Clinical pathway chửa ngoài tử cung
Clinical pathway chửa ngoài tử cung áp dụng cho bác sĩ, Điều dưỡng chuyên ngành Sản
Người thẩm định: Nguyễn Đức Hinh Người phê duyệt: Phùng Nam Lâm Ngày phát hành: 19/11/2020
Phần 1: Đánh giá và chẩn đoán chửa ngoài tử cung
Nội dung bài viết
Phụ lục A & B Phụ lục C & D Phụ lục E & F Phụ lục G
1.1. Tiêu chuẩn chẩn đoán chửa ngoài tử cung
Tiêu chuẩn đưa vào
- Triệu chứng cơ năng
- Rối loạn kinh (kinh sớm, chậm kinh, ra máu bất thường, đau bụng vùng hạ vị)
- Triệu chứng cơ năng
- Âm đạo có máu đen chảy ra từ cổ tử cung
- Tử cung không to, mềm
- Khối cạnh tử cung, nắn đau
- Cùng đồ đầy, nắn đau
- Triệu chứng cận lâm sàng
Tiêu chuẩn loại trừ
- Đã có siêu âm xác định thai trong tử cung, nay không thấy túi thai trong tử cung → Theo dõi sảy thai
- Beta HCG tăng cao trên 100.000 mIU/mL → Theo dõi chửa trứng
- Siêu âm thấy túi thai điển hình trong buồng tử cung → Chửa trong tử cung
1.2. Chẩn đoán phân biệt
- Sảy thai: Beta HCG giảm nhanh, siêu âm không thấy khối cạnh tử cung, tổ chức xảy ra âm đạo xét nghiệm giải phẫu bệnh là tổ chức thai, rau
- Chửa trứng: Siêu âm không có khối cạnh tử cung, hình ảnh tổ ong trong buồng tử cung
- Thai trong tử cung: Beta HCG tăng tương xứng, siêu âm có túi ối điển hình, không thấy khối bất thường cạnh tử cung. Trường hợp nghi ngờ cần siêu âm và xét nghiệm Beta HCG sau 48 giờ để có chẩn đoán chính xác
- Có thai sớm kết hợp với bệnh lý ngoại khoa (Viêm ruột thừa, sỏi niệu quản…): Khám lâm sàng đánh giá các triệu chứng, hội chứng ngoại khoa: Sốt, điểm Mac Burney có phản ứng, xét nghiệm máu bạch cầu tăng, siêu âm hình ảnh ruột thừa tăng kích thước trong viêm ruột thừa, điểm niệu quản ấn đau hay siêu âm có hình ảnh sỏi niệu quản trong trường hợp sỏi niệu quản. Các trường hợp nghi ngờ cần hội chẩn BS chuyên khoa ngoại để loại trừ.
- Vỡ nang Degraff ngập máu ổ bụng: Beta HCG âm tính (phân biệt với chửa vỡ ngập máu ổ bụng)
1.3. Beta HCG trong thai kỳ và siêu âm trong chẩn đoán chửa ngoài tử cung
- 7 ngày ban đầu sau thụ thai có thể phát hiện Beta HCG trong máu bằng phương pháp miễn dịch định lượng
- Tại thời điểm chậm kinh: 100 mIU/mL
- Đỉnh cao tuần 8 – 10: 100.000 mIU/mL
- Tăng gấp đôi mỗi 1,4-2,1 ngày
- 85% thai trong tử cung có tăng HCG ít nhất 66% mỗi 2 ngày, trong 40 ngày đầu tiên
- Beta HCG > 1.500 mIU/mL → Siêu âm đầu dò âm đạo thấy túi thai
- Beta HCG > 6.500 mIU/mL → Siêu âm đường bụng thấy túi thai
- Thời gian bán hủy Beta HCG 24-36 giờ, nghi ngờ chửa ngoài tử cung nếu bán hủy trên 7 ngày
Phần 2: Điều trị chửa ngoài tử cung
Phụ lục H Phụ lục I Phụ lục J Phụ lục K
2.1. Chuẩn bị bệnh nhân trước mổ
- Khám gây mê và chuyên khoa khác nếu cần để đánh giá bệnh lý phối hợp
- Tư vấn cho người bệnh, gia đình về: lý do phải phẫu thuật, các nguy cơ, tai biến có thể xảy ra , khả năng chuyển mổ nội soi thành mổ mở và ký giấy cam kết đồng ý phẫu thuật
- Thụt tháo nếu đủ điều kiện: huyết động ổn định, khối chửa nguy cơ vỡ thấp (Beta HCG < 10.000 UI, kích thước < 5 cm, khối chửa kẽ kích thước < 3 cm, khối chửa không có tim thai, vệ sinh bụng và âm đạo
- Thực hiện kháng sinh dự phòng
- Đánh dấu vết mổ
- Hoàn thiện hồ sơ bệnh án trước mổ
2.2. Chăm sóc bệnh nhân sau mổ
- Thuốc giảm đau
- Theo dõi tình trạng tiểu tiện, đại tiện
- Theo dõi sonde dẫn lưu (nếu có)
- Hướng dẫn chế độ dinh dưỡng sớm sau mổ
- Xét nghiệm lại Beta HCG nếu cần
- Hướng dẫn và hỗ trợ vận động sớm
2.3. Xử trí tai biến/biến chứng trong TT/PT
- Chảy máu: nếu không cầm được bằng nội soi → chuyển mổ mở
- Tổn thương trực tràng, bàng quang, ruột: Khâu phục hồi trực tràng, bàng quang, ruột
- Không tìm thấy khối chửa: Mời hội chẩn chuyên gia
2.4. Xử trí tai biến/BIến chứng sau TT/PT
- Chảy máu: Có thể do chảy máu từ mỏm cắt vì khâu hoặc đốt cầm máu không tốt. Biểu hiện bằng choáng, tụt huyết áp, tình trạng thiếu máu cấp, ổ bụng có dịch… phải mổ lại để cầm máu đồng thời hồi sức tích cực, điều chỉnh rối loạn đông máu, bồi phụ thể tích tuần hoàn
- Tổn thương đường tiết niệu: Chủ yếu là tại bàng quang và niệu quản. Phải mổ lại để xử trí tổn thương khi phát hiện
- Viêm phúc mạc sau mổ: Phải tiến hành hồi sức, điều trị bằng kháng sinh phối hợp, liều cao và mổ lại để rửa ổ bụng, dẫn lưu
- Máu tụ ngoài phúc mạc: Theo dõi và điều trị nội khoa nếu không thấy khối máu tụ to lên. Mổ khi khối máu tụ tiến triển

Phụ lục 1
Checklist clinical pathway chửa ngoài tử cung
Hướng dẫn: Tiêu chuẩn: Mỗi HSBA được đánh giá là Đạt theo checklist phải đảm bảo các tiêu chuẩn sau đây:
- Những tiêu chí có đánh dấu *: là tiêu chuẩn bắt buộc phải đạt trong quá trình đánh giá (nếu chỉ cần 1 trong những tiêu chí có dấu * không đạt thì coi như HSBA đó là không đạt)
- Đảm bảo về số lượng những tiêu chí còn lại (không có dấu sao) đạt 90%
Từ viết tắt:
- BN: Bệnh nhân
- GEU (Grossesse Extra Uterine): Chửa ngoài tử cung
Bản quyền và thương hiệu: Thông tin và hình ảnh trên website thuộc quyền sở hữu của Vinmecdr. Việc sao chép, sử dụng phải được Vinmecdr chấp thuận trước bằng văn bản. Miễn trừ trách nhiệm: Tất cả những tư liệu được cung cấp trên website này đều mang tính tham khảo. Do đó, nội dung và hình ảnh sẽ được thay đổi, cập nhật và cải tiến thường xuyên mà không phải thông báo trước. Vinmecdr không bảo đảm về độ chính xác cũng như sự hoàn thiện về thông tin. Chúng tôi không chịu trách nhiệm pháp lý cho những thiệt hại xuất hiện trực tiếp hay gián tiếp từ việc sử dụng hoặc hành động dựa theo những thông tin trên hoặc một số thông tin xuất hiện trên website này. Vinmecdr không chịu trách nhiệm pháp lý về những sai sót, lỗi chính tả… do nhập liệu cùng với những sự cố khách quan khác như: nhiễm virus, hành vi phá hoại, ác ý… xảy ra trên website này cũng như các website liên kết, nếu có. Đường link liên kết Vinmecdr sẽ không chịu trách nhiệm hay có nghĩa vụ pháp lý dưới bất kỳ hình thức nào về nội dung của những website không thuộc VinmecDr được liên kết với website www.vinmecdr.com, bao gồm các sản phẩm, dịch vụ và những mặt hàng khác được giới thiệu thông qua những website đó.