MỚI

Clinical pathway chẩn đoán và điều trị ung thư tuyến tiền liệt

Ngày xuất bản: 16/04/2022

Clinical pathway chẩn đoán và điều trị ung thư tuyến tiền liệt áp dụng cho Bác sĩ, Điều dưỡng chuyên ngành Ngoại tiết niệu

Người thẩm định: Chủ tịch Hội đồng Cố Vấn Lâm sàng Người phê duyệt: Phùng Nam Lâm Ngày phát hành: 03/08/2021 

Phần 1: Đánh giá và chẩn đoán ung thư tuyến tiền liệt

Phụ lục A Phụ lục B Phụ lục C Phụ lục D Phụ lục E Phụ lục F Phụ lục G Đánh giá giai đoạn theo AJCC 8th, 2017

Phần 2: Điều trị nội trú ung thư tuyến tiền liệt

2.1. Nguy cơ rất thấp, thấp

2.2. Nguy cơ trung bình

2.3. Nguy cơ cao

2.4. Nguy cơ rất cao ung thư tuyến tiền liệt

2.5. Di căn 

Phụ lục F Phụ lục 1 Phụ lục 2 Phụ lục 3 Phụ lục 4 Xử trí tai biến/Biến chứng trong PT/TT

  • Chảy máu từ đám rối tĩnh mạch Santorini, tĩnh mạch chậu: khâu cầm máu.
  • Tổn thương trực tràng, đại tràng sigma khi phẫu tích, đốt điện phải xử trí theo tổn thương: khâu trực tràng, đại tràng, làm hậu môn nhân tạo
  • Tổn thương lỗ niệu quản 1 hoặc 2 bên: Kiểm tra lưu thông lên thận, đặt sonde JJ niệu quản hoặc tạo hình lại lỗ niệu quản.
  • Chảy máu do tổn thương mạch máu lớn: Xử trí tùy nguyên nhân

Theo dõi & xử trí tai biến/Biến chứng sau PT/TT

  • Biến chứng có thể gặp trong quá trình hậu phẫu:
    • Chảy máu sau mổ do từ bàng quang hoặc từ miệng nối bàng quang-niệu đạo, hoặc tổn thương niệu quản
    • Rò miệng nối
    • Tụ dịch hoặc ổ abces tồn dư
    • Tổn thương niệu quản hoặc trực tràng (mà trong mổ không phát hiện ra)
    • Tụ dịch bạch huyết, phù hạch huyết
    • Thuyên tắc tĩnh mạch sâu, thuyên tắc phổi.
  • Biến chứng sau khi ra viện
    • Tiểu không kiểm soát
    • Rối loạn cương dương (liệt dương)
    • Hẹp cổ bàng quang

Phần 3: Theo dõi sau ra viện

Phụ lục 5

3.1. Tiêu chuẩn xuất viện

  •  Đối với bệnh nhân phẫu thuật cắt tiền liệt tuyến triệt căn
    • Bệnh nhân tỉnh táo, huyết động ổn định.
    • Không có biến chứng
    • Tự tiểu sau khi rút sonde tiểu
    • Không nhiễm trùng
  • Đối với bệnh nhân điều trị xạ trị hoặc nội tiết
    • Không có biến chứng của xạ trị và nội tiết

3.2. Hướng điều trị tiếp theo

Theo dõi sau điều trị

  •   Sau phẫu thuật hoặc xạ trị triệt căn
    • Xét nghiệm PSA mỗi 3-6 tháng trong 5 năm, sau đó mỗi 6 tháng – 1 năm
    • Thăm trực tràng hằng năm; có thể không cần nếu PSA bình thường.
    • Nếu có di căn hạch; hoặc sau phẫu thuật có nguy cơ cao: Khám lâm sàng, PSA mỗi 1-3 tháng; xạ hình xương mỗi 6 – 12 tháng hoặc khi có triệu chứng.
  •   Điều trị ức chế androgen
    • Khám lâm sàng, xét nghiệm PSA 1 – 3 tháng một lần
    • Định lượng testosterone 3 – 6 tháng một lần
    • Xạ hình xương mỗi 6 – 12 tháng hoặc khi có triệu chứng
    • Các người bệnh nên được sàng lọc đái tháo đường và rối loạn mỡ máu, cũng như nên định kỳ kiểm tra và bổ sung vitamin D và canxi.

Chăm sóc giảm nhẹ

  • Phẫu thuật: Phẫu thuật giải phóng chèn ép do khối u, hoặc do tổn thương di căn xa; phẫu thuật đưa niệu quản qua da, phẫu thuật dẫn lưu bàngquang..
  • Xạ trị chiếu ngoài: Xạ cầm máu, xạ toàn não trong di căn não…
  • Điều trị nội khoa: Giảm đau, điều trị triệu chứng…
  • Chăm sóc tâm lý: Hỗ trợ và động viên tinh thần cho người bệnh để người bệnh có giảm giác nhẹ nhàng hơn, giúp người bệnh vượt qua các lo lắng sợ hãi.Nếu cần thiết có thể khám chuyên khoa tâm thần và điều trị tâm thần hỗ trợ.

3.3. Giáo dục sức khoẻ bệnh nhân 

Tư vấn, giáo dục sức khỏe trước khi thực hiện kỹ thuật

  • Hoàn thiện phiếu giáo dục sức khỏe cho người bệnh và thân nhân.
  • Tư vấn về các Phương pháp điều trị, phương pháp lựa chọn với những ưu nhược điểm của phương pháp.
  • Những biểu hiện bình thường có thể thấy sau phẫu thuật, xạ trị hoặc nội tiết tố
  • Vận động sau mổ (nếu có phẫu thuật)

Tư vấn, giáo dục sức khỏe sau khi thực hiện kỹ thuật

  • Phương pháp phẫu thuật, phương pháp xạ trị
  • Những thay đổi nếu có so với dự kiến ban đầu.
  • Những biểu hiện cần thông báo tới bác sĩ.
  • Thời gian tái khám
  • Chăm sóc tâm lý cho người bệnh

3.4. Ung thư tiền liệt tuyến kháng cắt tinh hoàn

  • Khái niệm
  • Một số khuyến cáo: Nồng độ testosterone trong huyết thanh < 50 ng/dL hay < 1.7 nmol/ L và kèm theo ít nhất một trong 2 tiêu chuẩn:
    • Tăng PSA trong 3 lần định lượng liên tiếp, cách nhau mỗi tuần, với 2 lần tăng 50% so với giá trị cực tiểu, PSA > 2 ng/ml. Ngưng kháng Androgen ít nhất 4 tuần với Flutamide và 6 tuần với Bicalutamide. Tiến triển PSA mặc dù thay đổi điều trị nội tiết
    • Tiến triển hình ảnh: Xuất hiện từ hai tổn thương xương mới trên xạ hình trở lên hoặc tiến triển các tổn thương không phải xương theo tiêu chuẩn RECIST
  • Các thuốc điều trị
    • Thuốc nội tiết: abiraterone, enzalutamide
    • Thuốc gây độc tế bào: Docetaxel, mitoxantrone, cabazitaxel
    • Dược chất phóng xạ: Radium 233
    • Thuốc nhắm tổn thương hủy xương: Zoledronic acid, Denosumab
Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị ung thư tuyến tiền liệt từ các chuyên gia đầu ngành
Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị ung thư tuyến tiền liệt từ các chuyên gia đầu ngành

Phụ lục 1

Checklist chẩn đoán và điều trị ung thư tuyến tiền liệt

Hướng dẫn: Tiêu chuẩn:  Mỗi HSBA được đánh giá là Đạt theo checklist phải đảm bảo các tiêu chuẩn sau đây 

  • Những tiêu chí có đánh dấu *: là tiêu chuẩn bắt buộc phải đạt trong quá trình đánh giá (nếu chỉ cần 1 trong những tiêu chí có dấu * không đạt  thì coi như HSBA đó là ko đạt). 
  • Đảm bảo về số lượng những tiêu chí còn lại (không có dấu sao) đạt 90%. 

Tài liệu tham khảo

  1. Bogermann C, Loertzer H, Hammerer P et al. [ Problems, objective, and substance of early detection of prostate cancer]. Urologe A 2010 Fe; 49(2):181-9.[Article in German]
  2. EAU – ESTRO – ESUR – SIOG Guidelines on Prostate Cancer 2018
  3. NCCN Clinical Practice Guidelines In Oncology: Prostate Cancer, Version 2.2019
  4. NCCN Clinical Practice Guidelines In Oncology: Prostate Cancer, Version 2.2021
  5. Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị ung thư tuyến tiền liệt, 3130/QĐ-BYT ngày 17 tháng 7 năm 2020
  6. Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị ung thư tuyến tiền liệt, Hội Tiết niệu và Thận học Việt nam năm 2014.
  7. Andrew Fuller, MBBS, FRACS, Stephen E. Pautler, BSc, MD, FRCSC ; Complications following robot-assisted radical prostatectomy in a prospectiveCanadian cohort of 305 consecutive cases. Can Urol Assoc J 2013;7:116-21
  8. Mohler JL, Armstrong AJ, Bahnson RR, et al. Prostate cancer. Version 1.2016. J Natl Compr Canc Netw. 2016;14:19-30

Những quy trình chuyên môn liên quan

  1. Quy trình sinh thiết tiền liệt tuyến qua trực tràng dưới hướng dẫn siêu âm
  2. Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị ung thư tuyến tiền liệt
  3. Quy trình nội soi Robot cắt tiền liệt tuyến
  4. Hướng dẫn chuẩn bị người bệnh trước phẫu thuật Tiết niệu
  5. Quy trình chụp cộng hưởng từ tiền liệt tuyến có tiêm tương phản

Bản quyền và thương hiệu: Thông tin và hình ảnh trên website thuộc quyền sở hữu của Vinmecdr. Việc sao chép, sử dụng phải được Vinmecdr chấp thuận trước bằng văn bản. Miễn trừ trách nhiệm: Tất cả những tư liệu được cung cấp trên website này đều mang tính tham khảo. Do đó, nội dung và hình ảnh sẽ được thay đổi, cập nhật và cải tiến thường xuyên mà không phải thông báo trước. Vinmecdr không bảo đảm về độ chính xác cũng như sự hoàn thiện về thông tin. Chúng tôi không chịu trách nhiệm pháp lý cho những thiệt hại xuất hiện trực tiếp hay gián tiếp từ việc sử dụng hoặc hành động dựa theo những thông tin trên hoặc một số thông tin xuất hiện trên website này. Vinmecdr không chịu trách nhiệm pháp lý về những sai sót, lỗi chính tả… do nhập liệu cùng với những sự cố khách quan khác như: nhiễm virus, hành vi phá hoại, ác ý… xảy ra trên website này cũng như các website liên kết, nếu có. Đường link liên kết Vinmecdr sẽ không chịu trách nhiệm hay có nghĩa vụ pháp lý dưới bất kỳ hình thức nào về nội dung của những website không thuộc Vinmecdr đựợc liên kết với website www.vinmecdr.com, bao gồm các sản phẩm, dịch vụ và những mặt hàng khác được giới thiệu thông qua những website đó.

facebook
499

Bài viết liên quan

Bình luận0

Đăng ký
Thông báo về
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận

Bài viết cùng chuyên gia