Đánh giá có hệ thống và phân tích tổng hợp thẩm định hiệu quả lâm sàng của Bismuth Subsalicylate để ngăn ngừa và điều trị bệnh tiêu chảy nhiễm trùng
Đánh giá có hệ thống và phân tích tổng hợp thẩm định hiệu quả lâm sàng của Bismuth Subsalicylate để ngăn ngừa và điều trị bệnh tiêu chảy nhiễm trùng.
Đã được đăng tải trên tạp chí: Digestive diseases and sciences, tập 66
Ngày đăng tải: ngày 08 tháng 08 năm 2020
Nhóm tác giả: Jose M Brum 1, Roger D Gibb 1, David L Ramsey 1, Guhan Balan 1, Bruce R Yacyshyn 2
Đơn vị công tác
- Viện Khoa học lâm sàng toàn cầu Procter và Gamble, Khoa học chăm sóc sức khỏe và định lượng, 8700 Mason Montgomery Road, Mason, OH, 45040, Hoa Kỳ.
- Bộ môn Tiêu hóa, Gan mật và Dinh dưỡng, Trường Đại học Y Louisville, Louisville, KY, 40292, Hoa Kỳ. Bruce.Yacyshyn@Louisville.edu.
Tóm tắt
1. Hoàn cảnh
Nội dung bài viết
Có rất nhiều các bài nghiên cứu đánh giá dược lý, tính an toàn và/ hoặc hiệu quả của bismuth subsalicylate trong việc giảm các triệu chứng tiêu hóa thông thường, tiêu chảy và nôn mửa do viêm dạ dày ruột cấp tính. Ngoài ra, thuốc ngắn hạn (48 giờ) với bismuth subsalicylate được biết là có hiệu quả chống lại bệnh viêm dạ dày ruột truyền nhiễm như tiêu chảy du lịch.
2. Mục tiêu
Các nghiên cứu trước đây đã ghi nhận tác dụng kìm khuẩn/ diệt khuẩn của bismuth subsalicylate chống lại nhiều loại vi khuẩn gây bệnh đường tiêu hóa. Tuy nhiên, các phân tích tổng hợp về hiệu quả lâm sàng của bismuth subsalicylate đối với đồng thời việc phòng ngừa và điều trị tiêu chảy du lịch vẫn chưa được công bố.
3. Phương pháp
Tổng cộng có 14 nghiên cứu lâm sàng (từ những năm 1970 đến 2007) bao gồm dữ liệu cốt lõi được sử dụng trong việc đánh giá sự hiệu quả của bismuth subsalicylate chống lại bệnh tiêu chảy do nhiễm trùng (bao gồm cả tiêu chảy du lịch). Những nghiên cứu này giúp thực hiện các phân tích tổng hợp thống kê về việc phòng ngừa (3 nghiên cứu về tiêu chảy du lịch) và điều trị tiêu chảy do nhiễm trùng (11 nghiên cứu [trong đó có 5 tiêu chảy du lịch]).
4. Kết quả
Kết quả cho thấy những đối tượng được điều trị bằng bismuth subsalicylate trong 21 ngày có tỷ lệ ngăn ngừa tiêu chảy du lịch cao hơn 3,5 lần so với giả dược (95% CI 2,1,5,9; p <0,001). Ngoài ra, những đối tượng bị tiêu chảy nhiễm trùng được điều trị bằng bismuth subsalicylate có tỷ lệ giảm tiêu chảy cao hơn 3,7 lần (được ghi trên nhật ký là cải thiện triệu chứng chủ quan) so với những người dùng giả dược (95% CI 2,1, 6,3; p <0,001).
5. Kết luận
Đánh giá có hệ thống và phân tích tổng hợp này cho thấy rằng bismuth subsalicylate có thể có lợi cho những người có nguy cơ hoặc bị ảnh hưởng bởi thực phẩm và bệnh tiêu chảy qua đường nước như tiêu chảy du lịch (dạng nhiễm trùng), và có thể làm giảm nguy cơ sử dụng kháng sinh không phù hợp.
Từ khóa: Hợp chất bismuth; Tiêu chảy nhiễm trùng; Viêm dạ dày ruột truyền nhiễm; Bệnh tiêu chảy du lịch; Viêm dạ dày ruột do virus.
- PMID: 32772204
- PMCID: PMC8236042
- DOI: 10.1007/s10620-020-06509-7
Để đọc chi tiết nghiên cứu này, vui lòng truy cập tại đây
Tài liệu tham khảo
- Farthing MJ. Diarrhea: a significant worldwide problem. Int J Antimicrob Agents. 2000;14:65–69. – PubMed
- Scallan E, Griffin PM, Angulo FJ, et al. Foodborne illness acquired in the United States—unspecified agents. Emerg Infect Dis. 2011;17:16–22. – PMC – PubMed
- Patel MM, Hall AJ, Vinje J, Parashar UD. Noroviruses: a comprehensive review. J Clin Virol. 2009.44:1–8. – PubMed
- Yen C, Wikswo ME, Lopman BA, et al. Impact of an emergent norovirus variant in 2009 on norovirus outbreak activity in the United States. Clin Infect Dis. 2010;53:568–571. – PubMed
- CDC. National Center for Emerging and Zoonotic Infectious Diseases (NCEZID), Division of Foodborne, Waterborne, and Environmental Diseases (DFWED). Last updated July 15, 2016. https://www.cdc.gov/foodborneburden/2011-foodborne-estimates.html.