MỚI

Clinical pathway chẩn đoán và điều trị thủng màng nhĩ

Ngày xuất bản: 18/04/2022

Clinical pathway chẩn đoán và điều trị thủng màng nhĩ áp dụng cho Bác sĩ, Điều dưỡng chuyên ngành Tai mũi họng

Người Thẩm Định: Phùng Nam Lâm Người Phê Duyệt: Phùng Nam Lâm Ngày phát hành: 03/08/2021

Phần 1: Đánh giá và chẩn đoán thủng màng nhĩ

Phụ lục A  Phụ lục B Phụ lục C

Phần 2. Điều trị thủng màng nhĩ

Phụ lục D Phụ lục E

2.1. Lựa chọn kháng sinh điều trị trong VTG mạn có lỗ thủng

  • Đối với bệnh nhân trên 18 tuổi, ưu tiên kháng sinh nhóm Quinolone đường hô hấp. Liều Levofloxacin liều 500 – 750mg/ ngày.
  • Đối với bệnh nhân dưới 18 tuổi, Ưu tiên sử dụng các nhóm kháng sinh: Augmentin 2000mg/ ngày. Clarithromycin 1000mg/ngày. Cefuroxime 1000mg/ ngày
  • Đối với các trường hợp không đáp ứng với các thuốc kháng sinh thông thường, cần phải thực hiện nuôi cấy dịch mủ trong hòm nhĩ để làm kháng sinh đồ.
Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị thủng màng nhĩ từ các chuyên gia đầu ngành
Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị thủng màng nhĩ từ các chuyên gia đầu ngành

2.2. Các phương pháp điều trị thủng màng nhĩ

  • Điều trị nội khoa
    • Vệ sinh tai, dùng thuốc kháng sinh, chống viêm tại chỗ
    • Dùng kháng sinh toàn thân bằng đường uống hoặc đường tĩnh mạch theo kết quả kháng sinh đồ, kết hợp vệ sinh tai nếu tình trạng điều trị tại chỗ không cải thiện
    • Khi tình trạng vẫn không cải thiện, can thiệp phẫu thuật để lấy bỏ tổ chức viêm trong tai giữa
  • Điều trị phẫu thuật
    • Phẫu thuật vá nhĩ đơn thuần, phẫu thuật có chỉnh hình xương con, phẫu thuật tiệt căn xương chũm khi có cholesteatoma lan rộng
    • Với những trườn hợp không có tình trạng nhiễm trùng: Kháng sinh dự phòng trước phẫu thuật
    • Với những bệnh nhân bị nhiễm trùng, bệnh tích cholesteatoma cần duy trì kháng sinh điều trị 5 – 7 ngày sau mổ
    • Cho ăn bình thường sau mổ 2h nếu bệnh nhân không có buồn nôn, chóng mặt
    • Vận động sớm sau mổ

2.3. Chuẩn bị cho bệnh nhân trước mổ

  • Nhịn ăn uống trước giờ phẫu thuật theo quy trình hướng dẫn của gây mê
  • Cạo tóc vùng sau tai chuẩn bị cho quá trình phẫu thuật
  • Hoàn thành hồ sơ mổ theo đúng quy trình

2.4. Xử trí tai biến/ biến chứng trong và sau phẫu thuật

  • Chảy máu: Chảy máu ít chỉ cần băng ép, chảy máu nhiều cần mổ lại đốt cầm máu
  • Tổn thương ống bán khuyên ngoài: Dùng cân cơ thái dương, bột xương che phủ
  • Tổn thương làm hở màn não có thể nguy cơ chảy dịch não tủy: Che phủ cân cơ, dùng keo sinh học
  • Tổn thương dây VII: Nếu đứt rời phải khâu phục hồi, nếu đứt bán phần thì mở bao thần kinh, điều trị chống phù nề sau mổ
  • Nhiễm trùng sau phẫu thuật: Kháng sinh tĩnh mạch
  • Thủng màng nhĩ tái phát: Đánh giá lại bệnh tích, sử dụng các vật liệu khác như màng sụn, sụn thay thế.

Phần 3: Theo dõi sau mổ, ra viện

3.1. Tiêu chuẩn khi mổ tai giữa

  • Người bệnh tỉnh táo, ăn uống bình thường
  • Dấu hiệu sinh tồn ổn định
  • Không chóng mặt
  • Vết mổ khô

3.2. Theo dõi sau ra viện 

3.3. Giáo dục sức khỏe bệnh nhân 

  • Thủng màng nhĩ là bệnh lý thường gặp, có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, phẫu thuật sẽ ngăn ngừa được tình trạng viêm tái phát. Chẩn đoán tình trạng thủng màng nhĩ đúng giai đoạn giúp ngăn ngừa bệnh tái phát, tránh biến chứng, phục hồi sức nghe
  • Với sự hỗ trợ của kỹ thuật, tỉ lệ thành công phẫu thuật ngày càng cao, tuy nhiên vẫn luôn có tỉ lệ thất bại và biến chứng sau phẫu thuật
  • Cần giải thích cho bệnh nhân phương pháp phẫu thuật, những nguy cơ của phẫu thuật, những thay đổi có thể phải thay đổi phương pháp phẫu thuật
  • Hướng dẫn cách chăm sóc khi ra viện: Tránh nước vào tai, nếu có những dấu hiệu bất thường cần khám lại sớm
  • Theo dõi định kỳ sau mổ là rất quan trọng để đánh giá bệnh tái phát đặc biệt trên bệnh tích có Cholesteatoma

Phụ lục 1. Checklist Chẩn đoán và điều trị thủng màng nhĩ Hướng dẫn: Tiêu chuẩn: Mỗi HSBA được đánh giá là Đạt theo checklist phải đảm bảo các tiêu chuẩn sau đây:

  • Những tiêu chí có đánh dấu *: là tiêu chuẩn bắt buộc phải đạt trong quá trình đánh giá (nếu chỉ cần 1 trong những tiêu chí có dấu * không đạt thì coi như HSBA đó là không đạt)
  • Đảm bảo về số lượng những tiêu chí còn lại (không có dấu sao) đạt 90%

Tài liệu tham khảo 

  • Salah Mansour, Jacques Magnan, Karen Nicolas, Hassan Haidar (2018). Chronic Suppurative Otitis Media, Middle Ear Diseases, 6, pp .205-288
  • www.uptodate. Chronic suppurative otitis media: Treatment, complications, and prevention
  • Verhoeff M, vander Veen EL, Rovers MM, etal. Chronic supparative otitis media: a review. Int J Pediatr Otorhinolaryngol 2006. 70

Những quy trình chuyên môn liên quan 

Bản quyền và thương hiệu: Thông tin và hình ảnh trên website thuộc quyền sở hữu của Vinmecdr. Việc sao chép, sử dụng phải được Vinmecdr chấp thuận trước bằng văn bản. Miễn trừ trách nhiệm: Tất cả những tư liệu được cung cấp trên website này đều mang tính tham khảo. Do đó, nội dung và hình ảnh sẽ được thay đổi, cập nhật và cải tiến thường xuyên mà không phải thông báo trước. Vinmecdr không bảo đảm về độ chính xác cũng như sự hoàn thiện về thông tin. Chúng tôi không chịu trách nhiệm pháp lý cho những thiệt hại xuất hiện trực tiếp hay gián tiếp từ việc sử dụng hoặc hành động dựa theo những thông tin trên hoặc một số thông tin xuất hiện trên website này. Vinmecdr không chịu trách nhiệm pháp lý về những sai sót, lỗi chính tả… do nhập liệu cùng với những sự cố khách quan khác như: nhiễm virus, hành vi phá hoại, ác ý… xảy ra trên website này cũng như các website liên kết, nếu có. Đường link liên kết Vinmecdr sẽ không chịu trách nhiệm hay có nghĩa vụ pháp lý dưới bất kỳ hình thức nào về nội dung của những website không thuộc Vinmecdr đựợc liên kết với website www.vinmecdr.com, bao gồm các sản phẩm, dịch vụ và những mặt hàng khác được giới thiệu thông qua những website đó.

facebook
557

Bài viết liên quan

Bình luận0

Đăng ký
Thông báo về
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận

Bài viết cùng chuyên gia