MỚI

Điều trị gãy xương bàn ngón tay 2, 5

Ngày xuất bản: 14/04/2023

Gãy thân xương bàn gồm các loại gãy ngang, chéo, xoắn và gãy nhiều mảnh. Các loại gãy này thường gấp góc mở ra mặt gan, đỉnh về phía mu tay do xương cong mở về phía gan và do lực kéo của các cơ giun và gian cốt.

Nhóm tác giả: 

PGS. TS. Trần Trung Dũng, ThS. BSNT. Vũ Tú Nam, BS. Hoàng Văn Ban

1. Gãy xương bàn ngón tay 2, 5

Gãy xương bàn ngón tay 2, 5 gồm gãy ngoài khớp (gãy thân và gãy cổ xương bàn), gãy nội khớp gồm gãy chỏm và gãy nền xương bàn.

1.1. Gãy thân xương bàn

Gãy thân xương bàn gồm các loại gãy ngang, chéo, xoắn gãy nhiều mảnh. Các loại gãy này thường gấp góc mở ra mặt gan, đỉnh về phía mu tay do xương cong mở về phía gan và do lực kéo của các cơ giun và gian cốt.

  • Gãy vững, không di lệch hoặc ít di lệch sau thể nắn chỉnh và cố định bột 3-4 tuần với khớp bàn – ngón gấp 60 – 70° theo nguyên lý 3 điểm tì: một điểm ở đỉnh chỗ gập góc mặt mu, 2 điểm còn lại ở mặt gan trên và dưới ồ gãy. Gãy thân xương bàn III hoặc 4 thường là gãy vững nhờ có các dây chằng liên xương bàn.
  • Chỉ định phẫu thuật được đặt ra khi có dấu hiệu di lệch xoay, gập góc trên 10° với xương bàn 2, III và trên 20° với xương bàn 4, 5 và ngắn xương > 3mm (với các gãy chéo, xoắn). Vị chỉ cần ngắn 2mm đã có thể gây thiếu duỗi 7°, còn ngắn > 3mm sẽ ảnh hưởng đến chức năng bàn tay.
  • Nhìn chung, di lệch xoay ít được chấp nhận, xoay 5° đã dần đến di lệch ngang 1cm đẩu ngón khi nắm tay, xoay 10° dẫn đến di lệch đầu ngón 2cm khi nắm tay.
  • Với gãy 1 xương đốt bàn, thường áp dụng các phương pháp mổ kín. Nểu sử dụng phương pháp CRPP thì dùng các đinh Kirschner 1,6 – 1,8mm xuyên ngang cố định sang xương bàn bên cạnh hoặc xuyên đình chéo qua diện gãy. Nếu sử dụng phương pháp CRIF thì có thể sử dụng một hoặc nhiều đinh nội tủy đường kính 0,8 – 1,6 mm (đinh nhỏ thì cần dùng nhiều đinh, thường 2-3 đinh là đủ, đinh to 1.6mm thì chỉ cần đúng 1 đinh). Với gãy chéo xoắn thân xương, nếu xuyên đinh mà vẫn còn xoay, không đủ vững hoặc ngắn > 5mm thì nên mổ mở, kết hợp xương bên trong OR1F.
  • Trong trường hợp gãy nhiều xương đốt bàn, thường có tổn thương phần mềm liên quan thì nên chỉ định ORIF.

1.2. Gãy cổ xương bàn

  • Là gãy ngoài khớp, thường là kết quả của chấn thương trực tiếp khi nắm tay đấm vào vật cứng. Đa phần loại gãy này có thể nắn chỉnh kín, tuy nhiên thường khó duy trì kết quả nắn chỉnh bằng bột.
  • Gãy cổ xương bàn ngón 5 là hay gặp nhất sau đó đến ngón 4, loại này còn được biết đến là boxer’s fracture (gãy của các tay đấm boxing). Tuy nhiên cái tên này dễ gây hiểu nhầm, vì các tay đấm chuyên nghiệp thường hay bị gãy ở cổ xương bàn ngón 2 và 3. Một số tác giả sử dụng thuật ngữ “boxer’s fracture” để chỉ chung cho gãy cổ xương bàn 2-5.
  • Gãy loại này thường gây gập góc về phía gan tay, đỉnh góc ở phía mu, Chỏm xương đốt bàn di lệch ra mặt gan gây mất cân bằng các gân ngoại lai dẫn đến biến dạng bàn tay vuốt. Di lệch nhiều, chỏm xương đốt bàn chồi phía mặt gan sẽ ảnh hưởng đến động tác nắm chặt các dụng cụ như búa hay tuốc lơ vít.
  • Cần chụp phim bàn tay nghiêng chuẩn để đánh giá mức độ gập góc.
  • Nắn chỉnh bằng thủ thuật Jahss: Khớp bàn – ngón và khớp liên đốt cần gấp 90०, người nắn dùng ngón cái và ngón trỏ để nắn chỉnh. Một ngón đặt vào đốt giữa đẩy lên, ngón cái còn lại đặt vào đỉnh ổ gãy phía mu ấn xuống, kiểm soát di lệch xoay bằng đốt gần. Nếu ổ gãy vững thì sử dụng nẹp/bột giữ khớp bàn – ngón ở tư thế khớp 70 – 90०, khớp liên đốt gần gần duỗi thẳng

Thủ thuật Jahss cho nắn chỉnh cho gãy cổ xương đốt bàn

Thủ thuật Jahss cho nắn chỉnh cho gãy cổ xương đốt bàn

Minh họa các cách sử dụng đinh Kirschner trong cố định gãy cổ xương đốt bàn

Minh họa các cách sử dụng đinh Kirschner trong cố định gãy cổ xương đốt bàn: A – Xuyên đinh sang đốt bàn bên cạnh, B – Xuyên đinh ngược dòng, C – Xuyên đinh xuôi dòng, D – Chùm đinh nội tủy

Gãy cổ xương bàn

A: Gãy cổ xương bàn 5 ở bệnh nhân nữ 40 tuổi, B: Kết hợp xương néo ép ở cùng bệnh nhân, C: Kết hợp xương gãy cổ xương bàn 5 bằng nẹp khóa ở bệnh nhân khác

  • Mức độ biến dạng có thể chấp nhận được trong gãy chỏm xương bàn:
    • Gập góc nhỏ hơn 10° với xương bàn 2,3.
    • Gập góc nhỏ hơn 30° với xương bàn 4.
    • Gập góc nhỏ hơn 40° với xương bàn 5.
  • Trường hợp gâỵ không vững cần kết hợp xương bằng đinh Kirschner (nội tủy hoặc găm chéo sang xương kế cận), néo ép đinh Kirschner với chỉ thép hoặc nẹp vít mini. Các gãy xương quanh khớp là một trong số ít chỉ định cho các loại nẹp khóa bàn tay,

1.3. Gãy chỏm xương bàn

Các loại gãy bao gồm:

  • Gãy bong điểm bám dây chằng bên khớp bàn – ngón 1.
  • Gãy chéo vát hoặc dọc, hoặc ngang chỏm.
  • Gãy vụn chỏm.
  • Gãy xương kèm mất xương.

Yêu cầu của việc nắn chỉnh (nếu có thể) là phục hồi lại diện khớp để tránh tình trạng đau, mất vận động khớp sau chấn thương.

  • Điều trị bảo tổn bằng cách cố định khớp bàn – ngón ở tư thế duỗi >70° để giảm nguy cơ cứng khớp.
  • Trong trường hợp gãy di lệch nhiều cẩn phẫu thuật nắn chỉnh và cổ định ổ gãy bằng đinh Kirschner hoặc vít nén không mũ,
  • Cần vận động sớm để tránh cứng khớp.

1.4. Gãy nền xương bàn

  • Gãy nền xương bàn từ xương bàn 2 đến 4 thường liên quan tới tổn thương trật gãy khớp tụ cốt – bàn tay. Ngoài chụp x~quang thẳng, điều quan trọng là phải chụp được tư thế nghiêng đúng và tư thế chếch, bàn tay sấp 30°. Gãy di lệch cẩn mổ CRPP, CR1F hoặc ORIF.
  • Gãy Bennett ngược là gãy trật nền xương bàn 5. Đẩu trung tâm của ổ gãy thường bị di lệch do sự co kéo của cơ duỗi cổ tay trụ. Loại gãy này thường cần được mổ để kết hợp xương.

Tài liệu tham khảo

  1. Kenneth A. E., Kenneth J, K., Joseph D. z. et al (2015), Handbook of Fractures, 5th, Wolters Kluwer, Philadenphia.
  2. Mark D. M. et al (2015), Orthopaedic Surgical Approaches, 2rd, Elsevier, Toronto.
  3. George Bentley et al (2014), Part V: Hand and Wrist, European Surgical Orthopaedics and Traumatology, Springer, London, Vol 3,1847 – 1885.
  4. Terry s. c., James H. B. et a! (2013), Part XVIII – The Hand, Campbell’s Operative Orthopaedics, 12th, Elsevier, Philadenphta, 3306 – 3361.
  5. James Chang et al (2013), Chapter 5: Principles of internal fxation as applied to the hand and wrist, Volume 6: Hand and Upper Extremity, Plastic Surgery, 3rd, Elsevier, New York, 106 – 115.
  6. David I. (2008), Orthopaedic Traumatology – A Resident Guide, 2nd, Springer, Hong Kong, 338-352.
  7. Peter M. w., Donald s. B. (2012), Pediatric Hand and Upper Limb Surgery: A Practical Guide, Wolters Kluwer, Hong Kong, 439 – 451.
  8. Alexander R. V., Christopher M. B. et al (2008), Atlas of Minimally Invasive Hand and Wrist Surgery, Informa Healcare, New York, 37 -88.
  9. Peter V. G., Hans-Christoph p. et al (2006), Practical Procedures in Orthopaedic Trauma Surgery, Cambridge University Press, New York, 98 -113.
  10. Frank H. Netter (2007), Atlas giải phẫu người (Nguyễn Quang Quyền dịch), NXB Y học.
  11. Bruce D. B. et al (2003), Chapter 38: Fractures and Dislocations of the Hand, Skeletal Trauma: Basic science, Management, and Reconstruction, 3rd, Elsevier, Philadenphia, 1153 – 1259.
  12. Haughton D.N.etal (2012), Principles of Hand Fracture Management, The Open Orthopaedics Journal, 6, (Suppl 1: M5) 43 – 53.
  13. Anne s. B., Holly J. B., Chad A. (2009), Splint and Cast: Indications Methods, Am Fam Physician, 80 (5): 491-499
facebook
3

Bình luận0

Đăng ký
Thông báo về
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận

Bài viết cùng chuyên gia

tra-cuu-thuoc

THÔNG TIN THUỐC

TRA CỨU NGAY