Clinical pathway viêm tiểu phế quản trẻ em
Clinical pathway viêm tiểu phế quản trẻ em theo chương trình áp dụng cho Bác sĩ, Điều dưỡng chuyên ngành Nhi.
Người thẩm định: Nguyễn Thị Hoàn Người phê duyệt: Phùng Nam Lâm Ngày phát hành: 19/11/2020
Phần 1: Đánh giá và chẩn đoán viêm tiểu phế quản trẻ em
Nội dung bài viết
Tiêu chuẩn đánh giá viêm tiểu phế quản trẻ em
- Tiêu chuẩn đưa vào:
- Tuổi: Trẻ dưới 2 tuổi
- Trẻ đang nằm trong vụ dịch cúm hay dịch viêm đường hô hấp do RSV
- Khò khè lần đầu hoặc khò khè sau nhiễm virus trước đó
- Triệu chứng khởi phát: Viêm long đường hô hấp trên
- Tiêu chuẩn loại ra:
- Khó thở do bệnh lý tim mạch
- Khó thở do dị dạng đường thở
- Khò khè do bệnh hô hấp mạn tính, bệnh lý thần kinh cơ, bệnh xơ nang
Phụ lục A Phụ lục A&B Phụ lục C Phụ lục D Phụ lục E Phụ lục F Phụ lục G Phụ lục H
Phần 2: Điều trị nội trú viêm tiểu phế quản trẻ em
1. Nguyên tắc điều trị viêm tiểu phế quản trẻ em:
- Chống suy hô hấp
- Điều trị triệu chứng
- Bù nước điện giải và kiềm toan
- Điều trị kháng sinh khi có bội nhiễm
2. Theo dõi và chăm sóc:
- Theo dõi:
- Dấu hiệu sinh tồn
- Tri giác
- Tình trạng hô hấp và nhận biết dấu hiệu trở nặng
- Dinh dưỡng
- Chăm sóc:
- Tư thế đầu cao , hút đờm
- Vật lý trị liệu hô hấp (nếu cần)
- Ăn lỏng, chia nhỏ bữa
3. Cân nhắc sử dụng thuốc trong viêm tiểu phế quản:
Không sử dụng thường quy trong điều trị VTPQ lần đầu ở trẻ < 12 tháng. Nếu trẻ có biểu hiện khò khè, khó thở và khi:
Trẻ > 6 tháng tuổi. – Khò khè tái phát từ lần 2 trở lên. Bản thân và gia đình có cơ địa dị ứng.
Có thể xem xét điều trị thử: Ventolin 0.15 mg/kg/lần (Tối thiểu 1,5 mg/lần), khí dung. Có thể lặp lại sau 20 phút.
Cần phải đánh giá lại sau 1 giờ. Nếu có đáp ứng sau 1 giờ thì có thể dùng tiếp khí dung mỗi 4-6 giờ lần cho đến khi hết triệu chứng, SHH cải thiện.
Nếu không có đáp ứng thì không dùng tiếp.
Nếu trẻ tím tái, thở co lõm lồng ngực nặng, thở nhanh > 70 lần/ phút, SpO2< 92% cần khí dung Salbutamol với oxy 6 lít/ phút.
- Corticoid: Không khuyến cáo dùng cho bệnh nhân viêm tiểu phế quản điển hình
Không khuyến cáo sử dụng corticoid.
Chỉ sử dụng khi bệnh nhân có nghi ngờ hen hoặc suy hô hấp.
Liều lượng: Prednisolon 1-2 mg/kg/ngày
hoặc Methylprednisolon 1-2 mg/kg/ngày (3-5 ngày).
- Nước muối ưu trương 3%:
Sử dụng cho những bệnh nhân khò khè lần đầu, không đáp ứng với thuốc giãn phế quản Liều 4 ml/ 1 lần, có thể lặp lại mỗi 8 giờ. Có thể dùng một mình hay phối hợp với Salbutamol.
- Kháng sinh: Chỉ dùng khi có bội nhiễm:
Bạch cầu trung tính tăng Xquang phổi có đám mờ
Nghe phổi có ran ẩm nhỏ hạt rải rác.
Khi bệnh nhân có nguy cơ nhiễm trùng: đặt nội khí quản, thở máy.
- Khí dung Adrenalin: Không sử dụng thường quy, chỉ cho khi:
Nếu trẻ SHH trung bình đến nặng, không đáp ứng với khí dung thuốc giãn phế quản, có thể xem xét sử dụng 1 liều khí dung Adrenalin 0.1%, liều 0,4-0,5 ml/kg/1 lần (Tối đa 4 ml/ 1 lần).
Cần đánh giá lại sau 15-30 phút.
Nếu không đáp ứng không sử dụng tiếp.
- Thuốc an thần: nếu trẻ vật vã nhiều, cho thuốc an thần với liều lượng nhỏ mục đích làm an thần mà không ảnh hưởng đến trung tâm hô hấp.
(theo dõi sát, dùng khi cần thiết hoặc khi đã đặt nội khí quản): Phenobarbital 2-3mg/kg/lần.
- Montelukast (ức chế tổng hợp Leucotriene)
Có hiệu quả làm giảm triệu chứng trong viêm tiểu phế quản do RSV, có thể ngừa được những đợt khò khè tái phát sau này.
Khuyến cáo có thể dùng: Liều 4mg/ ngày.
4. Quy trình kỹ thuật chuyên môn liên quan (Phần được đánh số và bôi vàng trong các lưu đồ bên trên)
(1). Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị sốt giật ở trẻ em. (2). Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị suy hô hấp cấp ở trẻ em. (3). Hướng dẫn hút đờm dãi qua đường mũi – miệng. (4). Hướng dẫn theo dõi dấu hiệu sinh tồn và phát hiện sớm các dấu hiệu cảnh báo của người bệnh. (5). Quy trình kỹ thuật cho người bệnh thở oxy. (6). Quy trình kỹ thuật chuyên môn thông khí không xâm nhập. (7). Quy trình kỹ thuật chuyên môn: thông khí nhân tạo xâm nhập. (8). Quy trình kỹ thuật đặt nội khí quản. (9). Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị viêm tiểu phế quản ở trẻ em
Checklist kiểm tra tuân thủ Clinical pathway viêm tiểu phế quản
Hướng dẫn: Tiêu chuẩn: Mỗi HSBA được đánh giá là Đạt theo checklist phải đảm bảo các tiêu chuẩn sau đây:
- Những tiêu chí có đánh dấu *: là tiêu chuẩn bắt buộc phải đạt trong quá trình đánh giá (nếu chỉ cần 1 trong những tiêu chí có dấu * không đạt thì coi như HSBA đó là ko đạt).
- Đảm bảo về số lượng những tiêu chí còn lại (không có dấu sao) đạt 90%.
Tài liệu tham khảo:
- Amir Kirolos, Sara Manti, Rachel Blacow, Gabriel Tse, Thomas Wilson, Martin Lister, Steve Cunningham, Alasdair Campbell, Harish Nair, Rachel M Reeves, Ricardo M Fernandes, Harry Campbell, RESCEU Investigators, A Systematic Review of Clinical Practice Guidelines for the Diagnosis and Management of Bronchiolitis, The Journal of Infectious.
- Bộ Y tế: Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh trẻ em 2015, “Viêm tiểu phế quản cấp ở trẻ em”, trang 275-278
- Children’s Hospital of Philadelphia, Inpatient Pathway for Treatment of the Child with Bronchiolitis
- Children’s Hospital of Philadelphia, Emergency Department Pathway for Evaluation/Treatment of Children with Bronchiolitis, https://www.chop.edu/clinical-pathway/bronchiolitis-emergent-evaluation-clinical-pathway
- Children’s Hospital of Philadelphia, Additional Treatment Considerations for Children with Bronchiolitis, https://www.chop.edu/clinical-pathway/bronchiolitis-emergent-evaluation-and-treatment-clinical-pathway-additional
- http://pediatrics.aappublications.org: Clinical Practice Guideline: The Diagnosis, Management, and Prevention of Bronchiolitis.
- Nelson Textbook of Pediatrics edition 20: Wheezing in Infants: Bronchiolitis, p2044-2050
- NICE guideline [NG9], Bronchiolitis in children: diagnosis and management, Published date: 01 June 2015, https://www.nice.org.uk/guidance/ng9/resources/bronchiolitis-in-children-diagnosis-and-management-pdf-51048523717
- Subcommittee on Diagnosis and Management of Bronchiolitis, Pediatrics October 2006, 118 (4) 1774-1793; https://doi.org/10.1542/peds.2006-2223
- Uptodate: Bronchiolitis in infants and children: Treatment, outcome, and prevention. Apr 16, 2018. Bronchiolitis in infants and children: Clinical features and diagnosis, Mar 20, 2018.
Từ viết tắt:
- BN: Bệnh nhân
- CPAP: Thở áp lực dương liên tục DHST: Dấu hiệu sinh tồn
- HFNC: Thở Oxy lưu lượng cao qua canula mũi
- ICU: Khoa hồi sức tích cực
- IV/NG/PO: Dinh dưỡng qua tĩnh mạch/sonde dạ dày/đường miệng NKQ: Nội khí quản
- RSV: Virus hợp bào hô hấp VTPQ: Viêm tiểu phế quản TB: Trung bình
- Ghi chú: Văn bản được phát hành lần đầu
Ghi chú:
- Văn bản được phát hành lần đầu
Bản quyền và thương hiệu: Thông tin và hình ảnh trên website thuộc quyền sở hữu của Vinmecdr. Việc sao chép, sử dụng phải được Vinmecdr chấp thuận trước bằng văn bản. Miễn trừ trách nhiệm: Tất cả những tư liệu được cung cấp trên website này đều mang tính tham khảo. Do đó, nội dung và hình ảnh sẽ được thay đổi, cập nhật và cải tiến thường xuyên mà không phải thông báo trước. Vinmecdr không bảo đảm về độ chính xác cũng như sự hoàn thiện về thông tin. Chúng tôi không chịu trách nhiệm pháp lý cho những thiệt hại xuất hiện trực tiếp hay gián tiếp từ việc sử dụng hoặc hành động dựa theo những thông tin trên hoặc một số thông tin xuất hiện trên website này. Vinmecdr không chịu trách nhiệm pháp lý về những sai sót, lỗi chính tả… do nhập liệu cùng với những sự cố khách quan khác như: nhiễm virus, hành vi phá hoại, ác ý… xảy ra trên website này cũng như các website liên kết, nếu có. Đường link liên kết Vinmecdr sẽ không chịu trách nhiệm hay có nghĩa vụ pháp lý dưới bất kỳ hình thức nào về nội dung của những website không thuộc Vinmecdr đựợc liên kết với website www.vinmecdr.com, bao gồm các sản phẩm, dịch vụ và những mặt hàng khác được giới thiệu thông qua những website đó.