Đánh giá chức năng dây thần kinh X như thế nào?
Dây thần kinh X là một trong những dây thần kinh quan trọng nhất trong hệ thần kinh, có tác dụng điều khiển nhiều chức năng của cơ thể, bao gồm tim mạch, hệ tiêu hóa và hệ hô hấp. Việc đánh giá chức năng của dây thần kinh X là cực kỳ quan trọng để chẩn đoán và điều trị các vấn đề liên quan đến chức năng của các hệ thống này. Các phương pháp trên có thể được sử dụng độc lập hoặc kết hợp để đánh giá chức năng của dây thần kinh X và đưa ra phương án điều trị phù hợp.
Đánh giá chức năng dây thần kinh X như thế nào?
1. Giải phẫu và sinh lý
Nội dung bài viết
Thần kinh X (thần kinh phế vị) là thần kinh dài nhất và có vùng phân bố rộng nhất trong các thần kinh sọ, đa số các nhân thần kinh X đều chung với IX và cùng hoạt động phối hợp với nhau.
– Chức năng vận động
Nhân vận động nằm ở phần dưới nhân mơ hồ, các sợi đi trong hành tủy giống như IX và ra khỏi sọ theo lỗ rách sau (lỗ hầu).
Trung tâm vận động nằm ở vỏ não ở phía dưới vùng trước tâm và chi phối cả hai bên nhí chủ yếu là bên đối diện, thần kinh X và phần hành tủy của XI vận động tất cả các cơ vùng vòm khẩu, hầu họng trừ hai cơ căng màng khẩu (V) và trâm hầu (IX).
Các cơ chi phối bởi thần kinh X:
– Giao cảm
Nhân giao cảm hay là nhân tâm phế vị nằm phía sau nhân XII. Chức năng giao cảm của thần kinh X rất nhiều, nó là thần kinh đối giao cảm lớn nhất trong cơ thể.
Các chức năng chính: điều hòa nhịp tim (kích thích X làm chậm nhịp tim, tổn thương làm tăng nhịp tim), thần kinh X làm co thắt mạch vành, cơ thanh quản, phế quản, phế nang, tăng tiết phế nang.
Thần kinh X chi phối hệ tiêu hóa từ thực quản, dạ dày, ruột non, đại tràng lên, ngang và xuống. Kích thích X gây tăng tiết dịch vị, dịch tụy, co thắt cơ ống tiêu hóa, giãn cơ thắt của dạ dày, kích túi mật, lách, thận và thượng thận.
Hoạt động giao cảm của X chi phối bởi vùng hypothalamus.
– Cảm giác
Hạch cảm giác của thần kinh X là hạch hầu (jugular ganglion) và hạch nút (ganglion nodosum) tiếp nhận cảm giác từ ống tai ngoài nơi tiếp giáp với màng nhĩ(cùng với V và VII), cảm giác vùng màng não hố sau, xoang tĩnh mạch ngang, các cảm giác ngoài da này tận cùng tại nhân rễ xuống thần kinh V.
Thần kinh X còn phụ trách cảm giác nội tạng vùng yết hầu và tất cả các nội tạng mà thần kinh X chi phối về đối giao cảm, cảm giác nội tạng tận cùng tại nhân bó đơn độc.
– Phân nhánh:
- Thần kinh X ra khỏi hành tủy ở rãnh sau bên, ở giữa cuống tiểu não dưới vào nhân trám dưới gồm 8 tới 10 sợi tụ thành một thân ra khỏi sọ theo lỗ hầu chung với dây IX, XI, thần kinh X đi xuống chung bao với động mạch cảnh.
- Ở lỗ hầu cho các nhánh cho màng não, ở, hầu họng, các nhánh động mạch xuất phát dưới cổ có tiếp hợp với hệ giao cảm tim.
- Thần kinh quặt ngược thanh quản xuất phát ở ngực và đi lên thanh quản, phía bên phải đi phía trước động mạch dưới đòn, vòng quanh động mạch này và đi giữa khí quản và thực quản, phía sau động mạch cảnh chung và tuyến giáp, bên trái đi ở phía trái quai động mạch chủ, lên cạnh sát khí quản và sau đó đi giống như phải, cả hai nhánh đều đi dưới bó cơ thắt hầu dưới và chi phối các cơ vùng thanh quản.
2. Khám lâm sàng
Do sự phân bố quá rộng nên thần kinh X rất khó khám, nhất là chức năng giao cảm.
2.1. Khám vận động
Vòm khẩu: quan sát vòm khẩu và tiểu thiệt khi nghỉ ngơi, thở và phát âm.
Nếu tiểu thiệt lệch mà vòm khẩu vẫn tăng bình thường hai bên thì bình thường.
Phản xạ vòm khẩu: kích thích vòm khẩu, vòm khẩu sẽ co lên, phản xạ này cũng có khi phát âm, nuốt. Nếu phản xạ này mất thì sẽ có triệu chứng nuốt khó và sặc nhất là thức ăn lỏng. Tuy nhiên, nếu tổn thương một bên thì chỉ khó nói và khó nuốt nhẹ. Chi khi tổn thương cả hai bên thi triệu chứng nuốt khó và sặc mới rõ.
Khám vùng hầu họng tìm dấu vén màn Met: Khi bệnh nhân nôn thì thành sau họng bị kéo qua một bên, do cơ thắt hầu một bên bị liệt.
Tổn thương dây thanh âm: chỉ quan sát được bằng ống nội soi thanh quản. Khi tổn thương X một bên thì dây thanh âm liệt một bên và có giọng nói đôi, nếu bị liệt cả hai bên thì mất tiếng nói. Trong trường hợp này, hai dây thanh âm có thể bị khép lại gây khó thở.
2.2. Chức năng giao cảm
Tuy là chức năng quan họng nhất của thần kinh X nhưng thường không khám được, liệt X có thể làm tăng nhịp tim.
Phản xạ mắt-tim: thường không rõ ràng và nguy hiểm khi thực hiện.
2.3. Cảm giác
Khó khăn, có thể khám cảm giác vùng màng nhĩ, tuy nhiên vùng này còn được chi phối bởi các dây V, VII , IX nên ít giá trị.
2.4. Các phản xạ
Phản xạ nôn, phối hợp với IX. Phản xạ nuốt: vào V, IX, X ra X. Phản xạ ho: vào IX ra X.
Phản xạ hắt hơi: vào V ra X. Trên lâm sàng thực tế chỉ khám được:
Vận động vòm khẩu, lúc nghỉ ngơi và lúc phát âm; phản xạ nôn, nuốt; phần cảm giác và giao cảm gần như không khám được; có thể làm phản xạ mắt-tim nếu có thể theo dõi ECG, và khi nhịp tim giảm khoảng 5 – 8 nhịp/phút thì có thể coi như dương tính.
3. Các tổn thương
Thần kinh X có thể bị tổn thương:
– Trên nhân: triệu chứng chỉ nặng khi bị cả hai bên, gặp trong hội chứng giả hành, Parkinson.
– Tại nhân: viêm sừng trước tủy cấp thể hành tủy, hội chứng Guillain Barré, u não, tai biến mạch máu não, bạch hầu, xơ cứng rải rác từng đám, xơ cứng cột bên, rỗng hành tủy.
– Dưới nhân
- Tại nền sọ: viêm màng não nề, u nền sọ, hội chứng lỗ rách sau, hội chúng phòng sau tuyến mang tai. Trong chấn thương thì thần kinh X hay bị tổn thương từng nhánh vì dây X quá dài.
- Tại cổ nhánh hay bị nhất là thần kinh quặt ngược thanh quản: carcinoma tuyến giáp, hạch cổ, Hodgkin, lympho sarcoma, u đỉnh phổi, phẫu thuật tuyến giáp.
- Các tổn thương do nguyên nhân tâm lý: hysterical aphonia, pylorospasm, dyspepsia.
Nguồn tham khảo: Thần kinh học – ĐH Y TP Hồ Chí Minh