Đánh giá l-fabp hiệu như một dấu hiệu sớm cho bệnh thận đái tháo đường ở bệnh nhân đái tháo đường type 2.
Nhóm tác giả: Thuy Ngan Duong Thi, Binh Nguyen Gia, Huong Lan Le Thi, Thu Nguyen Cuc Thi, Huong Phung Thanh
Ngày xuất bản: 23/01/2020, chương 39, mục 02, trang 224-230 trên Journal of medical biochemistry.
Đơn vị công tác:
- Đại học Y Thái Nguyên, Thái Nguyên, Việt Nam.
- Bệnh viện Vinmec, Hà Nội, Việt Nam.
- Bệnh viện A, Thái Nguyên, Việt Nam.
- Đại học Dược Hà Nội, Hà Nội, Việt Nam.
Tổng quan:
Bối cảnh: Albumin trong nước tiểu là một chỉ điểm sinh học tiêu chuẩn để chẩn đoán bệnh thận do đái tháo đường (DN). Tuy nhiên, vài bệnh nhân có albumin niệu vi thể kéo dài dù cho bệnh thận mạn vẫn tiến triển nên dấy lên câu hỏi về việc tìm một chỉ điểm sinh học tốt hơn. Nghiên cứu này hướng tới theo dõi mối liên quan giữa nồng độ protein gắn acid béo của gan (Liver-type fatty acid-binding protein – L-FABP) trong nước tiểu với chức năng thận và so sánh với vai trò của tỷ lệ albumin/creatinine niệu (ACR) với L-FABP niệu trong chẩn đoán sớm DN ở bệnh nhân mắc đái tháo đường type 2.
Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang được tiến hành trên 106 bệnh nhân đái tháo đường type 2 và 30 người không mắc đái tháo đường. L-FABP được đo bằng kỹ thuật miễn dịch đo độ đục tăng cường Latex.
Kết quả: Có một mối liên quan chặt chẽ và tỷ lệ nghịch giữa nồng độ L-FABP niệu và mức lọc cầu thận eGFR (r=-0.606, P<0.001). Nồng độ L-FABP niệu cao hơn có ý nghĩa (P<0.001) ở nhóm bệnh nhân đái tháo đường nhưng albumin niệu bình thường so với nhóm chứng không mắc đái tháo đường. Phân tích đường cong ROC (ROC-curve) ở những bệnh nhân đái tháo đường và những bệnh nhân đái tháo đường có albumin niệu bình thường thấy AUCL-FABP cao hơn đáng kể (p<0.001) so với AUCACR. Giá trị cắt tối ưu (Cutoff value) là 5 mg L-FABP/g Cr (với độ nhạy là 98.1% và độ đặc hiệu là 90%) và 4.3 mg L-FABP/g Cr (với độ nhạy là 100% và độ đặc hiệu là 86.67%) lần lượt được thiết lập để xác định DN ở bệnh nhân đái tháo đường và những bệnh nhân đái tháo đường có nồng độ albumin niệu bình thường.
Bàn luận: Sự thay đổi về nồng độ L-FABP niệu xảy ra sớm hơn so với albumin niệu trong quá trình suy giảm chức năng thận. L-FABP niệu có thể được sử dụng như một chất chỉ điểm tốt hơn so với ACR trong việc chẩn đoán sớm DN ở bệnh nhân đái tháo đường type 2.
Từ khóa: Albumin trong nước tiểu, Bệnh thận do đái tháo đường, Đái tháo đường type 2, L-FABP trong nước tiểu.
- PMID: 33033456
- PMCID: PMC7526021
- DOI: 10.2478/jomb-2019-0037
Được trích dẫn:
Vai trò tích hợp của Albumin: Các khía cạnh phát triển, sinh hóa và sinh bệnh học.
Belinskaia DA, et al. J Evol Biochem Physiol. 2021. PMID: 34955553
Để đọc chi tiết bài nghiên cứu, vui lòng truy cập tại đây