MỚI

Clinical pathway đái tháo đường type 2 người trưởng thành

Ngày xuất bản: 16/04/2022

Clinical pathway đái tháo đường type 2 người trưởng thành áp dụng cho Bác sĩ, Điều dưỡng chuyên ngành Nội tiết.

Người thẩm định: Nguyễn Tường Vân
Người phê duyệt: Phùng Nam Lâm 
Ngày phát hành: 19/11/2020

Phần 1: Đánh giá và chẩn đoán đái tháo đường type 2 người trưởng thành

Phụ lục A

Phụ lục A: Hỏi tiền sử bệnh – Bệnh sử

  • Lý do khám bệnh

       o Đếm mạch, đo huyết áp

  • Thời gian biểu hiện triệu chứng mới
  • Thời gian mắc bệnh ĐTĐ, bệnh lý theo kèm ( Biến chứng: thận, mắt, thần kinh ngoại vi, mạch vành, TBMN, ĐM ngoại vi, THA, rối loạn lipid máu)
  • Thuốc đang dùng tại nhà
  • TCLS tăng đường máu cấp tính: sụt cân, khát nước, tiểu nhiều, mệt mỏi
  • Hạ đường huyết tại nhà? Bao nhiêu lần/ tuần?
  • TCLS biến chứng mắt: mờ mắt, ruồi bay trong mắt
  • TCLS mạch máu lớn: đau ngực, khó thở, đau cách hồi, đau chân khi nghỉ
  • TCLS nhiễm trùng: sốt? ho? tiểu buốt rắt? đau nhức răng? viêm da?
  • TCLS biến chứng thần kinh ngoại vi: tê bì, rát bỏng, dị cảm bàn chân

Phụ lục B

Phụ lục: Thăm khám lâm sàng

  • Đếm mạch, đo huyết áp
  • Tính BMI và vòng eo
  • Nghe tim, bắt mạch cảnh, mạch chi dưới 2 bên
  • Khám phổi, tuyến giáp, hội chứng cushing
  • Khám dấu hiệu kháng insulin: acanthosis nigrican
  • Khám bụng
  • Khám thần kinh, bàn chân

Phụ lục C

Phụ lục C: Chỉ định cận lâm sàng

  • Bilan lipid máu
  • X quang tim phổi thẳng
  • Điện tâm đồ
  • Tổng phân tích nước tiểu
  • Cận lâm sàng khác (Phụ lục D)

Phụ lục D

Phụ lục D: Cận lâm sàng khác (tuỳ theo đánh giá lâm sàng)

  • Đa ký hô hấp hoặc đa ký giấc ngủ khi nghi ngờ có hội chứng ngừng thở khi ngủ
  • Siêu âm tim mạch khi nghi ngờ suy tim
  • Siêu âm mạch máu: ĐM cảnh
  • Siêu âm mạch máu: ĐM chi dưới hoặc đo chỉ số ABI
  • GAD 65, ZnT8, IA-2 khi nghi ngờ ĐTĐ type 1 hoặc ĐTĐ thể LADA
  • Soi đáy mắt

Phụ lục E

Phụ lục E: Chẩn đoán phân biệt

  1. ĐTĐ type 1
  • TCLS cấp tính: sụt cân nhanh, khát nước, tiểu đêm, thường xuất hiện vài ngày hoặc vài tuần
  • Thường gặp ở lứa tuổi < 30
  • Thường gặp toan ceton lúc chẩn đoán
  • Thể trạng gầy
  1. ĐTĐ type 2
  • Khởi phát từ từ
  • Thường gặp ở người lớn tuổi, nhưng cũng có thể ở người trẻ tuổi
  • TCLS lúc chẩn đoán: thể trạng béo, có đặc điểm của hội chứng chuyển hóa: THA, RL lipid máu, bệnh ĐMV, ngừng thở khi ngủ…
  1. ĐTĐ thể LADA (Latent autoimmune diabetes of adults)
  • Khởi phát từ từ
  • Thường gặp ở lứa tuổi > 30 và hay gặp ở nữ giới
  • Thể trạng gầy hoặc cân nặng bình thường, không béo phì và không có biểu
  • hiện hội chứng chuyển hóa

Phụ lục F

Phụ lục F: Biến chứng mạch máu lớn – Mạch máu nhỏ

  1. Bệnh động mạch vành: nhồi máu cơ tim, cơn đau thắt ngực ổn định, cơn đau thắt ngực không ổn định
  2. Bệnh mạch máu não: nhồi máu não, TIA, xuất huyết não
  3. Bệnh động mạch ngoại vi: đau cách hồi, đau khi nghỉ, tắc mạch chi
  4. Biến chứng thần kinh ngoại vi và loét bàn chân: tê bì chân, chân chai, mất cảm giác bàn chân, loét bàn chân
  5. Biến chứng mắt: đục thuỷ tinh thể, bệnh võng mạc tăng sinh, không tăng sinh
  6. Biến chứng thận: Albumin niệu, suy thận

Phụ lục G

Phụ lục G: Các yếu tố nguy cơ và bệnh theo kèm 

  1. Hút thuốc lá
  2. Rối loạn lipid máu
  3. Thừa cân, béo phì
  4. Tăng huyết áp
  5. BTMXV (bệnh tim mạch xơ vữa): bao gồm bệnh mạch vành, bệnh mạch máu não, bệnh động mạch ngoại vi hoặc bệnh động mạch chủ do xơ vữa.
  6. BTM (bệnh thận mạn): gồm albumin niệu và/hoặc giảm mức lọc cầu thận


Phụ lục H

Phụ lục H: Tiêu chuẩn nhập viện

Glucose máu tăng >13.8 mmol/l kèm pH <7.3 và HCO3- <15 mmol/l (Nhiễm toan xê ton) hoặc

Glucose máu >33 mmol/l kèm áp lực thẩm thấu máu tăng >320 mOsmol/kg (tăng áp lực thẩm thấu) hoặc

Glucose máu bất kỳ >15 mmol/l kèm triệu chứng lâm sàng (khát, uống, tiểu nhiều) (tăng glucose máu cấp)


Phần 2: Điều trị đái tháo đường type 2 người trưởng thành

Phụ lục I

Phụ lục I: Các thuốc điều trị đái tháo đường type 2 người trưởng thành

  • SGLT2i (ức chế SGLT2): Empagliflozin, Dapagliflozin
  • Metformin
  • DPP4i (ức chế DPP4): Sitagliptin, Vildagliptin, Linagliptin
  • Insulin hỗn hợp: Premix, AspMix, IDegAsp
  • Insulin basal: NPH, Detemir, Glargine
  • Insulin bolus: Regular, Aspart

Phụ lục J

Phụ lục J: Mục tiêu điều trị đái tháo đường type 2 người trưởng thành

Mục tiêu HbA1c ≤ 7% với hầu hết các trường hợp.

Mục tiêu có thể cao hơn với HbA1c 7.5-8% với những người >65 tuổi, tiền sử hạ đường huyết nặng, có nhiều biến chứng hay bệnh lý nặng phối hợp

Phần 3: Theo dõi sau ra viện

3.1. Giáo dục sức khỏe cho người bệnh

  • Điều chỉnh dinh dưỡng
      • Tỷ lệ Carb 45 – 60%, Protein 15 – 20%, Lipid 20 – 35%
      • Hạn chế đồ ngọt, thức ăn chỉ số đường huyết cao
      • Giảm lượng chất béo bão hòa
      • Ăn tăng chất xơ
      • Hạn chế bia rượu
  • Hướng dẫn luyện tập thể lực
      • Thời gian: 20 – 60 phút/ ngày, tổng thời gian ≥150 phút/ tuần
      • Không nghỉ tập 2 ngày liên tiếp
      • Tập thể lực tăng cường sức mạnh cơ (nâng, kéo, đẩy) 2 – 3 lần/ tuần
      • Mỗi lần tập 2 – 4 liệu trình, mỗi liệu trình từ 8 – 10 lần nhắc lại
  • Tư vấn tiêm vaccine dự phòng cúm hàng năm, tiêm vaccine phế cầu với người > 65 tuổi

3.2. Tiêu chuẩn ra viện

  • Người bệnh tỉnh táo 
  • Ăn đường miệng
  • Hết các biến chứng cấp
  • pH > 7.3 
  • HCO3- >18mEq/ l, Anion gap bình thường 
  • ALTT máu ≤  280mOsmol/kg 
  • Glucose kiểm soát được bằng insulin tiêm dưới da và/ hoặc thuốc viên
  • Glucose đói/ trước ăn từ 4.4 – 7.8mmol/ l, glucose sau ăn bất kỳ <10mmol/ l

3.3. Xử trí tác dụng phụ do thuốc: Hạ đường huyết

  • Theo dõi, phát hiện hạ glucose: BN có biểu hiện đói, vã mồ hôi, tim nhanh, nhìn đôi hoặc hôn mê kèm theo glucose máu <3.9mmol/ l, các triệu chứng sẽ cải thiện khi ăn/truyền glucose
  • Ngừng ngay các thuốc nghi ngờ gây hạ glucose (Sulfunylurea, Insulin)
  • Xét nghiệm glucose mao mạch (nếu có thể)
  • BN tỉnh: ăn/ uống 15g glucose (1 gói glucose 15g, 3 thìa cafe đường, 1 viên kẹo, 1 cốc sữa, 3 cái bánh quy,…)
  • NB hôn mê: truyền tĩnh mạch nhanh (75ml glucose 20% hoặc 150ml glucose 10%)
  • Thử lại glucose sau mỗi 15 phút, lặp lại xử trí cho đến khi glucose > 5.5 mmol/ l và NB tỉnh táo
  • Đánh giá tìm nguyên nhân hạ glucose máu để tránh tái phát

3.4. Hướng điều trị tiếp theo 

  • Duy trì chế độ ăn, tập luyện thể lực
  • Theo dõi glucose mao mạch tại nhà: 1 – 2 lần/ ngày với thuốc viên, 2 – 4 lần/ ngày nếu tiêm insulin
  • Nội khoa: Dùng thuốc theo đơn, học tiêm insulin tại nhà (nếu có)
  • Hướng dẫn tự phát hiện, xử trí các biểu hiện tăng/ hạ glucose máu tại nhà 
  • Khám lại định kỳ chuyên khoa Nội tiết theo hẹn

Phụ lục 1. Checklist kiểm tra tuân thủ clinical pathway đái tháo đường type 2 người trưởng thành không mang thai 
Hướng dẫn:
Tiêu chuẩn: Mỗi HSBA được đánh giá là Đạt theo checklist phải đảm bảo các tiêu chuẩn sau đây:

  • Những tiêu chí có đánh dấu *: là tiêu chuẩn bắt buộc phải đạt trong quá trình đánh giá (nếu chỉ cần 1 trong những tiêu chí có dấu * không đạt thì coi như HSBA đo là không đạt)
  • Đảm bảo về số lượng những tiêu chí còn lại (không có dấu sao) đạt 90%

Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị đái tháo đường type 2 người trưởng thành từ các chuyên gia đầu ngành
Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị đái tháo đường type 2 người trưởng thành từ các chuyên gia đầu ngành

Tài liệu tham khảo

  • American Diabetes Association (2020). Standards of medical care in diabetes – 2020. Diabetes Care 2020;43(Suppl. 1): S89–S97 | https://doi.org/10.2337/dc20-S008.
  • A Consensus Report by the American Diabetes Association (ADA) and the European Association for the Study of Diabetes (EASD). Diabetes Care 2019 Dec; dci190066.
  • Consensus statement by the American Association of Clinical Endocrinologist and American College of Endocrinology on the Comprehensive type 2 diabetes management algorithm – 2020 Executive summary. ENDOCRINE PRACTICE Vol 26 No. 1 January 2020
  • Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị đái tháo đường týp 2. Ban hành kèm theo Quyết định số 3319/QĐ-BYT ngày 19 tháng 07 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Y Tế

Những quy trình chuyên môn liên quan

  • Phác đồ/ hướng dẫn chẩn đoán và điều trị đái tháo đường 
  • Hướng dẫn lâm sàng – quy trình cấp cứu hôn mê tăng altt do đái tháo đường
  • Phác đồ kiểm soát đường máu nội viện
  • Hướng dẫn lâm sàng – quy trình cấp cứu toan ketone do đái tháo đường 
  • Hướng dẫn đọc kết quả đo đa ký Hô Hấp
  • Hướng dẫn đo đa ký giấc ngủ
  • Quy trình siêu âm Doppler tim
  • Quy trinh siêu âm Doppler động mạch cảnh, Doppler xuyên sọ
  • Siêu âm Doppler động mạch, tĩnh mạch chi dưới 
  • Quy trình định lượng glucose trên máy AU 5800/AU 680 
  • Quy trình đo hoạt độ HbA1c 

 Từ viết tắt:

  • ĐTĐ: Đái tháo đường
  • BN: Bệnh nhân
  • ĐM: Động mạch
  • TK: Thần kinh
  • THA: Tăng huyết áp
  • TCLS: Tiền căn lâm sàng
  • ALTT: Áp lực thẩm thấu
facebook
382

Bài viết liên quan

Bình luận0

Đăng ký
Thông báo về
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận

Bài viết cùng chuyên gia