Điều trị gãy xương và trật khớp bàn và ngón tay
Gãy xương và trật khớp là những chấn thương thường thấy ở chấn thương thường gặp trong cuộc sống hàng ngày, tuy vậy không ai cũng biết sơ cứu và điều trị các chấn thương này.
Nhóm tác giả:
PGS. TS. Trần Trung Dũng, ThS. BSNT. Vũ Tú Nam, BS. Hoàng Văn Ban
1. Điều trị bảo tồn
Nội dung bài viết
1.1. Chỉ định
- Gãy vững, không lệch hoặc ít lệch.
- Gãy ngoài khớp hoặc gãy phạm khớp không di lệch.
1.2. Nguyên tắc
- Vô cảm tốt.
- Nắn chỉnh kín, chỉnh sửa các di lệch theo giải phẫu.
- Đảm bảo bất động đủ vững sau nắn chỉnh.
- Thời gian bất động phải đủ để liền xương vững (thường từ 4-8 tuẩn tùy vị trí gãy và mức độ liền xương).
- Tập phục hồi chức năng tốt sau bất động.
1.3. Các phương pháp
- Bất động với ngón lân cận (buddy tapping)
Sử dụng với gãy thân xương đốt gần hoặc đốt giữa không lệch hoặc chấn thương phần mềm: dây chằng, bao khớp… Cho phép vận động chủ động tất cả các khớp. Đánh giá lại mỗi hai tuần. Thường ngừng bất động sau 4-6 tuần, khí ổ gãy vững trên lâm sàng và bệnh nhân không đau khi vận động.
- Kéo nắn, sau đó nẹp/bột (tròn) (splint/cast)
Cẩn vô cảm tốt ổ gãy, thường tê ổ gãy, tê vùng hoặc tê thần kinh chọn lọc sử dụng lidocain (1%) hoặc bupivacaine (0,5%) không pha epinephrin. Ví dụ với gãy ngón có thể tê gốc ngón hoặc tê thần kinh, ngón 5 có thể tê chọn lọc thần kinh trụ, ngón 4 thì phải tê cả 3 dây thần kinh, ngón 1 -> 3 thì cẩn tê thần kinh giữa và quay. Với gãy xương đốt bàn thì cần tê thần kinh giữa, trụ tại cổ tay, nhánh cảm giác mu tay thần kinh trụ và nhánh nông thần kinh quay chọn lọc hoặc toàn bộ tùy vị trí tổn thương. Thần kinh giữa được tê ở trên ống cổ tay 1,5cm giữa gân cơ cánh tay quay và gan tay dài. Nhánh nông thần kinh quay được tê ở 3 khoát ngón tay trên mỏm trâm quay. Thần kinh trụ được tê ở dưới gân cơ gấp cổ tay trụ, trên nếp gấp cổ tay.
Sau đó, kéo dọc trục ngón, nắn chỉnh các di lệch gập góc và xoay theo hướng ngược với hướng di lệch. Sử dụng nẹp/bột tròn thích hợp. Thường dùng nẹp hoặc bột rạch dọc trong những ngày đầu (thường 2-3 ngày, đôi khi đến 5-7 ngày) để tránh chèn ép, đợi bớt sưng nể thì nên thay bột tròn sẽ vững hơn. Tuy nhiên, nẹp cũng có thể sử dụng kéo dài trong trường hợp gây vững không lệch xương đốt bàn và gãy vững xương đốt ngón. Các loại nẹp – bột hay dùng gồm: nẹp/bột cẳng bàn tay, nẹp/bột cẳng bàn tay ôm ngón cái, nẹp khóa duỗi ngón, nẹp Iselin…
Nẹp/bột cẳng bàn tay
- Chỉ định: gãy vững xương đốt bàn hoặc 2/3 gần đốt ngón gần.
- Tư thế: cổ tay duỗi nhẹ khoảng 20°, khớp bàn ngón gấp 60 – 70°, các khớp liên đốt duỗi thẳng; tuy nhiên có tác giả lại giữ ở tư thế khớp bàn ngón gấp 70 – 90°, các khớp liên đốt gấp khoảng 5 – 10°. Treo tay cho đỡ nể.
- Áp dụng: đảm bảo chiều dài nẹp/bột từ phẩn trên cẳng tay cho xuống quá khớp liên đốt xa. Có thể cố định riêng bờ quay (với ngón 2 -> 4) hoặc bờ trụ (với ngón 1 -> 5). Nẹp/bột vững và không chặt quá. Đệm lót tốt chống loét, đệm lót các kẽ ngón tay,
- Theo dõi: mỗi 1-2 tuần/lần kiểm tra lại xem có di lệch thứ phát không và đánh giá tình trạng tại chỗ, tình trạng ngón tay. Thường bỏ nẹp/bột sau 3-4 tuần và bất động với ngón lân cận thêm tuần, cho phép vận động chủ động.
Nẹp/bột ôm ngón cái
- Chỉ định: gãy không lệch ngoài khớp xương bàn ngón tay cái, gãy xương đốt ngón tay cái vững sau khi nắn chỉnh, tổn thương dây chằng của ngón cái.
- Tư thế cẳng tay ở vị trí trung tính với cổ tay duỗi khoảng 25° và ngón cái ở vị trí cơ năng.
- Áp dụng: nẹp/bột từ 1/3 trên cẳng tay cho đến hết khớp liên đốt ngón cái, ôm kín ngón cái.
- Theo dõi: mỗi 1-2 tuần/lần cần khám, đánh giá lại. Bỏ nẹp/bột sau 4-6 tuần.
Nẹp khóa duỗi ngón: (Sử dụng nẹp/bột phối hợp với nẹp Iselin)
- Chỉ định: gãy vững thân xương đốt gần, gãy vụn thân xương đốt giữa mà kết hợp xương bên trong không thích hợp.
- Tư thế: cổ tay duỗi 25-30°, khớp bàn ngón gấp 90°, khớp liên đốt gần tự do cho gãy thân xương đốt gần. Với gãy vụn thân xương đốt giữa, ổ gãy mất vững khi khớp liên đốt gần duỗi, do đó khớp bàn ngón và khớp liên đốt gần cần cố định ở tư thế gấp. Mức độ gấp khi bắt đầu mất vững cần được xác định trong khi nắn chỉnh và lượng gấp của khớp liên đốt gần cấn cộng thêm 15°.
- Theo dõi: mỗi 1-2 tuần/lần cần khám và đánh giá lại. Bỏ nẹp sau 4-6 tuần.
Nẹp Iselin (đơn thuần)
- Chỉ định: gãy đốt xa.
- Tư thế: bất động khớp liên đốt xa tư thế duỗi, cho phép khớp liên đốt gần và khớp bàn ngón vận động chủ động bình thường.
- Áp dụng: sử dụng nẹp Iselin uốn cong thành hình chữ u, phần mở hướng sát khớp liên đốt gần.
- Theo dõi: 1 – 2 tuần/lần. Bỏ nẹp sau 4-6 tuần.
- Tiêu chuẩn: các tiêu chí chấp nhận được của điều trị bảo tồn gồm; gấp góc < 10° ở cả 2 mặt phẳng ở thân xương với ngón 2,3, <20° với ngón 1,4,5, ở phần thành xương cho phép gấp góc trước – sau < 20°, gấp góc trước – sau <40° với gãy cổ xương bàn 5, nhưng không chấp nhận di lệch xoay (xoay 5° đầu ngón đã lệch 1.5cm khi gấp), ổ gãy tiếp xúc > 50%,
A, B: Nẹp khóa duỗi trong điều trị gãy xương đốt ngón xa, C: Bất động với ngón lân cận, D: Bột tròn trong điểu trị gãy xương đốt bàn
2. Điều trị phẫu thuật gãy xương và trật khớp
2.1. Chỉ định
- Điều trị bảo tổn thất bại, mất nắn chỉnh
- Gãy hở.
- Gãy không vững.
- Gãy không thể nắn chỉnh đạt giải phẫu.
- Gãy phạm khớp di lệch.
- Gãy nhiều xương bàn tay.
- Gãy xương kèm mất xương.
- Gãy xương kèm tổn thương gân, mạch máu, thần kinh, tổn thương phần mềm cần che phủ.
2.2. Nguyên tắc
- Lựa chọn tiếp cận ổ gãy qua vùng an toàn nhất có thể
- Không gây tổn thương thêm phẩn mểm lân cận
- Lựa chọn phương pháp cố định thích hợp
- Xử lý các tổn thương phần mềm kèm theo
- Tập phục hồi chức năng sớm có kiểm soát
2.3. Các phương pháp phẫu thuật
Có nhiều phương pháp phẫu thuật và kết hợp xương bàn tay, nhưng tựu chung lại có thể chia ra các nhóm chính sau:
2.3.1. Mổ ít xâm lấn
- CRPP: nắn kín và xuyên đinh qua da (closed reduction and percutaneous pinning)
- CRIF: nắn kín và cố định trong (closed reduction and internal fixation)
- EF: cố định ngoài (external fixation)
2.3.2. Mổ xâm lấn
- ORIF: mổ mở và cố định trong {open reduction and internal fixation).
- Mổ mở và cố định ngoài, sử dụng trong gãy hở phức tạp xong ít dùng.
2.3.3. Phương pháp CRPP (nắn kín và xuyên đinh qua da)
Là phương pháp nắn chỉnh ổ gãy kín dưới màn hình tăng sáng (C-arm), sau đó xuyên 1 hoặc nhiều đinh Kirschner nhằm giữ kết quả nắn chỉnh mà không cần mở ổ gãy.
- Yêu cầu: có máy C-arm, khoan, đinh Kirschner cỡ nhỏ {đường kính 0,8-1,6mm), kẹp săng để nắn chỉnh.
- Chỉ định: gãy không vững của xương đốt bàn và đốt ngón tay có thể nắn chỉnh kín đạt giải phẫu mà không cần kết hợp xương vững chắc, không có tổn thương phối hợp cán mổ mở.
- Kết quả: tốt > 90%.
- Biến chứng: hạn chế tầm vận động, nhiễm trùng chân đinh, can lệch, chậm liền và khớp giả.
Các kỹ thuật xuyên đinh Kirschner
A, B: Gãy cổ xương bàn V, C: Gãy thân xương đốt gần, D: Gãy nền xương đốt gần, E, F: Gãy Bennett, G: Xuyên đinh chéo qua diện gãy, H: Xuyên đinh ngang qua diện gãy
- Kỹ thuật:
- Bao giờ cũng phải nắn chỉnh đạt yêu cầu trên C-arm rồi mới xuyên đinh.
- Xuyên đinh: có nhiều cách xuyên đinh, nhưng quan trọng phải giữ vững diện gãy và phải chọn điểm vào thích hợp. Sử dụng đinh 1,2 – 1,6 mm cho bệnh nhân trưởng thành, xương to và đinh 0,8 – 1,2 mm cho trẻ em, xương nhỏ.
- Xuyên đình không qua diện gãy: xuyên đinh ngang cố định vào ngón lân cận
- Xuyên đinh qua diện gãy: xuyên định chéo, xuyên đinh ngang qua diện gãy với gãy chéo thân xương hoặc xuyên đinh giữ trục, xuyên đinh qua khớp
- Rút đinh sau 4-6 tuần, tùy vị trí và tùy theo mức độ liền xương, sau đó cho bệnh nhân tập phục hồi chức năng lấy lại tẩm vận động các khớp.
2.3.4. Phương pháp CRIF (nắn kín và cố định trong)
Là phương pháp nắn chỉnh ổ gãy kín dưới màn hình tăng sáng (C-arm), sau đó sử dụng các phương tiện kết hợp xương bên trong (thường là vít mini hoặc đỉnh nội tủy) để giữ vững kết quả nắn chỉnh mà không phải mở ổ gãy.
Sử dụng đinh nội tủy
- Yêu cầu: có máy C-arm, đinh Kirschner các cỡ (1 – 1,6mm), đùi xương, kẹp săng, bàn mổ thấu quang.
- Chỉ định: chỉ định trong hầu hết các gãy xương ngoài khớp di lệch/không vững của xương đốt bàn và đốt ngón gần gồm các loại gãy: gãy đôi ngang, gãy cổ xương đốt bàn, gãy chéo xoắn, gãy vụn mà ổ gãy vụn ở giữa thân xương.
- Kết quả: với gãy xương đốt bàn, chức năng sau mổ rất tốt, gần như tay lành; với gãy xương đốt ngón gắn chức năng đôi khi giảm nhẹ, đặc biệt là thiếu duỗi khớp liên đốt gần. Do vậy, điều trị gãy xương đốt ngón gắn có tiềm năng thay đổi nhiều hơn là gãy xương đốt bàn.
- Biến chứng: chậm liền, kích thích gân duỗi đặc biệt là với xương đốt bàn 3,4. Di trú đẩu đinh qua chỏm xương đốt bàn và vào khớp bàn ngón.
- Kỹ thuật:
- Với xương đốt bàn:
- Xác định điểm vào và rạch da 0,5 – 1 cm ở nền xương đốt bàn gãy. Với xương đốt bàn 2, 3,4 thì điểm vào ở mặt mu, còn với xương đốt bàn 1, 5 thì đường vào tương ứng ở bờ quay và bờ trụ.
- Tách phần mềm và dùi vào ống tủy ở nền xương đốt bàn, đưa đinh vào ống tủy đến sát Ổ gãy dựa vào C-arm.
- Nắn chỉnh ổ gãy, gấp khớp bàn – ngón 90° để làm căng 2 dây chằng bên và làm vững đẩu xa, đưa đinh qua diện gãy. Đinh giữ vững ổ gãy theo nguyên tắc 3 điểm tì. Kiểm tra lại di lệch xoay bằng việc nắm các ngón tay lại. Nếu dùng nhiều đinh thì sử dụng đinh cỡ nhỏ (0,8 – 1 mm), sau khi đưa được đinh đẩu tiên qua diện gãy, kiểm tra lại các di lệch và đưa các đinh tiếp theo vào để giữ vững ổ gãy.
- Sau khi đảm bảo nắn chỉnh hết các di lệch, đưa đinh vào lớp xương dưới sụn, cắt ngắn đầu đinh sát xương (1-2 mm)
- Với xương đốt bàn:
Minh họa phương pháp đinh nội tủy qua da
- Với xương đốt ngón gần. Kỹ thuật gần tương tự với xương đốt bàn, chủ ý mấy điểm sau:
- Điểm vào có thể ở mặt mu hoặc mặt bên nền đốt ngón gần, chú ý tách phẩn mềm, gân duỗi.
- Đẩu gần ổ gãy được giữ vững bằng cách gấp khớp bàn – ngón 90° để làm căng các dây chằng bên, đẩu xa được nắn chỉnh theo đẩu gần, chú ý chỉnh di lệch xoay.
- Thường sử dụng 2 đinh mới đủ chổng xoay và giữ trục ngón.
Sử dụng vít mini qua da
- Yêu cầu: có máy C-arm, đinh Kirschner các cỡ (0,8 – 2 mm), nòng dẫn đinh, bộ vít mini các cỡ thích hợp (thường dùng vít mini đường kính 2,0 mm và 2,7mm), khoan, kẹp săng, bàn để tay, garo (tốt nhất là garo hơi), bàn mổ thấu quang.
- Chi định: gãy Bennett với mảnh lớn (>25% mặt khớp), gãy 1 lồi cầu xương đốt ngón 5 với mảnh lớn (>25% mặt khớp), gãy chéo xương đốt ngón, gãy nền xương đốt ngón 5 với mảnh lớn (>25% mặt khớp).
- Kết quả: kết quả rất tốt, đến nay chưa thấy báo cáo ca nào không liền và mất nắn chỉnh, một số ca báo cáo cỏ giảm sự mềm mại khớp liên đốt.
- Biến chứng: hầu như không có biển chứng, ngoại trừ giảm sự mềm mại các khớp (>10%).
Minh họa phương pháp nắn chỉnh và sử dụng vít mini qua da
- Kỹ thuật:
- Nắn chỉnh: thường sử dụng 2 kẹp săng để nắn chỉnh, 1 kẹp săng để kéo ngón và 1 kẹp săng để kẹp chặt ổ gãy sau khi nắn chỉnh, kiểm tra bằng C-arm.
- Sau khi nắn chỉnh đạt giải phẫu, khoan đinh Kirschner nhỏ (phù hợp với cỡ vít, đường kính đinh thưởng nhỏ hơn đường kính vít 0,4-0,6mm) qua một vết rạch da nhỏ qua diện gãy, sau đó thay thế đinh Kirschner bằng 1 vít phù hợp, có thể sử dụng vít vỏ hoặc vít nén.
- Sử dụng bao nhiêu vít phụ thuộc vào chiều rộng ổ gãy. Thông thường, các vít được đặt cách nhau và cách bờ diện gây ít nhất một khoảng bằng đường kính mũ vít và các vít nên được đặt chếch nhau để không làm vỡ xương.
2.3.5. Phương pháp EF (cố định ngoài)
- Yêu cầu: có máy C-arm (nếu mổ ít xâm lấn) (nếu không có C-arm thì mổ mở và cố định ngoài), có bộ khung cố định ngoài chuyên dụng cho bàn tay hoặc đinh Kirschner (tạo các hệ thống cố định ngoài động).
- Chỉ định: cố định ngoài là một phương pháp xâm lấn tối thiểu, ứng dụng và chỉ định rõ ràng tuy nhiên ít được sử dụng trong điều trị các tổn thương của bàn tay. Có thể chỉ định trong những
- Trường hợp: gãy hở có mất phần mềm nhiều hoặc ô nhiễm nặng; gãy mất xương nhiều, gãy kín vụn nát mà không thể làm vững và cổ định bằng mổ mở, gãy trật phức tạp khớp liên đốt gần, viêm xương tủy cần tái tạo xương sau cắt lọc. Ngoài ra, nhờ có nhiều tiến bộ trong kỹ thuật mổ cũng như trang thiết bị, với một số loại gãy đặc biệt có thể sử dụng cố định ngoài như một biện pháp điều trị ít xâm lấn cho kết quả tốt.
- Kỹ thuật: hiện ở ta chưa phổ biến các loại khung cố định ngoài cho gãy các xương bàn tay, tuy nhiên có thể sử dụng đinh Kirschner để tạo hệ thống cố định ngoài động (Dynamic External Fixation) cho một số gãy xương bàn tay. Với khung cố định ngoài cẩn cố định bằng 2 đinh ở trên và dưới ổ gãy mới vững. Tốt nhất nên nắn chỉnh và cố định dựa vào C-arm kể cả với các trường hợp gãy hở. Nếu không có C-arm thì mổ mở nắn chỉnh rồi lắp đặt khung cố định ngoài. Cẩn ít nhất 2 chốt trên và dưới ổ gãy để đảm bảo vững ổ gãy. Với các hệ thống cố định động cần hiểu biết về giải phẫu, cơ chế gây, di lệch và cơ chế tác động lực nắn chỉnh và lắp đặt hệ thống cố định ngoài cho thích hợp
Minh họa các loại cố định ngoài
A: Khung cố định ngoài điều trị gãy Ronaldo
B: Khung cố định ngoài trong điều trị gãy nền xương đốt bàn
C: Hệ thống cố định ngoài kéo giãn động (Dynamic Distraction External Fixation)
D: Hệ thống cố định ngoài nội ngón động (Dynamic Intradigital External Fixation)
2.3.6. Phương pháp ORIF (mổ mở và cố định trong)
Là phương pháp mổ mở và sử dụng các phương tiện kết hợp xương bên trong (như nẹp vít mini, đinh Kirschner, chỉ tháp..,.) để duy trì kết quả nắn chỉnh. Thường sử dụng các phương tiện giúp cố định xương vững chắc.
Yêu cầu: cần bộ dụng cụ phẫu thuật chuyên biệt cho bàn tay, bộ dụng cụ để cố định xương thích hợp (nẹp, vít mini, chỉ thép, đinh Kirschner…)
Chỉ định: như chỉ định mổ chung với gãy xương bàn tay nhưng chỉ nên mổ mở nếu không có khả năng mổ ít xâm lấn (đặc biệt trong điều kiện không có máy C-arm và các phương tiện mổ ít xâm lấn) hoặc khi cẩn nắn chỉnh hoàn hảo về giải phẫu, cổ định vững chắc và vận động sớm. Chỉ định rõ ràng khi không có khả năng nắn chỉnh kín, gãy hở.
Kỹ thuật:
- Đường mổ: có nhiều đường mổ để xử lý các thương tổn xương khớp bàn tay, song hay sử dụng nhất vẫn là đường mổ tiếp cận từ mặt mu tay và với ngón tay có thêm đường mổ mặt bên giữa ngón.
Với gãy/trật ở xương đốt bàn: sử dụng đường mổ dọc mặt mu tay, bờ bên xương bàn, nếu gãy nhiều xương đốt bàn có thể sử dụng đường mổ giữa khoang gian cốt để tiếp cận đến 2 xương đốt bàn của khoang gian cốt đó. Tách và vén gân duỗi sang bên, tách dọc màng xương bộc lộ ổ gãy, bảo tồn chỗ bám của các cơ gian cốt. Chú ý bảo vệ các nhánh thần kinh cảm giác mu tay
Đường mổ mặt mu tiếp cận xương đốt bàn
Với gãy/trật ở các xương đốt ngón tay: thường sử dụng đường mổ mặt mu, có thể rạch da thẳng dọc mặt mu, cũng có thể rạch da hình chữ s hoặc chữ z. Phẫu tích bộc lộ hệ thống duỗi ngón, rạch mở dọc gân duỗi tách màng xương bộc lộ ổ gãy. Ngoài ra có thể sử dụng đường mổ dọc bờ bên ngón, bộc lộ ổ gãy qua đường mở giữa gân duỗi và gân cơ gian cốt.
Đường mổ mặt mu tiếp cận xương đốt ngón
Đường mổ mặt bên tiếp cận xương đốt ngón
- Các phương tiện cố định bên trong:
Có nhiều phương tiện có thể sử dụng để kết hợp xương bàn tay khi mổ mở, bao gồm:
- Nẹp mini kết hợp với vít mini, có thể đặt mặt mu hoặc mặt bên của xương, chỉ định rộng rãi cho các vị trí gãy trên xương, đặc biệt hữu ích với các loại gãy ở nền hoặc ở chỏm với các loại nẹp chuyên dụng. Thường dùng loại nẹp vít 2,0,2,4,2,7mm cho các xương đốt bàn và 1,5,2,0mm cho xương đốt ngón gần. 1,3, 1,5mm cho xương đốt ngón giữa. Cẩn bắt được từ 2 – 3 vít vào phần trên và dưới ổ gãy thì mới đảm bảo ổ gãy vững.
- Kỹ thuật kết hợp xương nẹp vít mặt sau:
- Nắn chỉnh ổ gãy theo giải phẫu.
- Uốn cong nẹp phù hợp với hình dạng của xương để tránh bị mở ổ gãy.
- Cố định nẹp vào giữa mặt mu đẩu gần ổ gãy bằng 2 vít ở vị trí trung gian.
- Nắn chỉnh lại ổ gãy một cách cẩn thận. Đảm bảo ổ gãy về đúng giải phẫu
- Bắt một vít ổ đầu xa ổ gãy lệch tâm để nén ép ổ gãy.
- Với ổ gãy chéo vát, có thể bắt 1 vít nén ép qua diện gãy {kỹ thuật lag screw)
- Bắt các vít khác ở vị trí trung gian.
- Vít mini thường chỉ định cho các loại hình gãy chéo, xoắn ở thân xương, gãy mảnh lớn ở chỏm hoặc ở nền xương với kỹ thuật vít nén ép (lag screw)
- Áp dụng khi chiều dài diện gãy lớn hơn 2 lần đường kính thân xương tại điểm giữa ổ gãy với gãy thân xương, và với gây mảnh lớn ở đấu xương, đảm bảo chiều rộng mảnh xương lớn hơn ít nhất 3 lần đường kính mũ vít. Thường cẩn ít nhất 2 vít với gãy thân xương và 1 vít với gãy đầu xương.
- Thường dùng vít đường kính 2,0 – 2,4mm cho xương đốt bàn và vít đường kính 1,1 – 1,5mm cho xương đốt ngón.
- Hạn chế làm tổn thương phần mềm và màng xương khi bộc lộ ổ gãy
- Sau khi nắn chỉnh đạt giải phẫu, sử dụng kẹp săng để giữ vững ồ gãy hoặc có thể cố định tạm thời bằng đinh Kirschner.
- Hướng vít nên được đặt vuông góc với diện gãy để tạo hiệu quả nén ép tốt nhất. Sau khi khoan tạo lỗ vít, nếu có vít nén thì không cần roa vỏ xương gần, nếu dùng vít xương cứng thì phải roa vỏ xương gần để tạo tác dụng nén ép.
- Vị trí đặt các vít phải cách nhau và cách rìa ổ gãy một khoảng lớn hơn đường kính mũ vít và phải đặt các vít chếch nhau để tránh làm vỡ mảnh gãy.
Minh họa kỹ thuật kết hợp xương bằng nhiều vít nén ép
- Chỉ thép: có thể sử dụng đơn độc hoặc kết hợp đinh Kirschner trong phương pháp kết hợp xương néo ép.
- Nếu dùng đơn độc, sử dụng kỹ thuật khâu xuyên xương. Có thể dùng để cố định các mảnh đẩu xương, hoặc cũng có thể dùng trong gãy thân xương. Thường dùng đinh Kirschner 1-1,2 mm để khoan tạo lỗ sau đó luồn chỉ thép số 0. Đảm bảo chỉ đi song song hoặc vuông góc diện gãy (để sau khi cố định và siết chặt có dạng hình chữ nhật có 1 cạnh song song 1 cạnh vuông góc với diện gãy).
- Nếu dùng với đinh Kirschner, ta sử dụng kỹ thuật néo ép. Áp dụng cho các gãy không vững xương đốt bàn và đốt ngón tay cần mổ mở và cố định bên trong, không thể sử dụng nẹp vít, gãy thân xương 3-4 mảnh. Trong kỹ thuật này, các mảnh gãy được nắn chỉnh và cố định bằng đinh Kirschner 1-1,2 mm, hướng đinh nên vuông góc với diện gãy. Đầu đinh được cắt ngắn, chỉ để lại 1 – 2 mm, và cố gắng tránh hệ thống gân. Sau đó luồn chỉ thép qua các đầu đinh để tạo thành hình số 8 và siết chặt chỉ thép. Nếu ổ gãy nhiều mảnh có thể sử dụng nhiều đinh Kirschner, nếu có khuyết xương thì cần ghép xương xốp trước khi siết chỉ thép.
- Đinh Kirschner: dễ áp dụng và sẵn có nhất trong điều trị các gãy xương của bàn tay. Có thể sử dụng để xuyên đinh hoặc sử dụng như một đinh nội tủy. Hiệu quả điều trị tốt. Các cách sử dụng giống như phương pháp CRPP.
Minh họa các phương tiện cố định trong
A, B: Nẹp vít mini, C: Vít mini, D: Đinh nội tủy, E: Đinh Kirschner, F, G: Néo ép chỉ thép xuyên xương, H, I: Néo ép bằng chỉ thép và đinh Kirschner