MỚI

Dịch tễ học phân tử của Cryptosporidium spp ở khu vực nông nghiệp phía Bắc Việt Nam: Nghiên cứu cộng đồng đã được đăng tải trên tạp chí Parasitology International 2021 Aug; 83.

Ngày xuất bản: 25/05/2022

Nhóm tác giả: HanakoIwashita1,2, TaichiroTakemura2, AsakoTokizawa2,3, TetsuhiroSugamoto4,5, Vu DinhThiem6, Tuan HaiNguyen6,7, Tho DucPham7,8, Anh Hong 2,9, Hang2,10 , Na LyTranbk2,11, TetsuYamashirol 12.

Ngày xuất bản: 02/4/2021.

Đơn vị công tác: 

  1. Khoa Quan hệ quốc tế và Y học nhiệt đới, Đại học Y tế Phụ nữ Tokyo, 8-1 Kawada-cho, Shinjuku-ku, Tokyo 162-8666, Nhật Bản. 
  2. Trạm Nghiên cứu Việt Nam, Trung tâm Nghiên cứu bệnh truyền nhiễm ở châu Á và châu Phi, Viện Y học nhiệt đới, Đại học Nagasaki, 1-12-4 Sakamoto, Nagasaki-shi, Nagasaki 852-8523, Nhật Bản.
  3. Trung tâm Nghiên cứu Phát triển tinh thần trẻ em, Đại học Y khoa Hamamatsu, 1-20-1 Handayama, Higashi-ku, thành phố Hamamatsu, Shizuoka 431-3192, Nhật Bản.
  4. Chương trình quốc tế, Hiệp hội chống lao Nhật Bản, 3-1-24 Matsuyama, Kiyose-shi, Tokyo 204-8533, Nhật Bản.
  5. Trường Cao học Phát triển sức khỏe toàn cầu, Đại học Nagasaki, 1-12-4 Sakamoto, Nagasaki-shi, Nagasaki 852-8523, Nhật Bản.
  6. Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, số 1 đường Yersin, phường Hai Bà Trưng, Hà Nội 10000, Việt Nam.
  7. Chương trình hàng đầu, Trường đào tạo sau đại học Khoa học Y sinh, Đại học Nagasaki,  1-12-4 Sakamoto thành phố Nagasaki,  Nagasaki 852-8523, Nhật Bản.
  8. Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City, 458 Minh Khai, Vĩnh Tuy, Hai Bà Trưng, Hà Nội, Việt Nam.
  9. Khoa Hóa học Y sinh, Đào tạo Y khoa sau đại học, Trường Đại học Tokyo, 7-3-1 Hongo, Bunkyo-ku, Tokyo 113-8654, Nhật Bản.
  10. Công ty TNHH Phát triển khoa học Vitech, số 13 lô 1G, Khu đô thị Trung Yên Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội.
  11. Phòng Khoa học và công nghệ Y sinh, Đại học Khoa học và công nghệ Hàn Quốc (UST), Daejeon 34113, Hàn Quốc.
  12. Khoa Vi sinh, Trường đào tạo Y khoa sau đại học, Đại học Ryukyus,  207 Uehara, Nishiharacho, Okinawa 903-0215, Nhật Bản.

Tổng quan

Mục tiêu của nghiên cứu này là để điều tra sự xuất hiện nhiễm trùng do Cryptosporidium và khả năng lây truyền Cryptosporidium spp. giữa động vật và con người ở miền Bắc Việt Nam. 2715 mẫu bệnh phẩm (2120 mẫu của người bị tiêu chảy, 471 mẫu của người không bị tiêu chảy, và 124 mẫu phân động vật) được thu thập qua nghiên cứu cộng đồng của chúng tôi ở khu vực nông nghiệp. Tất cả các mẫu đều được kiểm tra Cryptosporidium spp. bằng xét nghiệm kháng thể huỳnh quang trực tiếp (direct immunofluorescence assay – DFA) sử dụng kính hiển vi huỳnh quang. Tách chiết ADN, khuếch đại ba gen (COWP, SSU-rRNA, và GP60) bằng PCR, và phân tích trình tự được thực hiện để xác định Cryptosporidium spp. Trong 2715 mẫu có 15 mẫu (10 mẫu của người tiêu chảy, 2 mẫu của người không tiêu chảy và 3 mẫu phân động vật) cho kết quả xét nghiệm PCR dương tính với gen COWP. Ba loài Cryptosporidium spp. được xác định là C.Canis (từ sáu mẫu bệnh phẩm của người tiêu chảy, hai mẫu từ người không tiêu chảy, và một mẫu của chó), C.hominis (từ bốn mẫu của người tiêu chảy), và C.suis (từ hai mẫu của lợn) bởi trình tự của gen COWP và/hoặc SSU-rRNA đã được khuếch đại. Xét về C.hominis, phân nhóm GP60 leA12G3T3 được phát hiện ở cả bốn mẫu từ người bệnh tiêu chảy. Dù số lượng mẫu bệnh phẩm dương tính còn rất ít, dữ liệu dịch tễ học cho thấy rằng những dấu hiệu mới của từng loài (C. canis, C. hominis, và C. suis) khác nhau ở địa điểm nghiên cứu này. Trong khi C. hominis và C. suis  chỉ được phát hiện lần lượt ở mẫu của người và lợn, thì C.canis được phát hiện cả ở chó và người. Chúng tôi nghi ngờ rằng nhiễm C.canis ở người tại địa điểm nghiên cứu này có thể do môi trường ô nhiễm bởi phân người và động vật.

Từ khóa: Cryptosporidium canis; Cryptosporidium hominis; Cryptosporidium suis; phía Bắc Việt Nam, lây truyền từ người sang động vật, lây truyền từ động vật.

Được trích dẫn: 1 bài báo

Các yếu tố nguy cơ liên quan đến các đợt tiêu chảy tại một cộng đồng nông nghiệp ở tỉnh Nam Định, Việt Nam: Một nghiên cứu đoàn hệ tương lai.

Iwashita H, Tokizawa A, Thiem VD, Takemura T, Nguyen TH, Doan HT, Pham AHQ, Tran NL, Yamashiro T.

Int J Environ Res Public Health. 2022 Feb 21;19(4):2456. doi: 10.3390/ijerph19042456.

PMID: 35206644

Để đọc chi tiết bài nghiên cứu, vui lòng truy cập tại đây

facebook
3

Bài viết liên quan

Bình luận0

Đăng ký
Thông báo về
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận

Bài viết cùng chuyên gia