MỚI

Cơn tăng huyết áp và cách xử trí

Ngày xuất bản: 02/05/2023

Cơn tăng huyết áp (Hypertensive crisis) là tình trạng huyết áp tăng cao kịch phát (HATT ≥180 mmHg và/hoặc HATTr ≥ 120 mmHg). Dựa trên tình trạng có hay không kèm theo tổn thương cơ quan đích.

1. Định nghĩa

Cơn THA (Hypertensive crisis) là tình trạng huyết áp tăng cao kịch phát (HATT ≥180 mmHg và/hoặc HATTr ≥ 120 mmHg). Dựa trên tình trạng có hay không kèm theo tổn thương cơ quan đích, cơn THA được chia thành 2 thể: THA cấp cứu (Hypertensive emergencies) và THA khẩn trương (Hypertensive urgencies).

  • Tăng huyết áp cấp cứu là tình trạng tăng huyết áp kịch phát (≥ 180/120 mmHg) có kèm theo các bằng chứng về tổn thương cơ quan đích mới xuất hiện hoặc tiễn triển, thường đe doạ đến tính mạng. Tổn thương cơ quan đích thường gặp là: Bệnh não tăng huyết áp, xuất huyết nội sọ, nhồi máu cơ tim cấp, suy thất trái cấp tính kèm phù phổi, đau thắt ngực, tách thành động mạch chủ hay sản giật. Xử trí THA cấp cứu tốt nhất là bằng thuốc hạ áp đường tĩnh mạch vì tác dụng hạ áp nhanh chóng và dễ kiểm soát liều dùng.

Các thể của THA cấp cứu:

  • THA ác tính: THA nặng (thường độ 3), có tổn thương đáy mắt (xuất huyết, phù gai thị) có thể kèm bệnh não THA.
  • THA nặng: Có kèm bệnh lý nặng, phải giảm huyết áp ngay (bệnh não THA, XH nội sọ, đột quỵ thiếu máu, NMCT cấp, tách thành ĐM chủ, suy thận cấp).
  • THA đột ngột do u tuỷ thượng thận (pheochromocytoma), kèm theo tổn thương cơ quan đích.
  • Phụ nữ mang thai: THA nặng hoặc tiền sản giật.

Cơn tăng huyết áp và cơ chế
Cơn tăng huyết áp và cơ chế

2. Chẩn đoán

2.1 Mục tiêu thăm khám: 

Tìm kiếm các yếu tố khởi phát cơn THA và các bằng chứng tổn thương cơ quan đích.

2.2 Khám lâm sàng:

  • Đo huyết áp cẩn thận: Tư thế nằm và đứng, đo cả 2 tay (chú ý kích thước băng quấn).
  • Đánh giá tổn thương cơ quan đích

2.3 Xử trí tăng huyết áp cấp cứu

2.3.1 Nguyên tắc chung

Lựa chọn liệu pháp “tối ưu” bao gồm lựa chọn thuốc và HA mục tiêu, tùy theo từng thể THA cấp cứu. Không hạ HA quá nhanh và quá thấp do có thể làm nặng thêm tình trạng thiếu máu cơ quan đích.

2.3.1.1 Huyết áp mục tiêu cần đạt

Khuyến cáo điều trị cơn THA và THA cấp cứu

 

 

 

 

Loại

 

 

Mức chứng cứ

Bệnh nhân Bệnh nhân THA cấp cứu cần nhập viện đơn vị cấp cứu (ICU) để theo dõi HA, tổn thương cơ quan đích và truyền TM thuốc điều trị giảm HA phù hợp.

 

I

 

B

Các bệnh nhân có chỉ định bắt buộc (Ví dụ: Tách thành

ĐM chủ, tiền sản giật, sản giật, cơn THA do u tủy thượng thận – pheochromocytoma), HATT cần giảm xuống < 140 mmHg trong 1 giờ đầu và < 120 mmHg ở bệnh nhân có

tách thành ĐM chủ.

 

 

I

 

 

C

Bệnh nhân không có chỉ định bắt buộc, HATT giảm không quá 25% trong giờ đầu, sau đó nếu ổn định giảm xuống 160/100 mmHg trong vòng 2 – 6 giờ; sau đó thận trọng giảm về bình thường trong 24 – 48 giờ sau đó.

 

 

I

 

 

C

Chú thích: THA: Tăng huyết áp; HA: Huyết áp; ICU: Đơn vị cấp cứu; TM: Tĩnh mạch; ĐM: Động mạch; HATT: Huyết áp tâm thu.

 2.3.1.2 Thuốc điều trị THA cấp cứu

Trong THA cấp cứu cần các thuốc có tác dụng nhanh, đạt hiệu quả tối đa nhanh, hết tác dụng nhanh và dễ dàng chỉnh liều. Vì vậy các thuốc đường tĩnh mạch là thuốc được lựa chọn. Các thuốc này có 2 nhóm gồm: Các thuốc giãn mạch (Nicardipine, natri nitroprusside, nitroglycerin, hydralazine, fenoldopam, enalapril) và các thuốc ức chế adrenergic (esmolol, labetalol, phentolamine).

Các thuốc hạ áp đường tĩnh mạch tối ưu là thuốc giúp hạ HA nhanh mà không làm giảm lưu lượng máu tới cơ quan đích, vì vậy các thuốc giãn mạch được lựa chọn đầu tiên vì chúng duy trì được dòng máu tới cơ quan đích tránh giảm tưới máu và còn có khuynh hướng tăng cung lượng tim.

2.3.1.3 Chỉ định các thuốc đường tĩnh mạch trong điều trị THA cấp cứu

Tùy theo tình trạng tổn thương cơ quan đích mà các thuốc được lựa chọn khác nhau. Liều lượng và chỉ định ưu tiên của các thuốc trình bày  dưới đây:

Các thuốc đường tĩnh mạch trong điều trị THA cấp cứu

 

 

 

Nhóm

 

 

Thuốc

 

 

Liều

Thời gian bắt đầu

Thời gian kéo dài

 

 

Khuyến cáo

Chẹn

 

Bắt đầu 5mg/h,

5-10 phút

2-4 giờ

Chống chỉ định trong hẹp

kênh

 

tăng 2,5mg/h mỗi 5

van động mạch chủ tiến

calci

nhóm

Nicardipin

phút đến 15mg/h

triển; không cẩn chỉnh

liều ở người già

DHP

 

 

 

Giãn mạch qua nitric- oxide

 

 

 

 

 

 

Natri nitroprusside

Khởi đầu 0,3-

0,5pg/kg/ph; tăng dần 0,5pg/kg/ph để đạt HA đích; liều tối đa 10pg/kg/ph, trong thời gian ngắn nhất có thể.

Khi truyền ≥4- 10pg/kg/ph hoặc kéo dài >30ph; thiosulfate có thể cùng cho để phòng nhiễm độc cyanide

 

 

 

 

 

Khuyến cáo cần đo huyết áp trong động mạch để ngăn ngừa hạ huyết áp quá mức. Liều thấp hơn ở người già. Nhịp tỉm nhanh thường gặp khi lạm dụng. Nhiễm độc cyanide khi dùng kéo dài làm ngừng tim và tổn

thương thần kinh không hổi phục

Tức thì

 

2-3 phút

 

 

Mặc dù thuốc đường tĩnh mạch được chỉ định cho mọi thể THA cấp cứu, tuy nhiên thuốc hạ áp đường uống gồm ƯCMC, ƯCTT, hoặc chẹn beta giao cảm đôi khi rất hiệu quả trong các trường hợp THA ác tính vì trong trường hợp này hệ RAS bị hoạt hóa do thiếu máu thận. Tuy nhiên nên khởi đầu liều thấp do những bệnh nhân này rất nhạy cảm với các thuốc này và cần được điều trị ở bệnh viện.

3. Kết luận:

Đây là tình trạng nguy hiểm, có thể ảnh hưởng đến tính mạng. Khi được chẩn đoán cần có hướng xử trí cấp cứu hợp lý để tránh nguy hiểm đến tính mạng.

>>> Xem thêm: 11 Loại thuốc có nguy cơ làm tăng huyết áp

facebook
16

Bài viết liên quan

Thuốc liên quan

Bình luận0

Đăng ký
Thông báo về
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận

Bài viết cùng chuyên gia