MỚI

Đau mắt: Nguyên nhân, triệu chứng, biện pháp giảm đau; cách xử lý 

Ngày xuất bản: 17/06/2023

Đau mắt là tình trạng khi vùng mắt có cảm giác nhức, khó chịu, đau nhói ở một hoặc cả hai mắt. Thường thì đau xảy ra ở nhiều vị trí gần mắt, trong mắt hoặc sau mắt. Đây được xem là triệu chứng của một số bệnh và cần phải được kiểm tra và điều trị sớm. Một số người có thể đau nhức mắt khi tiếp xúc với ánh sáng mạnh hoặc nhìn màn hình máy tính trong thời gian dài.

1. Nguyên nhân, triệu chứng và một số biện pháp giảm đau mắt

1.1. Nguyên nhân gây ra tình trạng đau mắt:

Dưới đây là các nguyên nhân phổ biến gây đau mắt, tùy vào vị trí khó chịu:

– Đau trên hoặc trong mắt: Cảm giác đau hoặc có gì đó trong mắt thường do kích ứng hoặc viêm bề mặt trước của mắt, đặc biệt là viêm giác mạc

– Dị vật trên giác mạc: Dị vật trên giác mạc là nguyên nhân phổ biến gây cảm giác khó chịu trong mắt. Ví dụ như mảnh kim loại nhỏ,.. Khi có dị vật trên giác mạc, bệnh nhân nên thăm khám gấp với chuyên gia chăm sóc mắt để loại bỏ và phòng ngừa nhiễm trùng mắt nghiêm trọng.

– Trầy xước giác mạc: Trầy xước giác mạc là nguyên nhân gây khó chịu cho mắt. Nhiều vết trầy xước trên bề mặt giác mạc tự lành. Nhưng cũng có một vài trường hợp giác mạc bị trầy xước nghiêm trọng. Nếu bệnh nhân có triệu chứng này, nên thăm khám với chuyên gia chăm sóc mắt để xác định và điều trị.

Khô mắt: Khô mắt là nguyên nhân rất thường gặp khác gây khó chịu cho mắt.  Chuyên gia chăm sóc mắt có thể làm các kiểm tra để xác định độ nặng của tình trạng khô mắt và khuyến nghị liệu pháp hiệu quả nhất.

– Các nguyên nhân khác (ít phổ biến hơn) gây đau trên hoặc trong mắt bao gồm viêm kết mạc, nhiễm trùng mắt, viêm mống mắt và khó chịu do kính áp tròng. Viêm nội nhãn là nguyên nhân nghiêm trọng gây đau trong mắt và cần điều trị kịp thời.

– Đau sau mắt: Các nguyên nhân phổ biến gây đau sau mắt là chứng đau nửa đầu và nhiều cầu huyết áp cao. Nếu đau mắt kèm theo các triệu chứng như đau nửa đầu, buồn nôn, mất cảm giác hoặc khó nói, bệnh nhân nên thăm khám ngay với bác sĩ để điều trị ngay.

1.2. Triệu chứng của đau mắt: 

Mỗi triệu chứng đi kèm với đau mắt có thể báo hiệu cho các tình trạng bệnh mắt khác nhau.

– Nếu đau mắt kèm theo cảm giác khô, cộm, chảy nhiều nước mắt sống thì có thể do hội chứng khô mắt gây ra.

– Nếu mắt đau, đỏ, ngứa, thì có thể do dị ứng hoặc nhiễm trùng mắt. Viêm kết mạc do nhiễm trùng mắt là nguyên nhân phổ biến gây đau mắt và đỏ mắt. Kích ứng với kính áp tròng cũng có thể làm mắt bị cộm, đỏ, ngứa.

– Nếu bị đau mắt dữ dội, có thể là biểu hiện của chấn thương mắt hoặc đau nửa đầu. Đó có thể là báo hiệu của u não, chứng phình động mạch

– Nếu đau nhói mắt kèm theo nhìn mờ, nhạy cảm ánh sáng, buồn nôn, nôn, có thể là triệu chứng của bệnh tăng nhãn áp góc đóng cấp tính cần được đưa đến bệnh viện gần nhất để thăm khám.

– Nếu đau mắt, nhức mắt liên quan đến cảm giác có dị vật trong mắt, không nên dụi mắt, chà xát để tránh trầy xước giác mạc. Hãy rửa mắt bằng nước sạch.

– Nếu đau mắt kèm theo các triệu chứng nguy hiểm như nôn, nhạy cảm ánh sáng, mờ mắt, nhãn cầu lồi hoặc không thể di chuyển mắt, cần đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị ngay.

Ảnh: Đau mắt gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Nguồn: Vinmec.com

1.3. Các biện pháp giúp giảm đau mắt: 

– Phương pháp ngâm chân với nước nóng là một biện pháp y học cổ truyền được sử dụng rộng rãi để giảm stress và căng thẳng đầu óc. Việc ngâm chân trong nước nóng giúp máu lưu thông dễ dàng và đồng đều hơn, giảm tình trạng đau đầu và nhức mắt. 

– Bấm huyệt massage là một phương pháp khác được sử dụng để giảm đau đầu và nhức mắt hiệu quả tại nhà. Bấm huyệt giúp cơ thể cân bằng, giải tỏa căng thẳng, làm giảm đau đầu và đau hốc mắt. Cách thực hiện phương pháp này là xoa bóp thái dương nhẹ nhàng, sau đó xoa đến trán và tai, nhấn nhẹ vào huyệt ở tai và di chuyển đến cổ và tai. Ban đầu có thể thấy phức tạp, nhưng với sự chăm chỉ thực hiện mỗi ngày, bệnh nhân sẽ thấy phương pháp này rất đơn giản và hiệu quả.

– Chườm đá lạnh là một biện pháp khác giúp giảm đau đầu và nhức mắt hiệu quả tại nhà. Đá lạnh giúp mạch máu co thắt, giảm lưu lượng máu, và làm giảm các cơn đau đầu và nhức mắt. Cách thực hiện phương pháp này là sử dụng vài viên đá lạnh bọc trong một tấm vải, sau đó chườm lên vùng thái dương từ 10-15 phút mỗi ngày.

– Xông lá cũng là một phương pháp dân gian hiệu quả giúp giảm đau đầu và nhức mắt. Xông lá giúp đường máu lưu thông và giảm các cơn đau đầu và nhức mắt thường xuyên. Hạn chế sử dụng các thiết bị điện tử cũng là một cách để giảm đau đầu và nhức mắt. Sử dụng gừng cũng là một phương pháp hỗ trợ giảm đau đầu và nhức mắt hiệu quả và an toàn.

– Hạn chế sử dụng các thiết bị điện tử để tránh tình trạng đau đầu nhức mắt do ánh sáng xanh phát ra từ thiết bị.

– Sử dụng gừng để giảm đau đầu nhức mắt, bằng cách thái vài lát gừng tươi, cho vào một cốc nước nóng với mật ong. Gừng có khả năng giảm đau rất tốt.

– Ngủ đủ giấc giúp đem lại nguồn năng lượng và sức khoẻ dồi dào. Đảm bảo ngủ đủ giấc để tránh tình trạng đau đầu nhức mắt do thiếu ngủ. 

– Tập Yoga để giải phóng cơ thể ra khỏi những áp lực đến từ cuộc sống và cải thiện tình trạng đau đầu nhức mắt.

– Kết hợp ngải cứu với muối để giảm đau đầu nhức mắt, bằng cách giã nát lá ngải cứu, vắt lấy nước thêm muối và mật ong vào trộn đều.

– Uống đủ nước và các chất dinh dưỡng để tránh tình trạng đau đầu nhức mắt do thiếu nước.

– Với những biện pháp trên, bệnh nhân có thể giảm đau đầu nhức mắt một cách hiệu quả và đảm bảo sức khỏe của mình. Tuy nhiên, nếu tình trạng đau đầu nhức mắt kéo dài hoặc trở nên nghiêm trọng, bệnh nhân nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

2. Cách xử lý khi bị đau mắt:

Khi bị đau mắt nên làm gì?
Khi bị đau mắt nên làm gì?

– Để giảm triệu chứng đau đầu nhức mắt, nếu nguyên nhân là do ô nhiễm không khí, dị ứng, tác nhân vật lý hay hóa học, bệnh nhân nên hạn chế tiếp xúc với chúng bằng cách đeo kính sẫm màu khi ra nắng, tránh nơi ô nhiễm, bụi bặm, khói, hay không nên bơi trong hồ có nhiều Clor. Sau đó, bệnh nhân có thể sử dụng thuốc nhỏ mắt chứa chất làm giảm các triệu chứng ngứa, đỏ mắt. Tránh dùng tay dụi mắt vì điều đó có thể làm mắt đau nặng hơn.

– Nếu mắt bị nhiễm trùng do siêu vi, bệnh nhân có thể sử dụng các loại thuốc kháng khuẩn và đắp gạc nóng để giảm triệu chứng. Nếu không khỏi, mắt có ghèn nhiều, đau nhức hay nhìn mờ thì bệnh nhân cần đi khám bác sĩ chuyên khoa ngay.

– Nếu mắt bị nhiễm trùng do vi khuẩn, bệnh nhân cần đi khám bác sĩ chuyên khoa để được điều trị kịp thời.

– Để bảo vệ mắt khỏi các bệnh lý, bệnh nhân cần chăm sóc mắt kỹ hơn. Ngoài việc đi khám mắt định kỳ để sớm phát hiện bệnh và điều trị, bệnh nhân cần sử dụng thuốc nhỏ mắt để bảo vệ và nuôi dưỡng mắt. Sống trong môi trường ngày càng ô nhiễm, việc chăm sóc mắt đúng cách sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ mắt bị viêm nhiễm, tổn thương củng mạc, viêm kết mạc hay loét giác mạc.

Nguồn tham khảo: 

– Health Line: What you need to know about eye pain.

– Eye Health : 7 things to try if you’re experiencing eye pain.

facebook
17049

Bài viết liên quan

Thuốc liên quan

Bình luận0

Đăng ký
Thông báo về
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận

Bài viết cùng chuyên gia