản đã đánh giá các phác đồ điều trị sử dụng fluoroquinolone, Sitafloxacin, đây là thuốc có nồng độ tối thiểu ức chế H.pylori thấp hơn Levofloxacin và có hiệu quả ở các chủng có đột biến gyrA kháng Levofloxacin[19]. Đáng chú ý trong 2 nghiên cứu hồi cứu[17,20] và một nghiên cứu tiến cứu [19], tỷ lệ thành công lên đến 100% với phác đồ điều trị 7-14 ngày kết hợp Sitafloxacin với Metronidazole và PPI.
Phác đồ 4 thuốc: Dữ liệu hồi cứu đã chứng minh tỷ lệ thành công 91% đối với phác đồ 4 thuốc PPI-Bismuth-Tetracycline-Metronidazole[25]. Ba nghiên cứu tiến cứu đã báo cáo tỷ lệ thành công là 74% với 10 ngày PPI-Bismuth-Tetracycline-Metronidazole[18], 84,8% với phác đồ 14 ngày PPI-Bismuth-Clarithromycin-Metronidazole[23] và 85,5% với phác đồ 14 ngày điều trị PPI-Bismuth-Levofloxacin-Cefuroxime[24].
5. Phác đồ điều trị bậc 2
Xét về độ chênh lệch bệnh nhân được điều trị thành công trong mỗi đợt, số lượng bệnh nhân trong các nghiên cứu đánh giá phác đồ điều trị bậc hai có xu hướng thấp, thường ở các chữ số đơn[12,17,20].
Phác đồ 3 thuốc: Gisbert và cộng sự[14,18] đã điều trị một số lượng lớn bệnh nhân với 10 ngày sử dụng kết hợp PPI-Clarithromycin-Levofloxacin, tỷ lệ thành
công là 64% -73%. phác đồ 3 thuốc có Levofloxacin sử dụng Clarithromycin hoặc Metronidazole chứng minh tỉ lệ thành công tương tự, lần lượt là 75% và
76,5%[25]. Phác đồ 3 thuốc dựa trên Sitafloxacin có tỷ lệ thành công 100% trong 2 nghiên cứu hồi cứu nhỏ đánh giá phác đồ 7 ngày [17,20], trong khi một nghiên cứu tiến cứu điều tra liệu trình điều trị 10 ngày cho thấy tỷ lệ thành công thấp hơn là 84,2%[19]. Sue và cộng sự[27] đã chứng minh tỷ lệ thành công là 88,2% trong một nghiên cứu tiến cứu về phác đồ 7 ngày Sitafloxacin và sử dụng Vonoprazan thay vì PPI.
Phác đồ 4 thuốc: Một nghiên cứu ban đầu của Tây Ban Nha báo cáo tỷ lệ thành công thấp 47% khi sử dụng 7 ngày điều trị gồm Ranitidine Bismuth citrate-Tetracycline-Metronidazole, được coi là phác đồ 4 thuốc do tác nhân ức chế axit và bismuth được kết hợp trong một viên thuốc[11]. Cùng một nhóm các nhà điều tra cũng báo cáo tỷ lệ thành công thấp là 37% đối với phác đồ 4 thuốc PPI-Bismuth-Tetracycline-Metronidazole[18]. Tuy nhiên, Cơ quan Lưu trữ Châu Âu đã chứng minh tỷ lệ thành công của phác đồ này là 78,3%[25]. Trong một nghiên cứu tiến cứu lớn của Liang và cộng sự[16], bao gồm 109 bệnh nhân dị ứng với penicillin được chọn ngẫu nhiên để điều trị phác đồ 4 thuốc trong 2 tuần với PPI-Bismuth-Tetracycline-Metronidazole hoặc PPI-Bismuth-Tetracycline-Furazolidine; tỷ lệ thành công là 87,9% và 91,7%, không có sự khác biệt giữa bệnh nhân dị ứng và không dị ứng với penicillin[16].
Một nghiên cứu tương đối lớn từ Úc đã báo cáo trên 69 bệnh nhân bị dị ứng với penicillin, những người này đều đã thất bại khi điều trị bằng PPI-Clarithromycin-Metronidazole trước đó. Điều trị bằng phác đồ 10 ngày với PPI-Bismuth subcitrate-Rifabutin-Ciprofloxacin đạt tỷ lệ thành công là 94,2% [15].
Luo và cộng sự đã đánh giá tiến cứu một phương pháp tiếp cận tính nhạy cảm với kháng sinh bằng cách sử dụng nhiều phác đồ 4 thuốc trong 14 ngày, và cho thấy tỷ lệ thành công cao từ 80% -100%. Tuy nhiên, kết quả không được trình bày riêng biệt đối với điều trị bậc 1 và điều trị cấp cứu [26].
6. Phác đồ điều trị bậc 3
Dữ liệu được công bố về phác đồ cứu cánh sau thất bại của điều trị bậc hai khá hạn chế, chỉ có 4 nghiên cứu báo cáo về số lượng bệnh nhân trong các số liệu đơn lẻ [11,17-19]. Chi tiết các nghiên cứu được trình bày trong Bảng nhưng rất khó để rút ra bất kỳ kết luận có ý nghĩa nào từ các kết quả này.
Bằng chứng từ các phác đồ không dùng penicillin ở các nhóm bệnh nhân không được lựa chọn: Các phân tích tổng hợp của các thử nghiệm về hiệu quả của phác đồ không dùng penicillin trong điều trị nhiễm H.pylori là nguồn thông tin hữu ích thay thế khi đưa ra quyết định điều trị đối với những người bị dị ứng với penicilin. Những thử nghiệm này thường bao gồm một nhóm đối tượng không được lựa chọn mà không xem xét đến tình trạng dị ứng với penicillin.
Phân tích tổng hợp của Gisbert và cộng sự[28] đã chứng minh tỷ lệ thành công là 81% với phác đồ điều trị 3 thuốc PPI-Clarithromycin -Nitroimidazole trong 7 ngày, tương tự như tỷ lệ thành công với phác đồ chứa amoxicillin thay vì nitroimidazole.
Hai phân tích tổng hợp của các thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng về phác đồ bậc 1 đối với H.pylori với phác đồ bốn thuốc PPI-Bismuth-Tetracycline-Metronidazole cho thấy tỷ lệ thành công là 77%[29,30]. Thời gian điều trị phác đồ 4 thuốc dài hơn (10-14 ngày) cho thấy hiệu quả hơn so với điều trị 7 ngày phác đồ 3 thuốc PPI-Clarithromycin-Amoxicillin [30].
7. Tóm tắt và kiến nghị
Phác đồ 3 thuốc PPI-Clarithromycin-Metronidazole vẫn thường được sử dụng như phác đồ đầu tay cho đối tượng dị ứng penicillin[25]. Tuy nhiên, trong khi nó cho thấy tỷ lệ thành công khoảng 80% ở những bệnh nhân không được chọn[28] thì nó lại không hiệu quả ở những bệnh nhân dị ứng với penicillin[11,14,18,20,21,23,25].Chưa có giải thích rõ ràng cho sự khác biệt này, nhưng có thể do các nghiên cứu trên những bệnh nhân không được chọn có thể chỉ có một số lượng nhỏ người bị dị ứng với penicillin, hoặc thiết kế nghiên cứu có thể đã loại trừ những người bị dị ứng với kháng sinh. Mặc dù có rất ít dữ liệu về phác đồ cụ thể này gần đây, nhưng hiệu quả của phác đồ 3 thuốc có Clarithromycin đã được chứng minh là giảm đáng kể khi có kháng Clarithromycin, đây là một vấn đề ngày càng gặp nhiều [29]. Tăng thời gian điều trị phác đồ 3 thuốc PPI-Amoxicillin-Clarithromycin đã được chứng minh là cải thiện tỷ lệ thành công, còn đối với phác đồ PPI-Clarithromycin-Metronidazole[31] thì điều này chưa được chứng minh một cách thuyết phục . Nếu có, Vonoprazan có thể được coi là một chất thay thế cho PPI trong phác đồ 3 thuốc có clarithromycin để cải thiện hiệu quả của nó[20,21]. Phác đồ 3 thuốc dựa trên Sitafloxacin là một lựa chọn thay thế, mặc dù loại kháng sinh này không được phổ biến rộng rãi [17,19,20]. Phác đồ bốn thuốc có bismuth, kéo dài 10-14 ngày là lựa chọn hấp dẫn nhất để điều trị đầu tay đối với H.pylori, với tỷ lệ thành công cao ở những bệnh nhân bị dị ứng với penicilin[18,23,24,25], phù hợp với bệnh nhân không được chọn [29,30]. Để tối ưu hóa sự thành công của phác đồ điều trị đầu tay, việc khai thác chi tiết tiền sử sử dụng kháng sinh trước đó có thể giúp lựa chọn phác đồ.
Trong trường hợp điều trị thất bại, các nghiên cứu đã được công bố cho thấy rằng phác đồ điều trị bậc hai nên được áp dụng với phác đồ 10 ngày PPI-Levofloxacin-Clarithromycin [14,18]; phác đồ 3 thuốc có Sitafloxacin là một lựa chọn thay thế [17,19,20,27]. Nếu phác đồ bốn thuốc có Bismuth không được sử dụng điều trị đầu tay thì phác đồ này có thể được xem xét để điều trị tiếp theo, mặc dù có nhiều bằng chứng khác nhau về hiệu quả của phác đồ điều trị bốn thuốc PPI-Bismuth-Tetracycline-Metronidazole [16,18,25 ]. Kết hợp các kháng sinh thay thế có thể thành công hơn như PPI-Bismuth-Tetracycline-Furazolidine [16] hoặc PPI-Bismuth-Rifabutin-Ciprofloxacin [15], mặc dù có những lo ngại về tác dụng phụ của rifabutin, đặc biệt là độc tính với tủy [32] .
Không thể đưa ra bất kỳ khuyến nghị nào dựa trên nghiên cứu phác đồ cứu cánh sau khi thất bại hai liệu trình điều trị. Trong tình huống này, việc điều trị thêm được khuyến cáo rằng nên dựa vào kết quả nuôi cấy H.pylori và xét nghiệm độ nhạy [5,6,26]. Một cách tiếp cận khác là xác nhận dị ứng penicillin ở giai đoạn này, vì nhiều bệnh nhân không thực sự bị dị ứng [5,6,9]. Nếu test da với penicillin âm tính thì có thể sử dụng các phác đồ cứu cánh có chứa amoxicillin một cách an toàn, phác đồ này được khuyến cáo cho những bệnh nhân không bị dị ứng.
8. Kết luận
Đánh giá này nhấn mạnh việc thiếu các nghiên cứu chất lượng cao để giúp định hướng chiến lược quản lý. Các khuyến nghị được đưa ra dựa trên dữ liệu hạn hẹp, điều quan trọng là phải theo dõi sự thành công của các
phác đồ điều trị và sử dụng nó tại các khu vực[33]. Sự khác biệt về khả năng cung cấp thuốc giữa các khu vực sẽ ảnh hưởng đến việc lựa chọn phác đồ và mô hình tỷ lệ kháng kháng sinh sẽ ảnh hưởng đến thành công của điều trị.
References
- Peleteiro B, Bastos A, Ferro A, Lunet N. Prevalence of Helicobacter pylori infection worldwide: a systematic review of studies with national coverage. Dig Dis Sci . 2014;59:1698–1709. [PubMed] [Google Scholar]
- NIH Consensus Conference. Helicobacter pylori in peptic ulcer disease. NIH Consensus Development Panel on Helicobacter pylori in Peptic Ulcer Disease. JAMA . 1994;272:65–69. [PubMed] [Google Scholar]
- IARC Working Group on the Evaluation of Carcinogenic Risks to Humans. Biological agents. Volume 100 B. A review of human carcinogens. IARC Monogr Eval Carcinog Risks Hum . 2012;100:1–441. [PMC free article] [PubMed] [Google Scholar]
- NICE clinical guideline. Gastro-oesophageal reflex disease and dyspepsia in adults: investigation and management (2014). [cited 20 February 2021]. Available from: https://www.nice.org.uk/guidance/cg184/chapter/1-recommendations .
- Chey WD, Leontiadis GI, Howden CW, Moss SF. ACG Clinical Guideline: Treatment of Helicobacter pylori Infection. Am J Gastroenterol . 2017;112:212–239. [PubMed] [Google Scholar]
- Malfertheiner P, Megraud F, O’Morain CA, Gisbert JP, Kuipers EJ, Axon AT, Bazzoli F, Gasbarrini A,
- Atherton J, Graham DY, Hunt R, Moayyedi P, Rokkas T, Rugge M, Selgrad M, Suerbaum S, Sugano K, El-Omar EM European Helicobacter and Microbiota Study Group and Consensus panel. Management of Helicobacter pylori infection-the Maastricht V/Florence Consensus Report. Gut . 2017;66:6–30. [PubMed] [Google Scholar]
- Liu WZ, Xie Y, Lu H, Cheng H, Zeng ZR, Zhou LY, Chen Y, Wang JB, Du YQ, Lu NH Chinese Society of Gastroenterology, Chinese Study Group on Helicobacter pylori and Peptic Ulcer. Fifth Chinese National Consensus Report on the management of Helicobacter pylori infection. Helicobacter . 2018;23:e12475. [PubMed] [Google Scholar]
- Thung I, Aramin H, Vavinskaya V, Gupta S, Park JY, Crowe SE, Valasek MA. Review article: the global emergence of Helicobacter pylori antibiotic resistance. Aliment Pharmacol Ther . 2016;43:514–533. [PMC free article] [PubMed] [Google Scholar]
- Blumenthal KG, Peter JG, Trubiano JA, Phillips EJ. Antibiotic allergy. Lancet . 2019;393:183–198. [PMC free article] [PubMed] [Google Scholar]
- Prach AT, Malek M, Tavakoli M, Hopwood D, Senior BW, Murray FE. H2-antagonist maintenance therapy vs Helicobacter pylori eradication in patients with chronic duodenal ulcer disease: a prospective study. Aliment Pharmacol Ther . 1998;12:873–880. [PubMed] [Google Scholar]
- Gisbert JP, Gisbert JL, Marcos S, Olivares D, Pajares JM. Helicobacter pylori first-line treatment and rescue options in patients allergic to penicillin. Aliment Pharmacol Ther . 2005;22:1041–1046. [PubMed] [Google Scholar]
- Rodríguez-Torres M, Salgado-Mercado R, Ríos-Bedoya CF, Aponte-Rivera E, Marxuach-Cuétara AM, Rodríguez-Orengo JF, Fernández-Carbia A. High eradication rates of Helicobacter pylori infection with first- and second-line combination of esomeprazole, tetracycline, and metronidazole in patients allergic to penicillin. Dig Dis Sci . 2005;50:634–639. [PubMed] [Google Scholar]
- Matsushima M, Suzuki T, Kurumada T, Watanabe S, Watanabe K, Kobayashi K, Deguchi R, Masui A, Takagi A, Shirai T, Muraoka H, Kobayashi I, Mine T. Tetracycline, metronidazole and amoxicillin-metronidazole combinations in proton pump inhibitor-based triple therapies are equally effective as alternative therapies against Helicobacter pylori infection. J Gastroenterol Hepatol . 2006;21:232–236. [PubMed] [Google Scholar]
- Gisbert JP, Pérez-Aisa A, Castro-Fernández M, Barrio J, Rodrigo L, Cosme A, Gisbert JL, Marcos S, Moreno-Otero R. Helicobacter pylori first-line treatment and rescue option containing levofloxacin in patients allergic to penicillin. Dig Liver Dis . 2010;42:287–290. [PubMed] [Google Scholar]
- Tay CY, Windsor HM, Thirriot F, Lu W, Conway C, Perkins TT, Marshall BJ. Helicobacter pylori eradication in Western Australia using novel quadruple therapy combinations. Aliment Pharmacol Ther . 2012;36:1076–1083. [PubMed] [Google Scholar]
- Liang X, Xu X, Zheng Q, Zhang W, Sun Q, Liu W, Xiao S, Lu H. Efficacy of bismuth-containing quadruple therapies for clarithromycin-, metronidazole-, and fluoroquinolone-resistant Helicobacter pylori infections in a prospective study. Clin Gastroenterol Hepatol . 2013;11:802–7.e1. [PubMed] [Google Scholar]
- Furuta T, Sugimoto M, Yamade M, Uotani T, Sahara S, Ichikawa H, Kagami T, Yamada T, Osawa S, Sugimoto K, Watanabe H, Umemura K. Eradication of H. pylori infection in patients allergic to penicillin using triple therapy with a PPI, metronidazole and sitafloxacin. Intern Med . 2014;53:571–575. [PubMed] [Google Scholar]
- Gisbert JP, Barrio J, Modolell I, Molina-Infante J, Aisa AP, Castro-Fernández M, Rodrigo L, Cosme A, Gisbert JL, Fernández-Bermejo M, Marcos S, Marín AC, McNicholl AG. Helicobacter pylori first-line and rescue treatments in the presence of penicillin allergy. Dig Dis Sci . 2015;60:458–464. [PubMed] [Google Scholar]
- Mori H, Suzuki H, Matsuzaki J, Masaoka T, Kanai T. Antibiotic resistance and gyrA mutation affect the efficacy of 10-day sitafloxacin-metronidazole-esomeprazole therapy for Helicobacter pylori in penicillin allergic patients. United European Gastroenterol J . 2017;5:796–804. [PMC free article] [PubMed] [Google Scholar]
- Ono S, Kato M, Nakagawa S, Mabe K, Sakamoto N. Vonoprazan improves the efficacy of Helicobacter pylori eradication therapy with a regimen consisting of clarithromycin and metronidazole in patients allergic to penicillin. Helicobacter . 2017;22 [PubMed] [Google Scholar]
- Sue S, Suzuki N, Shibata W, Sasaki T, Yamada H, Kaneko H, Tamura T, Ishii T, Kondo M, Maeda S. First-Line Helicobacter pylori Eradication with Vonoprazan, Clarithromycin, and Metronidazole in Patients Allergic to Penicillin. Gastroenterol Res Pract . 2017;2017:2019802. [PMC free article] [PubMed] [Google Scholar]
- Osumi H, Fujisaki J, Suganuma T, Horiuchi Y, Omae M, Yoshio T, Ishiyama A, Tsuchida T, Miki K. A significant increase in the pepsinogen I/II ratio is a reliable biomarker for successful Helicobacter pylori eradication. PLoS One . 2017;12:e0183980. [PMC free article] [PubMed] [Google Scholar]
- Long X, Chen Q, Yu L, Liang X, Liu W, Lu H. Bismuth improves efficacy of proton-pump inhibitor clarithromycin, metronidazole triple Helicobacter pylori therapy despite a high prevalence of antimicrobial resistance. Helicobacter . 2018;23:e12485. [PubMed] [Google Scholar]
- Song Z, Fu W, Zhou L. Cefuroxime, levofloxacin, esomeprazole, and bismuth as first-line therapy for eradicating Helicobacter pylori in patients allergic to penicillin. BMC Gastroenterol . 2019;19:132. [PMC free article] [PubMed] [Google Scholar]
- Nyssen OP, Pérez-Aisa Á, Tepes B, Rodrigo-Sáez L, Romero PM, Lucendo A, Castro-Fernández M, Phull P, Barrio J, Bujanda L, Ortuño J, Areia M, Brglez Jurecic N, Huguet JM, Alcaide N, Voynovan I, María Botargues Bote J, Modolell I, Pérez Lasala J, Ariño I, Jonaitis L, Dominguez-Cajal M, Buzas G, Lerang F, Perona M, Bordin D, Axon T, Gasbarrini A, Marcos Pinto R, Niv Y, Kupcinskas L, Tonkic A, Leja M, Rokkas T, Boyanova L, Shvets O, Venerito M, Bytzer P, Goldis A, Simsek I, Lamy V, Przytulski K, Kunovský L, Capelle L, Milosavljevic T, Caldas M, Garre A, Mégraud F, O’Morain C, Gisbert JP Hp-EuReg Investigators. Helicobacter pylori first-line and rescue treatments in patients allergic to penicillin: Experience from the European Registry on H.pylori management (Hp-EuReg) Helicobacter . 2020;25:e12686. [PubMed] [Google Scholar]
- Luo L, Huang Y, Liang X, Ji Y, Yu L, Lu H. Susceptibility-guided therapy for Helicobacter pylori-infected penicillin-allergic patients: A prospective clinical trial of first-line and rescue therapies. Helicobacter . 2020;25:e12699. [PubMed] [Google Scholar]
- Sue S, Sasaki T, Kaneko H, Irie K, Kondo M, Maeda S. Helicobacter pylori rescue treatment with vonoprazan, metronidazole, and sitafloxacin in the presence of penicillin allergy. JGH Open . 2021;5:307–311. [PMC free article] [PubMed] [Google Scholar]
- Gisbert JP, González L, Calvet X, García N, López T, Roqué M, Gabriel R, Pajares JM. Proton pump inhibitor, clarithromycin and either amoxycillin or nitroimidazole: a meta-analysis of eradication of Helicobacter pylori. Aliment Pharmacol Ther . 2000;14:1319–1328. [PubMed] [Google Scholar]
- Luther J, Higgins PD, Schoenfeld PS, Moayyedi P, Vakil N, Chey WD. Empiric quadruple vs. triple therapy for primary treatment of Helicobacter pylori infection: Systematic review and meta-analysis of efficacy and tolerability. Am J Gastroenterol . 2010;105:65–73. [PubMed] [Google Scholar]
- Venerito M, Krieger T, Ecker T, Leandro G, Malfertheiner P. Meta-analysis of bismuth quadruple therapy vs clarithromycin triple therapy for empiric primary treatment of Helicobacter pylori infection. Digestion . 2013;88:33–45. [PubMed] [Google Scholar]
- Yuan Y, Ford AC, Khan KJ, Gisbert JP, Forman D, Leontiadis GI, Tse F, Calvet X, Fallone C, Fischbach L, Oderda G, Bazzoli F, Moayyedi P. Optimum duration of regimens for Helicobacter pylori eradication. Cochrane Database Syst Rev . 2013:CD008337. [PubMed] [Google Scholar]
- Gisbert JP, Calvet X. Review article: rifabutin in the treatment of refractory Helicobacter pylori infection. Aliment Pharmacol Ther . 2012;35:209–221. [PubMed] [Google Scholar]
- Graham DY, Fischbach L. Helicobacter pylori treatment in the era of increasing antibiotic resistance. Gut . 2010;59:1143–1153. [PubMed] [Google Scholar]
Để đọc chi tiết bài nghiên cứu vui lòng truy cập tại đây.
Bản quyền và thương hiệu: Thông tin và hình ảnh trên website thuộc quyền sở hữu của Vinmec. Việc sao chép, sử dụng phải được Vinmec chấp thuận trước bằng văn bản.
Miễn trừ trách nhiệm: Tất cả những tư liệu được cung cấp trên website này đều mang tính tham khảo. Do đó, nội dung và hình ảnh sẽ được thay đổi, cập nhật và cải tiến thường xuyên mà không phải thông báo trước. Vinmec không bảo đảm về độ chính xác cũng như sự hoàn thiện về thông tin. Chúng tôi không chịu trách nhiệm pháp lý cho những thiệt hại xuất hiện trực tiếp hay gián tiếp từ việc sử dụng hoặc hành động dựa theo những thông tin trên hoặc một số thông tin xuất hiện trên website này. Vinmec không chịu trách nhiệm pháp lý về những sai sót, lỗi chính tả… do nhập liệu cùng với những sự cố khách quan khác như: nhiễm virus, hành vi phá hoại, ác ý… xảy ra trên website này cũng như các website liên kết, nếu có.
Đường link liên kết: Vinmec sẽ không chịu trách nhiệm hay có nghĩa vụ pháp lý dưới bất kỳ hình thức nào về nội dung của những website không thuộc Vinmec được liên kết với website www.vinmec.com, bao gồm các sản phẩm, dịch vụ và những mặt hàng khác được giới thiệu thông qua những website đó.